Oral sex và nguy cơ rước bệnh
Oral sex còn gọi là tình dục đường miệng hay khẩu giao, là hình thức quan hệ tình dục (QHTD) có sử dụng miệng (bao gồm môi, răng và lưỡi) tiếp xúc với các cơ quan sinh dục (dương vật, âm đạo), đó cũng là cách QHTD có nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Ngày nay, oral sex chẳng còn xa lạ trong đời sống tình dục. Oral sex không chỉ thịnh hành trong giới trẻ, những cặp vợ chồng trung niên bắt đầu gặp các trục trặc với chuyện chăn gối như khô âm đạo hay xuất tinh sớm cũng tìm đến oral sex như một cứu cánh nhằm tìm kiếm cảm xúc mới lạ. Giới đồng tính cũng chọn kiểu yêu này để làm hài lòng nhau do mang lại nhiều khoái cảm.
Cũng có những suy nghĩ cho rằng, oral sex an toàn và không để lại hậu họa về sau. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, oral sex chưa bao giờ là phương án an toàn, nếu không được bảo vệ, nó có thể khiến miệng và bộ phận sinh dục nhiễm và mắc nhiều bệnh hơn. Thực chất oral sex chỉ có thể phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn chứ không thể ngăn ngừa sự lây lan của các căn bệnh lây qua đường tình dục.
Nguy cơ nhiễm bệnh do oral sex
Tình dục miệng có thể lây lan các loại bệnh như quan hệ đường âm đạo. Hơn nữa, bệnh và vùng miệng có thể nhiễm ngược virut, vi khuẩn từ cơ quan sinh dục.
Tất nhiên, không phải cứ oral sex là bạn sẽ bị lây bệnh tình dục, bạn chỉ bị lây bệnh nếu bạn tình mắc bệnh và bộ phận sinh dục hoặc cổ họng của bạn đang có những vết trầy xước nhỏ hoặc vết thương hở. Tuy nhiên, khi oral sex, âm đạo và dương vật rất dễ bị tổn thương do những ma sát của răng, chính vì vậy khả năng lây càng cao. Các bệnh dễ mắc nhất là:
Nhiễm HPV và nguy cơ ung thư: HPV (Human Papilloma Virus – virut gây u nhú ở người) là một virut rất nguy hiểm, chúng lây truyền khá nhanh và được biết đến như là một trong những nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục hoặc ung thư cổ tử cung.
Nếu bạn oral sex với bạn tình có sẵn HPV trong miệng, bạn sẽ nhiễm HPV và ngược lại, họng cũng nhiễm HPV từ cơ quan sinh dục. Như mọi loại virut khác, không phải ai mắc virut HPV cũng bị ung thư, chỉ những người có thể trạng yếu, thường xuyên bị stress, hệ miễn dịch suy yếu, khiến virut HPV phát triển thành bệnh ung thư tử cung hoặc ung thư vòm họng.
Video đang HOT
Nhiễm bệnh tình dục ở miệng: Khi bị nhiễm bệnh tình dục ở miệng, rất nhiều người có những triệu chứng sau đây: phát ban, mẩn đỏ, lở loét… ở trong khoang miệng. Gặp khó khăn trong việc nuốt. Ho ra máu, khàn giọng. Có khối u trong má hoặc ở cổ… Ngoài ra. nếu thấy các triệu chứng như hôi miệng trầm trọng, cổ họng hay bị đau, ngứa rát… thì bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt nhất.
Bệnh giang mai: Đây là chứng bệnh đặc biệt nghiêm trọng với tình dục miệng. Theo thống kê của các nhà khoa học Hoa Kỳ, có đến 15% số bạn trẻ nước này mắc phải giang mai qua oral sex. Bệnh này thường phát triển không có dấu hiệu rõ ràng nên khả năng phát hiện sớm rất khó.
