OpenAI tìm cách sửa sai
Trong một diễn biến bất ngờ theo sau vụ sa thải chóng vánh ông Sam Altman khỏi vị trí Tổng giám đốc (CEO) Hãng OpenAI, có thông tin ông Altman có thể quay về cương vị cũ.
Nhiều hãng tin và báo đài, trong đó có The Wall Street Journal và The New York Times, dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ Ban giám đốc OpenAI, công ty đằng sau ứng dụng phổ biến ChatGPT về trí thông minh nhân tạo (AI), đang tìm cách thuyết phục ông Altman quay lại. Việc sa thải ông Altman, nhà đồng sáng lập OpenAI, đã đẩy công ty vào tình thế khủng hoảng khi một loạt các nhà quản lý cấp cao của hãng đồng thời đệ đơn từ chức.
Ông Sam Altman (trái) khi còn là CEO OpenAI gặp Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại Hội nghị AI đầu tháng 11. Ảnh Reuters
Sự ra đi hàng loạt
Không lâu sau khi ông Altman bị sa thải ngày 17.11, ông Greg Brockman, nhà đồng sáng lập OpenAI và từng giữ chức chủ tịch công ty, thông báo từ chức. “Sam và tôi bị sốc và buồn trước hành động của ban giám đốc…Chúng tôi cũng đang cố gắng tìm hiểu chính xác chuyện gì đã xảy ra”, ông Brockman viết trên tài khoản X (tên cũ Twitter).
Sự ra đi của hai nhà đồng sáng lập đã gây rúng động thế giới công nghệ và tạo nên đủ loại tin đồn. Trang tin công nghệ The Information cho hay ông Jakub Pachocki, Giám đốc nghiên cứu; Aleksander Madry, người đứng đầu đội ngũ đánh giá những nguy hiểm tiềm tàng từ AI; và ông Szymon Sidor, một nhà nghiên cứu, cũng thông báo quyết định rời khỏi OpenAI.
Theo CNN, nguyên nhân chính đằng sau vụ sa thải ông Altman, người được xem là nhà lãnh đạo tiên phong trong lĩnh vực AI của thế giới, là tình trạng căng thẳng giữa ông và các thành viên của ban giám đốc. Trong khi ông Altman ủng hộ đẩy mạnh phát triển AI, Ban giám đốc OpenAI lại cho rằng nên triển khai thận trọng hơn.
Khả năng quay lại ngoạn mục
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong vòng một ngày, báo đài Mỹ đưa tin Ban giám đốc OpenAI đã “suy nghĩ lại”. Theo trang The Verge, Ban giám đốc OpenAI đang thảo luận với ông Altman về khả năng quay về cương vị CEO. The Information dẫn lời ông Jason Kwon, Giám đốc chiến lược của OpenAI, bày tỏ “sự lạc quan” có thể thuyết phục ông Altman và những người khác quay lại công ty.
Cụ thể, các nhà đầu tư của OpenAI, bao gồm thế lực ủng hộ mạnh mẽ nhất là Microsoft, đang thảo luận các phương án kiểm soát khủng hoảng, bao gồm khả năng gây sức ép, buộc ban giám đốc mời ông Altman quay về cương vị cũ. Không những thế, công ty đầu tư mạo hiểm Khosla Ventures (trụ sở TP.Melon Park, bang California) còn tuyên bố sẽ “ủng hộ ông Altman trong bất cứ điều gì mà ông sẽ làm tiếp theo”.
Microsoft, hiện nắm 49% quyền sở hữu OpenAI, từ chối bình luận. Trong khi đó, đến tối qua (giờ VN), một số nhân viên OpenAI cho biết sẽ bỏ việc hàng loạt nếu ông Altman không được phục chức vào cuối tuần. Những người khác cho hay sẽ gia nhập công ty mới đang được ông Altman xây dựng. Theo Reuters, ông Altman và ông Jony Ive, cựu Giám đốc thiết kế Hãng Apple, đang trong quá trình thảo luận khả năng chế tạo một thiết bị phần cứng mới về AI và chuẩn bị mở công ty.
Đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về số phận của ông Altman. Sau khi ChatGPT được trình làng vào cuối tháng 11 năm ngoái, ông Altman trở thành “ngôi sao mới” của Thung lũng silicon. Vào đầu tháng 11 năm nay, ông là một trong 100 đại biểu tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu AI do Anh tổ chức. Báo chí phương Tây đã gọi ông là “đại sứ không chính thức của AI trên toàn cầu”.
Bản thân ông vẫn chưa lên tiếng về khả năng quay về OpenAI sau khi nhận quyết định bị sa thải. Mạng xã hội X cũng vừa rút lại một tuyên bố phát trên tài khoản dưới tên ông Altman thông báo rằng “tôi đã quay lại”. Chưa rõ đây có phải là tài khoản chính thức của nhà đồng sáng lập OpenAI hay không.
'Cha đẻ' của Chat GPT chia sẻ nỗi sợ lớn nhất về A.I
CEO của OpenAI và cũng là "cha đẻ" ứng dụng ChatGPT, Sam Altman cho biết nỗi sợ hãi lớn nhất của ông là khi AI gặp trục trặc, nó có thể trở nên rất tai hại với thế giới.
Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman tuyên thệ tại phiên điều trần trước Tiểu ban Tư pháp Thượng viện. Ảnh: Washington Post
"Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của tôi là chúng tôi gây ra hậu quả nghiêm trọng - chúng tôi, lĩnh vực này, ngành công nghệ - gây ra tác hại nghiêm trọng cho thế giới. Tôi nghĩ điều đó có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Đó là lý do tại sao chúng tôi thành lập công ty này", ông Altman nói trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Tư pháp Thượng viện về Quyền riêng tư, Công nghệ và Pháp luật ngày 16/5.
Nỗi sợ lớn nhất: AI có thể sai lầm
"Người ta nghĩ rằng nếu công nghệ này gặp trục trặc, nó có thể trở nên tồi tệ và chúng tôi muốn lên tiếng về điều đó. Chúng tôi muốn làm việc với chính phủ để ngăn chặn điều đó xảy ra", Giám đốc điều hành của OpenAI (nhà phát triển ChatGPT), Altman phát biểu.
Trong buổi điều trần đầu tiên trước quốc hội Mỹ, ông Sam Altman cũng kêu gọi xây dựng những quy định rộng rãi, bao gồm một cơ quan chính phủ mới chịu trách nhiệm cấp phép cho các mô hình AI, để giải quyết những lo ngại ngày càng tăng rằng trí tuệ nhân tạo có thể bóp méo thực tế và tạo ra các mối nguy cơ chưa từng có về mất an toàn.
Ông Altman đã thừa nhận nghiêm túc về những cách mà trí tuệ nhân tạo có thể "gây ra tác hại đáng kể cho thế giới", đồng thời bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với các nhà lập pháp để giải quyết các rủi ro do ChatGPT của công ty ông và các công cụ AI khác gây ra.
Ông Altman đã điểm lại các hành vi "rủi ro" do công nghệ như ChatGPT đưa đến, bao gồm cả việc phát tán "thông tin sai lệch tương tác trực tiếp" và thao túng cảm xúc. Ông thừa nhận AI có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
"Nếu công nghệ này gặp trục trặc, nó có thể trở nên tồi tệ", ông nói.
Tuy nhiên, trong gần ba giờ thảo luận về những tác hại ghê gớm có thể xảy ra, ông Altman khẳng định rằng công ty của ông sẽ tiếp tục tung ra công nghệ AI. Ông lập luận rằng thay vì liều lĩnh, việc "triển khai lặp đi lặp lại" các mô hình AI của OpenAI giúp các tổ chức có thời gian để hiểu các mối đe dọa tiềm ẩn. Đây là một bước đi chiến lược khi đưa công nghệ "tương đối yếu" và "không hoàn hảo" vào thế giới để giúp khám phá các rủi ro mất an toàn liên quan.
Hình ảnh minh họa về ứng dụng ChatGPT, cho phép máy tính trò chuyện với người dùng như một con người.
Trong nhiều tuần qua, ông Altman đã thực hiện chuyến công du thiện chí toàn cầu, gặp gỡ riêng với các nhà hoạch định chính sách bao gồm Tổng thống Mỹ Biden và các thành viên Quốc hội để giải quyết mối lo ngại về việc triển khai nhanh chóng ChatGPT và các công nghệ khác.
