Oprah Winfrey đã phải xin lỗi như thế nào?
“Tôi đã từ bỏ quan điểm cho rằng sự thật không phải là một vấn đề quan trọng gì nhiều”, bà nói, “Và tôi thành thật xin lỗi vì bản thân tôi cũng không tin vào điều đó”.
Năm 2006, một tác giả người Mỹ đã “thêm mắm dặm muối” cho một cuốn hồi kí đặc sắc. Cuốn sách được giới thiệu trong show truyền hình của Oprah Winfrey. Bà bảo vệ quan điểm thể hiện trong cuốn sách, rằng có thể chấp nhận được khi nói dối vì mục đích cao cả hơn. Nhưng hai tuần sau, bà đã phải công khai xin lỗi ngay trong show của mình.
Oprah Winfrey: “Tôi đã từ bỏ quan điểm cho rằng sự thật không phải là một vấn đề quan trọng gì nhiều.Và tôi thành thật xin lỗi vì bản thân tôi cũng không tin vào điều đó”.
Trong một thế giới mà bất cứ ai đều có thể trở thành một nguồn thông tin, và truyền thông trở thành nguồn cung cấp tin tức lớn khủng khiếp, thì ngày càng có nhiều thông điệp sai lệch được đưa ra. Thông điệp sai có thể là kết quả của nhiều thứ: sự vô tình, tâm lý, có mục đích và vụ lợi…vv..
Tác giả Brooks Jackson (nhà báo chuyên về chính sách công, viết cho Associated Press, Wall Street Journal và CNN) và Giáo sư ngành truyền thông Kathleen Jamieson chỉ ra một loạt các thông tin sai lệch đã được cung cấp trên truyền thông Mỹ tại các cuộc bầu cử, quảng cáo hay các loại tin tức khác. Hai tác giả phân tích thông tin sai đã tác động đến những phiếu bầu và tỉ lệ ủng hộ như thế nào, đã làm “thâm hụt” túi tiền của người tiêu dùng và tổn hại sức khỏe của họ ra sao.
Một điểm tai hại nữa, đó là thông tin sai không được xử lý kịp thời. Mặc dù tại Mỹ, các cơ quan giám sát, tòa án đã thụ lý thành công nhiều vụ việc, nhưng thông thường, thông tin sai đã kịp gây ảnh hưởng có hậu quả đến người nghe trước khi sự việc được đính chính, phanh phui hoặc làm sáng tỏ.
Hai ông cũng phân tích yếu tố tâm lý “điều mà bạn muốn tin”, thể hiện bằng những định kiến, những kinh nghiệm cá nhân và cả những mong muốn sẵn có trong tiềm thức… đã khiến người ta tự giới hạn mình.
“ Hãy tránh xa sự lừa dối!”. Đó là thông điệp kết luận của cuốn sách “ Thế giới lọc lừa” ( Finding Facts in a World of Disinformation – 2007). Cuốn sách được đánh giá 4.5 sao trên Amazon. Hai tác giả đã sáng lập ra website FactCheck.org từ năm 2003 và tiếp tục duy trì nó đến ngày nay. Bài báo mới nhất của Brooks Jackson trên tờ The Guardian Anh Quốc (6/2012) về bầu cử Mỹ 2012 có nhan đề “Fact-checking the truthiness of the 2012 campaign”
* Những trích đoạn dưới đây nằm trong cuốn sách “Thế giới lọc lừa” (NXB Tri Thức), tác giả Brooks Jackson và Kathleen Jamieson do dịch giả Lê Thành Lương chuyển ngữ từ tiếng Anh.
* Ứng viên có tiền sử tâm thần, hay trò lừa dối? (*)
Một số người tin rằng các chính trị gia có thể bị kiện khi những lời phỉ báng nhằm vào đối thủ của họ đi quá xa sự thật. Những người đó cũng cho rằng, các biện pháp này có thể bảo vệ được cử tri. Thực tế không phải vậy!
Video đang HOT
Tòa án hành động quá chậm chạp trước những tình huống như thế. Thông thường, tòa án cho phép các ứng cử viên được bảo vệ quyền tự do phát ngôn dưới ảnh hưởng của Hiến pháp Mỹ. Do đó, hiếm khi có chuyện kiện cáo đối với những tuyên bố sai sự thật trong chính trị, và đương nhiên, người thiệt thòi chính là các cử tri.
Sau đây là ví dụ về một trường hợp điển hình đã từng xảy ra. Trong quá trình diễn ra chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1964, Barry Goldwater, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đã kiện tạp chí FACT vì họ đã nói rằng ông có tiền sử mắc bệnh hoang tưởng nghiêm trọng, và không thích hợp cho các vị trí lãnh đạo cao cấp.
Goldwater đã giành chiến thắng trong vụ kiện, nhưng quyết định cuối cùng chỉ được đưa ra rất lâu sau khi Lyndon Johnson giành chiến thắng tuyệt đối trước ứng viên này. Như vậy, với những ai tin vào tờ tạp chí và bỏ phiếu chống Goldwater, phán quyết của tòa án không có tác dụng gì.
