OPEC: Nhu cầu dầu thô sẽ tiếp tục giảm cho tới 2020
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhận định nhu cầu sử dụng dầu mỏ của OPEC sẽ đi xuống cho tới hết thập kỷ này do các đối thủ tăng cung, nhưng sẽ không giảm mạnh như dự đoán trước đó.
Trong báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới (WOO) thường niên công bố ngày 23/12, OPEC cho biết họ sẽ cần phải bơm vào thị trường 30,7 triệu thùng dầu/ngày từ bây giờ cho tới hết năm 2019 để giữ thị phần. Con số này nhiều hơn mức dự báo 29 triệu thùng/ngày đưa ra cách đây một năm và thấp hơn 1 triệu thùng so với sản lượng dầu được OPEC đưa ra thị trường hồi tháng 11/2015.
Dự báo này nêu bật cuộc đấu tranh bảo vệ thị phần của OPEC trước những đối thủ Nga và Mỹ. Trong khi OPEC đang quen dần với sự tăng trưởng của các đối thủ, sự sụt giảm mạnh của giá dầu đồng nghĩa với việc chi phí tài chính cho chiến lược của tổ chức này là rất lớn.
Đại diện của OPEC cho biết mặc dù giá dầu thấp hơn tiếp tục thúc đẩy nhu cầu tăng trưởng nhẹ, nhưng tác động của chúng dường như sẽ hạn chế bởi các yếu tố khác. Bên cạnh việc một số quốc gia loại bỏ các khoản trợ cấp và sự kiểm soát giá cả của các mặt hàng xăng dầu, việc nâng cao hiệu quả sử dụng dầu mỏ liên tục nhiều khả năng sẽ tiếp tục hạn chế sự tăng trưởng trong nhu cầu sử dụng dầu mỏ.
Mức sản lượng mục tiêu 30,7 triệu thùng dầu/ngày của 12 thành viên OPEC vào năm 2020 vẫn cao hơn mức mục tiêu của năm nay 300.000 thùng bởi trước khi loại bỏ hạn mức sản xuất vào đầu tháng này, OPEC đã liên tục bơm dầu vào thị trường vượt mức mục tiêu.
Mức sản lượng OPEC cần sản xuất mỗi ngày cho tới hết thập kỷ
OPEC giả định rằng giá dầu danh nghĩa sẽ tăng lên mức khoảng 80 USD/thùng và giá dầu thực tế sẽ là 70,7 USD/thùng vào năm 2020. Vào năm trước, giả thiết được OPEC đưa ra với giá dầu danh nghĩa và thực tế lần lượt là 110 USD/thùng và 95,4 USD/thùng. Điều này đồng nghĩa với việc khi OPEC áp dụng chính sách bảo vệ thị phần, giá trị sản lượng của tổ chức này vào năm 2020 sẽ là 218 tỷ USD – thấp hơn mức ước tính năm 2014.
Tổ chức dầu mỏ lớn nhất thế giới cũng đã điều chỉnh mức nhu cầu dầu mỏ trên thế giới tăng thêm 500.000 thùng, đạt mức 97,4 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Tới thời điểm đó, mức tiêu thụ nhiên liệu tại các thị trường mới nổi sẽ vượt các nền kinh tế công nghiệp thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
OPEC đã hạ dự đoán về sản lượng dầu mỏ của các quốc gia không thuộc OPEC xuống còn 60,2 triệu thùng/ngày, giảm 1 triệu thùng/ngày so với dự đoán trước, bởi “sự bất ổn của thị trường” dẫn tới việc cắt giảm số giàn khoan và đầu tư. Nguồn cung từ các quốc gia ngoài OPEC vẫn sẽ tăng 2,8 triệu thùng/ngày cho tới năm 2020, trong đó bao gồm 800.000 thùng dầu đá phiến của Mỹ. Khi kết hợp với một số dữ liệu đặt ra hồi giữa năm 2015, OPEC cho rằng triển vọng dầu mỏ “ảm đạm bởi những bất ổn.”