Phiên điều trần ngày 16/5 đánh dấu cơ hội đầu tiên để công chúng rộng rãi hơn nghe được thông điệp của ông, vào thời điểm Washington đang ngày càng chật vật tìm cách điều chỉnh một công nghệ vốn đã làm đảo lộn vấn đề việc làm, tạo điều kiện cho các trò gian lận và truyền bá thông tin sai lệch.
Trái ngược hoàn toàn với các phiên điều trần với các CEO công nghệ khác, như Shou Zi Chew của TikTok và Mark Zuckerberg của Meta, các nhà lập pháp Mỹ đã dành cho ông Altman sự đón tiếp tương đối nồng nhiệt. Họ dường như đang ở chế độ lắng nghe, bày tỏ thái độ cởi mở để xem xét các đề xuất từ Altman và hai nhân chứng khác tại phiên điều trần: giám đốc điều hành IBM Christina Montgomery và giáo sư danh dự Gary Marcus của Đại học New York.
Trong phiên điều trần của Tiểu ban Tư pháp Thượng viện về quyền riêng tư, công nghệ và luật, các nghị sĩ bày tỏ lo ngại sâu sắc về sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, cho rằng những tiến bộ gần đây có thể gây ra những biến đổi nhiều hơn cả internet, hoặc nguy hiểm như bom nguyên tử.
Thượng nghị sĩ John Neely Kennedy nói với các nhân chứng: "Đây là cơ hội để các bạn cho chúng tôi biết làm thế nào để giải quyết vấn đề này đúng đắn. Hãy sử dụng nó."
Các nhà lập pháp của cả hai đảng bày tỏ sự cởi mở với ý tưởng thành lập một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ quản lý, điều chỉnh hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo, mặc dù những nỗ lực trước đây nhằm xây dựng một cơ quan cụ thể với sự giám sát của Thung lũng Silicon đã thất bại tại Quốc hội do các đảng chia rẽ về cách hình thành một cơ quan khổng lồ như vậy.
Không rõ liệu một đề xuất như vậy có thu hút được sự ủng hộ rộng rãi của các đảng viên Cộng hòa hay không, vì họ là những người thường cảnh giác với việc mở rộng quyền lực của chính phủ. Thượng nghị sĩ Josh Hawley, đại diện bang Missouri cảnh báo rằng một cơ quan như vậy có thể "mắc kẹt bởi những lợi ích mà họ phải điều chỉnh".
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, Chủ tịch tiểu ban, đánh giá cao lời khai của ông Altman tại phiên điều trần: "Sam Altman khác một trời một vực so với các CEO khác... Không chỉ trong lời nói và những lời hùng biện mà còn trong hành động thực tế và sự sẵn sàng tham gia, cam kết hành động cụ thể của ông ấy."
Phiên điều trần với CEO Altman diễn ra trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách của Washington đang ngày càng lo ngại về những mối đe dọa của trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT và các công cụ AI sáng tạo khác, đặc biệt là liên quan đến thông tin sai lệch, quyền riêng tư dữ liệu, vi phạm bản quyền và an ninh mạng.
Các nhà lập pháp bày tỏ sự hối tiếc về cách tiếp cận tương đối lỏng lẻo của họ đối với ngành công nghệ AI từ trước cuộc bầu cử năm 2016. Phiên điều trần đầu tiên của họ với CEO của Meta, Zuckerberg diễn ra vào năm 2018, khi Facebook đã là một công ty khổng lồ và vừa xảy ra vụ bê bối Cambridge Analytica lấy dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook.
Khi đó, bất chấp sự nhất trí rộng rãi của lưỡng đảng rằng AI là mối đe dọa, các nhà lập pháp đã không thống nhất với nhau về các quy tắc để quản lý việc sử dụng hoặc phát triển nó.
OpenAI sa thải Giám đốc điều hành Sam Altman Ngày 17/11, OpenAI, công ty tạo ra ChatGPT đình đám vào năm 2022, đã thông báo sa thải Giám đốc điều hành (CEO) Sam Altman vì không còn tin tưởng vào khả năng lãnh đạo công ty. Giám đốc điều hành Open AI, người sáng tạo ChatGPT, ông Sam Altman, phát biểu tại Đại học Keio ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 12/6/2023. Ảnh:...