OPEC+ xem xét cắt giảm mạnh sản lượng dầu
Ngày 2/10, các nguồn thạo tin cho biết Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC ) sẽ xem xét cắt giảm sản lượng dầu ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày tại cuộc họp vào ngày 5/10 tới.
Mức cắt giảm này cao hơn mức dự báo 500.000 đến 1 triệu thùng/ ngày đưa ra hồi tuần trước.
Cơ sở khai thác khí đốt tự nhiên Bin Omar của Công ty dầu khí Basra ở cảng miền Nam Iraq. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cuộc họp tại thủ đô Vienna của Áo sắp tới là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của OPEC kể từ khi các biện pháp hạn chế về COVID-19 được áp đặt hồi năm 2020. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều thông tin cho rằng OPEC sẽ cắt giảm mạnh sản lượng do lo ngại tình trạng suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
Video đang HOT
Giá dầu mỏ thế giới đã tăng lên gần 140 USD/thùng hồi tháng 3 năm nay sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng sau đó đã giảm xuống còn khoảng 80 USD/thùng do giới đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế.
OPEC thường tiến hành họp 2 lần/năm ở Vienna, nhưng sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến mỗi tháng một lần. OPEC đã quyết định cắt giảm mạnh sản lượng vào năm 2020 khi tác động của dịch COVID-19 khiến giá dầu lao dốc. Tuy nhiên, tổ chức này bắt đầu tăng sản lượng từ năm ngoái khi thị trường được cải thiện.
Các nước phương Tây gia tăng biện pháp trừng phạt Nga
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về gói trừng phạt thứ 8 nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Trạm khí đốt Russkaya ở vùng Krasnodar, miền Nam Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Trước đó, EU khuyến nghị xúc tiến áp đặt bổ sung các biện pháp hạn chế thương mại và mở rộng danh sách cá nhân bị trừng phạt, thay vì áp dụng ngay lập tức mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga xuất khẩu qua đường biển đến các nước thứ ba, chủ yếu được các công ty châu Âu bảo hiểm.
Đại diện của 27 quốc gia thành viên EU đã thảo luận về đề xuất trên trong ngày 30/9 và đạt được sự đồng thuận ban đầu. Dự kiến, đề xuất này sẽ nhận được sự chấp thuận cuối cùng vào tuần tới.
Các nguồn tin cho biết 27 quốc gia thành viên EU cần nhất trí về gói trừng phạt và nếu vẫn còn bất đồng thì vấn đề sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU tại Praha (Séc) vào ngày 6-7/10.
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 30/9 cũng cho biết đang khuyến nghị các quốc gia thành viên EU "đánh giá chặt chẽ hơn" các đơn xin thị thực du lịch của công dân Nga, đặc biệt là những trường hợp xin thị thực từ nước thứ ba.
Trong khi đó, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng hơn đối với Nga nhằm vào hàng trăm cá nhân và công ty, kể cả tổ hợp công nghiệp-quân sự và các nhà lập pháp Nga.
Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung 57 thực thể ở Nga và Crimea vào danh sách đen xuất khẩu của Mỹ. Bộ Tài chính Mỹ cho biết đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 14 người trong tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga, 2 lãnh đạo của ngân hàng trung ương Nga, thành viên gia đình của các quan chức hàng đầu và 278 thành viên của cơ quan lập pháp Nga.
Cùng ngày, Canada tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Các biện pháp này ảnh hưởng đến 43 nhà tài phiệt Nga, giới tinh hoa tài chính và gia đình của họ.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Anh thông báo nước này đã trừng phạt Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina, áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh.
Bộ trên cho hay Anh cũng đã áp đặt các lệnh mới về cấm xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nhằm vào "các lĩnh vực dễ bị tổn thương của nền kinh tế Nga".
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore: Thế giới đang ở 'điểm tới hạn tích cực' về chống biến đổi khí hậu Thế giới đang ở "điểm tới hạn tích cực" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trong bối cảnh giá dầu mỏ và khí đốt tăng vọt buộc các chính phủ phải đẩy nhanh quá trình phi carbon hóa. Đây là nhận định của cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore, nhà đồng sáng lập công ty quản lý đầu tư Generation...