OPEC có thể ngừng xét phương án “đóng băng” sản lượng dầu
Theo hãng tin Bloomberg ngày 4/5, các nước thành viên cua Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể ngừng xem xét phương án duy trì sản lượng dầu do những thay đổi hiện nay trên thị trường khiến bước đi này trở nên không cần thiết.
Ảnh minh họa (Nguồn: oilandgaspeople.com)
Trong cuộc đàm phán hồi tháng Tư ở Doha của Qatar, các nhà sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới đã không thể đạt được sự đồng thuận, do Saudi Arabia yêu cầu Iran cũng phải “đóng băng” sản lượng, trong khi đại diện nước này thậm chí còn không có mặt tại cuộc họp.
Sau cuộc họp trên, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết việc tiếp tục tham vấn về “đóng băng” sản lượng dầu sẽ có ý nghĩa nếu các thành viên OPEC đều thống nhất.
Video đang HOT
Theo ông, việc “đóng băng” sản lượng sẽ có ý nghĩa trong từ 3-6 tháng tới, còn sau đó nó sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá "vàng đen": mong manh triển vọng bứt phá
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất chủ chốt khác ngoài OPEC sẽ gặp nhau vào cuối tuần này. Đây là cuộc họp thu hút được sự quan tâm từ thị trường, song giới phân tích cho rằng hai bên khó có thể đạt được đồng thuận về sự "đóng băng" sản lượng nhằm kéo giá "vàng đen" đi lên.
Theo kế hoạch, 15 nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất trong và ngoài OPEC sẽ tham dự cuộc họp tại Doha (Qatar) vào ngày 17/4 tới. Thị trường dầu mỏ hiện đã ổn định hơn so với hồi đầu năm, thời điểm giá dầu rớt xuống mức thấp kỷ lục, dưới 27 USD/thùng. Tuy nhiên, giới giao dịch "vàng đen" cho rằng, cán cân cung - cầu hiện nay vẫn chưa thể được cải thiện, ngay cả sau cuộc họp của OPEC sắp tới.
Các chuyên gia tại Goldman Sachs cảnh báo, cuộc họp khó có thể đem lại "sự bất ngờ" cần thiết cho thị trường dầu mỏ và giá "vàng đen" sẽ chỉ dao động quanh mức dự báo 35 USD/thùng trong quý II này. Báo cáo của Goldman Sachs có tiêu đề "Doha không phải là thuốc chữa bách bệnh" lưu ý rằng, vẫn có những nguồn cung dầu mỏ tiềm ẩn để giữ sản lượng của OPEC tiếp tục tăng. Ngay cả khi thỏa thuận "đóng băng" sản lượng đạt được tại Doha, thì nó cũng giúp đẩy nhanh quá trình tái cân bằng thị trường dầu mỏ, khi sản lượng từ Iran và Nga trong năm nay tiếp tục tăng.
"Sẽ thật bất ngờ nếu các nước OPEC và ngoài OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng mạnh mẽ" - Giám đốc đầu tư tại Credit Suisse, Michael Sullivan.
Trên thực tế, trật tự nguồn cung và nhu cầu dầu mỏ trên thị trường toàn cầu đã bị đảo lộn kể từ khi OPEC từ chối cắt giảm sản lượng hồi tháng 11/2014, lựa chọn bảo vệ thị phần để cạnh tranh với các đối thủ ngoài OPEC như các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ. Cùng lúc, việc kinh tế toàn cầu và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại càng kéo nhu cầu tiêu thụ "vàng đen" không theo kịp với sản lượng kỷ lục từ một số thành viên OPEC.
Vấn đề càng trở nên tệ hơn với các quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Trong khi đó, Iran đang tích cực trở lại thị trường với tư cách là "người chơi" chính, sau khi các biện pháp trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ, liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Goldman Sachs lưu ý rằng, sản lượng dầu thô của Iran đã vượt quá dự đoán, trong khi sản lượng từ Ảrập Xêút (nhà lãnh đạo OPEC kiêm kiến trúc sư trưởng chính sách dầu mỏ hiện nay của khối này) dự kiến tiếp tục tăng trong những tháng tới, càng khiến cho quá trình tái cân bằng thị trường "vàng đen" trở nên khó khăn hơn.
Trong một dấu hiệu căng thẳng giữa hai nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt tại Vùng Vịnh này, Phó hoàng thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman cho biết, quốc gia này chỉ hạn chế sản lượng dầu thô nếu Iran cũng thực hiện điều tương tự. Về phần mình, Iran, quốc gia có tham vọng khôi phục sức mạnh kinh tế sau nhiều năm chịu cấm vận, đã cho biết họ có thể tham dự cuộc họp tại Doha, song sẽ bỏ qua mọi đàm phán về cắt giảm sản lượng, theo nguồn tin từ Reuters. Goldman Sachs cũng cho rằng, trở ngại lớn nhất để đạt được bất kỳ thỏa thuận có ý nghĩa nào sẽ là xung đột lập trường giữa Ảrập Xêút và Iran.
Chia sẻ quan điểm với Goldman Sachs, ba nhà phân tích Bruce Kasman, David Hensley và Joseph Lupton thuộc Ngân hàng JPMorgan đánh giá, giới đầu cơ không nên kỳ vọng "sự đột phá" tại cuộc họp. Theo đó, việc đạt được thỏa thuận tại cuộc họp sắp tới cũng không có nhiều ý nghĩa, khi sản lượng hiện nay đã ở gần các mức cao lịch sử, trong khi các quốc gia có khả năng gia tăng nguồn cung dầu thô mạnh nhất hiện nay trên thị trường như Iran hay Lybia phản đối gay gắt bất kỳ đề nghị đóng băng sản lượng nào.
Goldman Sachs và JPMorgan không phải là hai đơn vị duy nhất thể hiện quan điểm bi quan về kết quả cuộc họp sắp tới. Giám đốc đầu tư tại Credit Suisse, Michael Sullivan cho biết: "Sẽ thật bất ngờ nếu các nước OPEC và ngoài OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tôi cho rằng, các quốc gia sản xuất dầu mỏ sẽ lựa chọn tìm kiếm một sự ổn định cho thị trường hơn là một cuộc chiến về giá".
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
OPEC: Nhu cầu dầu thô sẽ tiếp tục giảm cho tới 2020 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhận định nhu cầu sử dụng dầu mỏ của OPEC sẽ đi xuống cho tới hết thập kỷ này do các đối thủ tăng cung, nhưng sẽ không giảm mạnh như dự đoán trước đó. Trong báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới (WOO) thường niên công bố ngày 23/12, OPEC cho biết...