OSCE: Ukraine đối mặt nguy cơ chiến tranh toàn diện
Đặc phái viên của Tổ chức vì An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE), bà Heidi Tagliavini cảnh báo bên cạnh những tín hiệu đáng khích lệ cho thấy thỏa thuận ngừng bắn đang được giữ vững, Ukraine vẫn phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh toàn diện.
Đoàn xe quân sự của lực lượng chính phủ Ukraine chuẩn bị rút về Debaltseve – Ảnh: Reuters
Dù giao tranh đã hạ nhiệt ở miền đông Ukraine, tù nhân được trả tự do và các bên bắt đầu rút vũ khí hạng nặng, nhưng bà Tagliavini vẫn nhận định tình hình Ukraine không ổn định, “những dấu hiệu đáng khích lệ” có thể bị đảo ngược và Ukraine vẫn phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh toàn diện.
Kiev cho biết, 3 lính Ukraine đã thiệt mạng trong những đợt giao tranh giữa lực lượng quân chính phủ Ukraine và phe ly khai vào ngày 27.2, đe dọa thỏa thuận ngừng bắn trước đó.
Đại sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc Yuriy Sergeyev cho biết: “Chúng tôi nghi ngờ mục tiêu sắp tới của phe ly khai là tái chiếm Mariupol”. Mariupol là thành phố cảng chiến lược liên kết miền đông Ukraine với Crimea (đã sáp nhập vào Nga).
Video đang HOT
“Nếu những khẩu súng không im tiếng, thì sẽ không có hy vọng cho ổn định tình hình, huống chi là hòa bình”, bà Tagliavini cho hay.
Quan sát viên OSCE (áo xanh) ghi nhận việc Ukraine rút vũ khí hạng nặng – Ảnh: Reuters
Theo AFP, OSCE triển khai 450 quan sát viên ở Ukraine. 300 trong số này có mặt tại tỉnh Donetsk và Lugansk, hai địa điểm quan trọng của phe ly khai ở miền đông Ukraine.
Cũng theo thỏa thuận ngừng bắn ngày 12.2, các nhóm OSCE có nhiệm vụ theo dõi các bên có tuân thủ thỏa thuận hay không, đồng thời đảm bảo hai bên rút vũ khí hạng nặng ra khỏi đường giới tuyến ở khu vực chiến sự.
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã tiến hành 30 cuộc họp bàn về xung đột Ukraine kéo dài từ tháng 4.2014 đến nay khiến gần 5.800 người thiệt mạng.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Lệnh ngừng bắn "về cơ bản" được tuân thủ tại đông Ukraine
Lãnh đạo Pháp và Đức nhận định thỏa thuận ngừng bắn tại đông Ukraine về cơ bản được thực thi dù vẫn còn một số va chạm mang tính địa phương. Tổ chức OSCE bổ sung lệnh ngừng bắn được tuân thủ, trừ một số nơi như Debaltseve và Lugansk.
Lính Ukraine chơi bóng trên tuyến đường dẫn đến thị trấn Debaltseve. (Ảnh:AFP)
Hãng tin BBC dẫn thông báo của văn phòng Tổng thống Pháp ngày 15/2 cho biết Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel, hai vị lãnh đạo có công thúc đấy ký kết thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 15/2, khẳng định các bên xung đột về cơ bản đã tuân thủ lệnh ngừng bắn, đồng thời kêu gọi các bên nỗ lực giải quyết tình trạng một số vụ đụng độ mang tính địa phương vẫn đang tiếp diễn.
Thông báo ngày 15/2 của điện Elysee cho biết lãnh đạo 4 nước tuần trước tham gia cuộc hội đàm thượng đỉnh tại Minsk (Belarus) - Nga, Ukraine, Pháp, Đức - cùng ngày đã tiếp tục bàn thảo về tình hình tại đông Ukraine.
Thủ tướng Merkel và Tổng thống Hollande đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko, nhất trí thi hành các bước tiếp theo để thi hành thỏa thuận đình chiến mới được ký kết tại Minsk vài ngày trước đó.
Trong khi đó, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho rằng lệnh ngừng bắn căn bản được thực thi ở đông Ukraine, trừ một số khu vực như thị trấn Debaltseve và thành phố Lugansk.
Ông Michael Bociurkiw, từ OSCE, cho hay lệnh nhìn chung được tôn trọng, nhưng còn một số vụ việc. Ông nói: "Hiện vẫn còn nhiều vụ pháo kích và tôi tin rằng chúng còn tiếp tục diễn ra".
Ông Bociurkiw cho biết việc vi phạm diễn ra tại thị trấn Debaltseve, nơi đạn pháo vẫn nổ ra sau khi lệnh ngừng bắn được thi hành. Ông cho biết phe ly khai ở đông Ukraine từ chối cho các quan sát viên OSCE tiếp cận thị trấn đang bị bao vây này. Lực lượng ly khai giữ lập trường rằng lệnh không áp dụng cho Debaltseve, nơi giao tranh diễn ra dữ dội nhất trong những tuần gần đây.
Hôm 12/2, sau 17 tiếng nhóm họp tại thủ đô Minsk của Belarus, lãnh đạo 4 nước Nga, Pháp, Đức và Ukraine thống nhất một bản thỏa thuận hòa bình, trong đó có điều khoản yêu cầu các bên liên quan trong khủng hoảng ở đông Ukraine phải ngừng bắn, bắt đầu từ ngày 15/2. Việc tuân thủ lệnh ngừng bắn mới này có ý nghĩa quyết định trong lộ trình hòa bình cho miền đông Ukraine.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
Hậu "Thỏa thuận Normandy", Nga-Pháp "hỉ hả" giao nhận Mistral Ngày 12-2, cuộc hội đàm trong định dạng "Bộ tứ Normandy" đã kết thúc tốt đẹp với nhóm 13 giải pháp đem lại hòa bình cho Ukraine. Tâm trạng của Kiev và lãnh đạo ly khai Donbass ra sao thì chưa ai biết, nhưng Nga và Pháp đã có thể "hỉ hả" bắt tay hoàn tất thương vụ Mistral. Cuối ngày 12-2, các...