Bệnh mụn rộp: Quan hệ đường âm đạo và đường miệng đều có khả năng lây nhiễm hai loại virut mụn rộp cơ bản là HSV1 và HSV2. Tuy nhiên, oral sex có nguy cơ lây lan virut mụn rộp nhanh và rộng hơn, kể cả trong giai đoạn ủ bệnh.
Nhiễm HIV: Mặc dù quan hệ bằng miệng an toàn hơn so với quan hệ qua âm đạo hoặc hậu môn nhưng nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này vẫn khá cao do oral sex.
Viêm gan B: Virut viêm gan B rất dễ lây lan qua tình dục miệng. Khi đã mắc phải virut viêm gan B từ bạn tình, bạn cũng có nguy cơ mắc cả viêm gan A.
Tổn thương vùng kín: Khi oral sex, do quá ngẫu hứng mà bạn có những hành động quá mạnh, khiến răng và môi tiếp xúc một cách thô bạo tới vùng kín gây nên những tổn thương. “Cô bé”, “cậu bé” có thể bị chảy máu, ngứa, nổi mẩn đỏ, dễ dẫn tới nhiễm khuẩn. Khi vùng kín bị tổn thương, những vi khuẩn sẵn có, cư trú ở cổ họng, trong khoang miệng sẽ nhanh chóng thâm nhập và gây nên những bệnh phụ khoa ở cả nam và nữ.
Làm gì để oral sex an toàn?
Để oral sex an toàn, cần tránh quan hệ với bạn tình khi có dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục như rạn da, mụn nhọt, lở loét…
Nếu trong miệng có vết thương hở, thì không nên thử oral sex vì nguy cơ lây truyền bệnh rất cao. Nên sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng.
Các chuyên gia gợi ý cho bạn những loại bao cao su hoặc màng chắn miệng có hương thơm sẽ kích thích giao hợp. Bạn cũng nên thật nhẹ nhàng trong giao hợp bằng miệng.
Rửa tay và bộ phận sinh dục thật sạch trước và sau khi oral sex sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc các bệnh liên quan. Khi oral sex, nam giới nên tránh việc xuất tinh trong miệng bởi nó giúp tránh nguy cơ lây lan bệnh.
Sau khi oral sex, không nên đánh răng ngay bởi khi nướu hoặc lợi bị tổn thương, virut sẽ dễ dàng xâm nhập. Chỉ nên oral sex với người mà bạn tin tưởng, không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
Theo SKDS
Cách phòng chống bệnh giang mai
TRT-5, một nhóm gồm 8 hiệp hội chống AIDS đã ban hành một thông cáo trong đó nhóm này hết sức lo lắng đến việc ngừng điều trị hiệu quả đối với bệnh giang mai. Điều này có thể làm tăng nguy cơ căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục này xuất hiện trở lại.
Bệnh giang mai đã gần như biến mất tại Pháp nhưng nó xuất hiện trở lại tại nước này từ năm 2000. Theo số liệu thống kê, hơn 850 trường hợp đã được chẩn đoán mắc bệnh giang mai năm 2012 so với khoảng ba mươi ca năm 2000. Tại một số nước khác cũng xuất hiện tình trạng này, trong đó có Mỹ, nơi có hơn 16.000 người bị mắc bệnh từ năm 2005 đến năm 2013, theo một báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của nước này.
Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum pallidum. Là bệnh lây nhiễm, nó được truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn (âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng), nó cũng lây qua đường máu và qua nhau thai (giữa mẹ và con trong khi mang thai). Đó là lý do tại sao phải phát hiện ra bệnh để tránh bị lây nhiễm.
Một khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh có thể dài hơn hay ngắn hơn trước khi bệnh bùng phát, thời gian này trung bình là khoảng 3 tuần. Vi khuẩn nhân lên trước khi đi du lịch trong các mô và màng nhầy của cơ thể để đến máu và hệ bạch huyết. Lây nhiễm chia làm nhiều giai đoạn: thời kỳ ủ bệnh, tiềm tàng và thời kỳ chuyển tiếp.