Quan điểm của tòa án trong trường hợp này là, các cử tri là những người đã trưởng thành và có đủ khả năng nhận định chính xác về bất kì trường hợp gây tranh cãi nào, ngay cả khi có những gian lận. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bản thân họ.
* Mức trung bình, con số lập lờ?
Đôi khi, con số “trung bình” cũng là vấn đề đáng xem xét. Tổng thống Bush công khai kế hoạch cắt giảm thuế của mình trước dư luận với tuyên bố “mức cắt giảm trung bình” sẽ là 1.586 đô la. Nhưng hầu hết trong chúng ta sẽ không bao giờ thấy được con số đó.
Một nửa số người đóng thuế của nưóc Mỹ sẽ được giảm 470 đô la hoặc í hơn, theo thống kê của Trung tâm chính sách thuế, một tổ chức hoạt động độc lập, Bush không nói dối, chỉ là ông dùng một xảo thuật toán thông thường.
Khi mọi người nghe được từ “trung bình”, họ sẽ nghĩ “điển hình”. Nhưng trung bình không hoàn toàn là điển hình, đặc biệt là khi xét tới thuế thu nhập liên bang. Những người rất giàu trả một phần thuế rất lớn và đương nhiên là được hưởng lợi lớn hơn từ những khoản thuế được cắt giảm.
Để nhận thức rõ hơn về kỹ xảo “tính trung bình”, chúng ta cùng xem xét một ví dụ được đơn giản hóa sau đây. Hãy tưởng tượng một thị trấng có 1.000 dân sinh sống. Trong đó có một người cực kì giàu có mà chúng ta gọi là Gil Bates. Năm nay, mọi người được cắt giảm thuế với mức là 10 đô la mỗi người. Nhưng ông Bates lại được cắt giảm 90.010 đô la.
Thế nào là trung bình? Chia tổng một khoản cắt giảm thuế (100.000 đô la) cho tổng số (1.000 người) và con số trung bình có được là 100 đô la.
Thận trọng và tỉnh táo hơn khi tiếp nhận thông tin trong thời kì bùng nổ.
* Hiệu ứng hình ảnh phủ định ngôn từ?
Nếu đã từng nghe một loại quảng cáo trên tivi giới thiệu về loại thuốc chống suy nhược, Paxil CR, bạn sẽ thấy nó đề cập trực tiếp những hiệu ứng phụ không mấy dễ chịu khi sử dụng thuốc: “ Khi dùng thuốc có thể phát sinh những hiệu ứng phụ như buồn nôn, toát mồ hôi, rối loạn tình dục, mệt mỏi, mất ngủ hoặc buồn ngủ“.
Nhưng nếu bạn chỉ nhìn vào những hình ảnh xuất hiện trên màn hình, bạn sẽ có một ấn tượng hoàn toàn khác. Đó là hình ảnh một cô gái hấp dẫn dắt theo chú chó đi tản bộ trong công việc, chuyện trò với bạn bè, mỉm cười, hoàn toàn không có dấu hiệu suy nhược. Cô ấy không hề toát mồ hôi hay đau quặn bụng. Cô ấy khỏe mạnh, không mệt mỏi. Ánh mắt cô ấy sống động, không có dấu hiệu ủ rũ, và cũng chẳng có lời phàn nàn nào về chứng mất ngủ.
Kết quả là, nhiều người xem có thể chẳng để ý tới những lời cảnh báo, hoặc có nghe thì cũng không coi điều đó là quan trọng.
Theo báo cáo của FTC: “ Người tiêu dùng có thể tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi năm cho những sản phẩm, thiết bị và phương pháp điều trị liên quan tới sức khỏe mà người ta tiếp thị một cách gian lận và thiếu cơ sở khoa học“. Riêng các sản phẩm giảm cân vô tác dụng cũng đã xuất hiện với số lượng không thể thống kê, tới mức mà trong năm 2004, FTC phải tiến hành chiến dịch truy quét “Operation Big Fat Lie”.
Tháng 10 năm 2005, Ủy ban này tuyên bố thu từ các bị đơn 188 triệu đô la đền bù cho người tiêu dùng đã đâm đơn kiện. Và bởi vì FTC chủ yếu giải quyết bằng biện pháp đàm phán, nên kết quả chỉ là 188 triệu đô la, một phần nhỏ trong tổng thu nhập có được từ các sản phẩm giảm cân bất lương ấy.
* Hãy tôn trọng sự thật
Vì một điều đơn giản, bạn sẽ tiết kiệm được tiền. Việc kiểm tra sự thật, như bản chất của hành động, là để phơi bày những tiêu xảo quảng cáo, một phương thuốc chữa cảm lạnh “đã được bệnh viện chứng nhận” thực tế không hề được công nhận, hay một cựu tội phạm bán sách về các phương pháp điều trị bệnh ung thư trên các bản tin thương mại lúc nửa đêm.