Video đang HOT
Báo cáo WOO của OPEC cũng đưa ra các dự báo cho tới năm 2040, trong đó cho rằng trong giai đoạn 2020 – 2040 các quốc gia sản xuất dầu mỏ không thuộc OPEC sẽ giảm sản lượng từ 60,2 triệu thùng/ngày xuống còn 59,7 triệu thùng/ngày. Do đó, nhu cầu sử dụng dầu thô từ OPEC sẽ tăng lên mức 40,7 triệu thùng/ngày, khiến thị phần toàn cầu của tổ chức này tăng lên 37%.
Theo các điều khoản năm 2014, gần 10 nghìn tỷ USD sẽ cần được đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ cho tới năm 2040 nhằm phát triển nguồn cung theo yêu cầu, trong đó 7,2 nghìn tỷ USD là dành cho thăm dò và sản xuất. Các nhà sản xuất không thuộc OPEC sẽ cần đầu tư khoảng 250 tỷ USD mỗi năm.
Theo_NDH
Sức ép nào khiến tỷ giá kịch trần?
Tỷ giá tăng kịch trần 22.547 đồng/USD những ngày qua đang gây áp lực lớn lên thị trường ngoại hối những ngày cuối năm.
Thị trường ngoại hối được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khá căng thẳng
DN tích trữ dần ngoại tệ
Ngày 8/12/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 24/2015/TT-NHNN, quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là người cư trú, được thị trường nhìn nhận là đã có những thay đổi quan trọng so với Thông tư 43/2014/TT-NHNN trước đây.
Theo đó, Thông tư 24 sẽ có hiệu lực trong hai tuần nữa (từ ngày 1/1/2016) với các nhu cầu và đối tượng được vay bằng ngoại tệ không thay đổi, nhưng thời hạn thực hiện đã khác. Cụ thể, tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn như sau:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Đồng thời, cho vay ngắn hạn đối với DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm, để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi khách hàng vay không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay...
"Thực tế, nhu cầu hiện vẫn lớn hơn nguồn cung và theo quy luật, một số người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn, gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường tăng" - ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC.
Đặc biệt, đối với cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn ở trong nước, nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay; khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ. Quy định này thực hiện đến hết ngày 31/3/2016.
"Trong Dự thảo không đề cập tới thời hạn nhưng trong Thông tư 24, NHNN đã chính thức chốt lại thời gian được cho là mục tiêu của NHNN nhằm cắt bỏ lượng lớn nhu cầu vay ngoại tệ và chuyển dần sang quan hệ mua-bán ngoại tệ theo hợp đồng xuất-nhập khẩu trong năm tới. Điều này đã dẫn đến tâm lý của lãnh đạo DN rằng: sang năm 2016, NHNN không có ràng buộc về điều chỉnh tỷ giá nên có thể phá giá ngay trong quý I/2016. Do vậy, DN "chạy" trước để tránh biến động tỷ giá ảnh hưởng đến DN", giám đốc kinh doanh tiền của một ngân hàng phân tích.
Cầu ngoại tệ tăng mạnh
Trao đổi với ĐTCK, ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) cho biết, sau khi NHNN can thiệp mạnh mẽ cách đây khoảng 1 tháng và ban hành Thông tư 15/2015/TT-NHNN, nhu cầu thị trường thời gian gần đây là nhu cầu thực, khi hoạt động mua hàng chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm tăng lên.
Bên cạnh đó, xuất phát từ tâm lý nền kinh tế có sự phục hồi trở lại nên nhu cầu mua máy móc, thiết bị tăng lên.
Nhiều DN trước đây không dám mở rộng nhà xưởng, sản xuất thì hiện nay đã tự tin khởi động lại hoạt động để đón đầu chu kỳ kinh tế mới của Việt Nam. Do vậy, cầu ngoại tệ xuất phát chính từ nhu cầu thực của các DN hiện nay.
"Thực tế, nhu cầu hiện vẫn lớn hơn nguồn cung và theo quy luật, một số người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn, gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường tăng", vị giám đốc kinh doanh tiền trên nói.
Một yếu tố khác tác động tới tỷ giá là tính chu kỳ của nhu cầu sản xuất kinh doanh vào những tháng cuối năm.