Triệu chứng bệnh
Thời kỳ ủ bệnh giang mai luôn luôn không có dấu hiệu rõ ràng. Các triệu chứng thường gặp nhất là tổn thương da ở vùng tiếp xúc, nói cách khác, khu vực đầu vào của vi khuẩn. Tổn thương được gọi là "săng" hay vết loét và thường bị ở dương vật, âm đạo và hậu môn. Nó cũng có thể không nhìn thấy được và ở niệu đạo hoặc cổ tử cung.
Vết loét là mụn rỗng màu hồng, thường chỉ có một, không đau và không ngứa. Sau một vài ngày, nó gây viêm, không đau ở các hạch bạch huyết gần nó. Tất cả các vết loét này lây lan và có thể kéo dài vài tuần nếu bệnh nhân không được điều trị. Và nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn hai.
Giai đoạn hai xuất hiện từ 4-10 tuần sau giai đoạn ủ bệnh do các vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân. Từng bước từng bước, các triệu chứng bệnh đa dạng, biểu hiện ở người này khác người khác. Phổ biến nhất là xuất hiện phát ban nhưng không ngứa niêm mạc và da, nhất là nó xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Phát ban có thể đi kèm với các dấu hiệu tương tự như triệu chứng củabệnh cúm : sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ. Rụng tóc cũng có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, bệnh giang mai thứ cấp cũng gây ra viêm mắt. Những triệu chứng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị, điều này không có nghĩa là bệnh đã khỏi.
Giai đoạn tiến triển bệnh
Bệnh giang mai có thể xuất hiện trở lại liên tục trong vòng vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Khi không được điều trị, sau một vài năm, bệnh này tiếp tục phát triển đến một giai đoạn nghiêm trọng hơn, gọi là giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn này hiện nay rất hiếm gặp ở các nước phát triển.
Trước khi giai đoạn cao hơn, bệnh giang mai trải qua giai đoạn tiềm ẩn trong đó không có triệu chứng nào xuất hiện, mặc dù lây nhiễm có thể tiếp tục phát triển. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm. Nếu không được điều trị, bệnh giang mai nghiêm trọng hơn sau 3-15 năm, ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể người bệnh nói chung. Có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng về tim mạch, thần kinh, xương và khớp.
Bệnh giang mai có thể gây chết người và cũng làm tăng nguy cơ nhiễm virus HIV.
Cách điều trị
Ngay từ giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể được chẩn đoán bệnh bằng cách tìm vi khuẩn trong trường hợp tổn thương da hoặc xét nghiệm máu. Sau khi chuẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh dòng penicillin. Bệnh nhân sẽ được tiêm một mũi duy nhất vào bắp (hiệu quả của nó là hơn 90%). Tuy nhiên, họ sẽ khá đau đớn. Trong một số trường hợp, họ được chỉ định tiêm ba mũi cách nhau.
Sau khi tiêm, bệnh nhân sẽ phải tiến hành lấy máu xét nghiệm để các bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị. Các đối tác tình dục của bệnh nhân bị mắc bệnh cũng cần được tiến hành sàng lọc (kiểm tra) và điều trị nếu cần thiết.
Bệnh nhân dễ lây nhiễm bệnh giang mai cho người khác khi vi khuẩn đãxâm nhập vào cơ thể họ. Hiện nay chưa có vắc-xin chủng ngừa bệnh giang mai. Do đó cách duy nhất là sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su) trong sinh hoạt tình dục và cần kiểm tra (sàng lọc) thường xuyên.
Theo Vnmedia
Sex và một số băn khoăn về HIV/AIDS Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, giang mai, mụn rộp sinh dục, hạ cam đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV, vì HIV rất thích xâm nhập vào những tế bào ở những bệnh này. Lở loét ở cơ quan sinh dục làm tăng cơ may bị nhiễm HIV lên 5 - 10 lần vì người bị nhiễm...