Khi vấn đề liên quan tới chính trị, bạn có thể hài lòng với việc biết rằng bạn chọn ứng cử viên của mình trên cơ sở sự thật, không phải vì những tác động của quảng cáo truyền hình. Nó có thể chẳng thay đổi được người bạn bỏ phiếu, nhưng cũng có thể là ngược lại. Hoặc bạn có thể tự tin hơn khi bạn quyết định một lựa chọn chính xác.
Chúng tôi xin trích dẫn lời mà Thượng nghị sĩ New York, Daniel Patrick Monihan hay nói một cách trìu mến: “ Anh có quyền đưa ra ý kiến của mình. Nhưng anh không có quyền với sự thật“.
Đừng ủng hộ những ai không tôn trọng sự thật với việc mua sản phẩm của họ hay bỏ phiếu cho họ. Nhấn mạnh rằng họ cần phải tôn trọng sự thật, tôn trọng bạn, tôn trọng sự thông minh và giác quan nhạy bén của bạn. Nếu ai cũng làm vậy, chúng tôi tin rằng ngay cả các vị lãnh đạo cũng phải tuân theo.
Khi một tổ chức mà bạn ủng hộ mắc sai lầm, hãy lên tiếng và yêu cầu họ sửa chữa, như nhiều người ủng hộ NARAL đã làm khi tổ chức của họ chạy đoạn quảng cáo truyền hình (mà chúng tôi đã đề cập) cáo buộc một cách sai lầm rằng John Roberts ủng hộ bạo lực.
Nếu tất cả các bên trong một cuộc tranh luận chính trị làm điều đó, chất lượng của cuộc thảo luận sẽ nâng lên.
Bạn nghĩ lý thuyết của chúng tôi là ngớ ngẩn? Nó tùy thuộc vào bạn với những minh chứng ủng hộ cho quan điểm đó. Hãy cố gắng làm những điều mà chúng tôi đề cập trong cuốn sách này. Chứng minh là chúng tôi sai đi.
(*) Các tiêu đề phụ do người viết đặt
Vân Sam
Theo Vietnamnet
Top 10 phụ nữ thu nhập cao nhất Hollywood năm 2012
Oprah Winfrey đứng đầu danh sách những người phụ nữ kiếm tiền nhiều nhất Hollywood năm 2012 theo bảng xếp hạng của Forbes.
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 100 người phụ nữ có thu nhập cao nhất làng giải trí Mỹ được tính từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2012. Đứng đầu danh sách thuộc về MC lừng danh Oprah Winfrey với 165 triệu USD. Thứ hai là ca sĩ Brittney Spears với 58 triệu USD. Với 57 triệu USD, nữ ca sĩ xinh đẹp Taylor Swift xếp vị trí thứ 3. Thứ 4 thuộc về nữ MC Ellen Degeneres và ca sĩ Rihanna với 53 triệu USD. Nữ ca sĩ Lady Gaga và Jennifer Lopez đứng thứ 5 với thu nhập bằng nhau là 52 triệu USD.
Cùng điểm lại 10 Sao nữ có thu nhập cao nhất năm 2012:
Nữ MC 58 tuổi Oprah Winfrey kiếm được 165 triệu USD
Brittney Spears có thu nhập 58 triệu USD. Nữ ca sĩ đã có 75 show trong 12 tháng qua, cô còn nhận được cát xê khủng làm giám khảo cuộc thi X Factor, làm đại diện cho hãng nước hoa Elizabeth Arden...
Taylor Swift đứng thứ 3 với 57 triệu USD. Cô tiếp tục kiếm được nhiều tiền từ Album "Speak Now". Ngoài ra nữ ca sĩ còn làm gương mặt đại diện của hãng mỹ phẩm CoverGirl.
Nữ MC Ellen Degeneres với 53 triệu USD đứng vị trí 4
Ca sĩ Rihanna cũng kiếm được 53 triệu USD.
Lady Gaga giành vị trí thứ 6 với 52 triệu USD.
Jennifer Lopez kiếm được số tiền bằng với Gaga. Nữ ca sĩ 43 tuổi thành công trong rất nhiều lĩnh vực như âm nhạc, thời trang, nước hoa, làm giám khảo...
Siêu mẫu Gisele Bundchen xếp thứ 8 với 45 triệu USD. Người đẹp đến từ Brazil đang là gương mặt đại diện của nhiều thương hiệu có tiếng như Pantene, Esprit và Versace.
Katy Perry cũng kiếm được 45 triệu USD
Thẩm phán 69 tuổi Judy Sheindlin kiếm được 45 triệu USD
Phạm Việt
Theo VNN
Những cặp đôi nổi tiếng không bao giờ cưới Một trong những lý do nhiều sao bự không cần đến tờ giấy đăng ký kết hôn là vì các cặp đôi vẫn luôn trao trọn tình yêu cho nhau và đối với họ như thế là đủ. Diane Kruger and Joshua Jackson Kruger đã trải qua cuộc hôn nhân trước đây với nam diễn viên Pháp kiêm đạo diễn Guillaume Canet. Rút...