Tác động từ bên ngoài
Ông Hải từng chia sẻ, Việt Nam càng hội nhập vào kinh tế thế giới thì quyết định của các ngân hàng nhà nước trên toàn cầu càng gây nhiều ảnh hưởng lên VND và thực tế cho thấy diễn biến đúng như vậy.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, bản thân câu chuyện nhân dân tệ (NDT) được đưa vào trong rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế không tác động đến thị trường ngoại hối Việt Nam nhiều, nhưng một khi NDT nằm trong rổ SDR có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận điều hành tỷ giá sát với thị trường. Do vậy, biến động của NDT sẽ mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng của Việt Nam.
Trong khi đó, về lý thuyết, thông thường khi NDT vào rổ SDR thì phải lên giá, bởi nhu cầu mua NDT tăng lên, nhưng thực tế NDT không những chưa lên giá mà còn giảm giá.
Trên cơ sở xem xét các điểm mới trong thông điệp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như diễn biến của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới, Báo cáo đánh giá khả năng tăng lãi suất của Fed trong tháng 12/2015 của BIDV cho rằng, cơ quan này sẽ nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong tháng 12/2015 với biên độ khoảng 0,25%. Theo đó, thị trường ngoại hối trong nước tiếp tục cho thấy biến động khá phức tạp và đặc biệt là sự liên thông tương đối chặt chẽ với thị trường ngoại hối quốc tế.
Mặc dù từ cuối tháng 10 đến nay, cán cân thanh toán tổng thể chuyển biến khá tích cực, nhập siêu giảm mạnh và thậm chí cán cân thương mại thặng dư 500 triệu USD trong tháng 10/2015. Tuy nhiên, tỷ giá USD/VNĐ đã tăng mạnh chủ yếu xuất phát từ tâm lý lo ngại liên quan đến đà tăng của USD trên thị trường quốc tế, kỳ vọng vào khả năng nâng lãi suất cơ bản của Fed trong tháng 12 và những vấn đề bất ổn của kinh tế thế giới.
"Do vậy, với dự báo USD tiếp tục tăng giá trên thị trường quốc tế trong tháng 12, cộng với các yếu tố mùa vụ về mặt nhập siêu, nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng thì thị trường ngoại hối dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khá căng thẳng", Báo cáo của BIDV nhận định.
TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh: "Thị trường ngoại hối Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ diến biến của NDT và động thái tăng lãi suất của Fed để có bước đi đúng".
Trong ngày hôm qua (15/12), tỷ giá VND/USD tiếp tục biến động mạnh so với ngày trước đó. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều điều chỉnh tăng, với chiều bán ra được niêm yết quanh mức 22.547 đồng/USD. Cụ thể tại khối các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước: Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.475 - 22.547 đồng/USD (mua vào - bán ra), Vietinbank ở mức 22.465 - 22.547 đồng/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng/USD chiều mua vào và 22 đồng/USD chiều bán ra so với ngày hôm qua. BIDV niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.460 - 22.530 đồng/USD, tăng 27 đồng/USD chiều mua vào và 17 đồng/USD ở chiều bán ra. Tỷ giá mua vào, bán ra của Techcombank ở mức 22.430 - 22.547 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD chiều bán ra và 17 đồng/USD chiều mua vào.
DongA Bank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.490 - 22.547 đồng/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng/USD ở mua vào và 17 đồng/USD ở chiều bán ra. Giao dịch tại Eximbank cũng tương tự ở mức mua vào - bán ra là 22.490 - 22.547 đồng/USD, tăng 35 đồng/USD chiều mua vào và tăng 2 đồng/USD chiều bán ra. ACB điều chỉnh tăng 12 đồng/USD chiều mua vào và 2 đồng/USD ở chiều bán ra, tỷ giá USD/VND được niêm yết ở mức 22.467 đồng/USD - 22.547 đồng/USD (mua vào - bán ra).
Tỷ giá VND/USD giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiếp tục được Sở giao dịch NHNN áp dụng cho ngày 15/12/2015 là 21.890 VND/USD.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá dầu vốn đã gần mức 20 USD/thùng Khi giá dầu bất ngờ tụt sâu xuống mức 35 USD/thùng tại New York, một số nhà sản xuất đã sẵn sàng để sống chung với mức giá dầu thậm chí còn thấp hơn. Giá dầu thô Mexico hiện đang được giao dịch ở mức thấp hơn 28 USD/thùng, mức thấp nhất 11 năm qua, theo số liệu của Bloomberg. Bên cạnh đó,...