Ông Zelensky tiết lộ điều muốn làm sau khi xung đột Nga – Ukraine chấm dứt
Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, thời điểm hiện tại, ông chưa nghĩ đến tương lai chính trị của mình.
Tuy nhiên, ông Zelensky khẳng định rằng, ông sẽ tại vị cho đến khi xung đột Nga – Ukraine chấm dứt.
Tổng thống Ukraine Zelensky phát biểu trong một hội nghị có nhiều quan chức châu Âu tham dự hôm 13/12 (ảnh: CNN)
“Cho đến khi chúng tôi giành được chiến thắng, tôi chắc chắn vẫn sẽ là Tổng thống Ukraine. Sau đó thì tôi không biết nữa. Tôi chưa nghĩ về điều đó ngay lúc này”, Ukraine Pravda hôm 13/12 dẫn phát biểu của ông Zelensky trong cuộc phỏng vấn của kênh Netflix.
“Thành thật mà nói, tôi thực sự muốn đến bờ biển. Khi đó, chúng tôi đã chiến thắng cuộc chiến. Tôi cũng muốn uống một chút bia”, ông Zelensky nói về điều muốn làm sau khi xung đột Nga – Ukraine kết thúc.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 11, Zelensky cũng nói rằng ông muốn tới biển sau khi chiến sự chấm dứt.
“Tôi muốn đến Crimea. Tôi rất muốn nhìn thấy biển”, ông Zelensky nói.
Video đang HOT
Khi được hỏi về thời điểm sẽ tới biển, ông Zelensky nói đó không phải mùa đông.
“Tôi không biết nên làm gì trên biển vào mùa đông. Tôi sẽ đến đó khi thời tiết ấm áp”, ông Zelensky nói thêm.
Một phần diện tích các tỉnh phía nam và phần lớn vùng biển Ukraine đang bị quân đội Nga kiểm soát, theo RT. Trong tình hình hiện tại, nguyện vọng tới thăm biển của ông Zelensky có thể không phải điều dễ dàng.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn của Netflix, ông Zelensky cũng cho rằng, xung đột ở Ukraine sẽ không sớm kết thúc.
Ông Zelensky đắc cử Tổng thống Ukraine vào tháng 5/2019. Khi đó, ông đánh bại đối thủ là Tổng thống đương nhiệm Petro Poroshenko với khoảng 70% số phiếu ủng hộ.
Nhiệm kỳ Tổng thống Ukraine là 5 năm, đồng nghĩa với việc ông Zelensky sẽ tại vị ít nhất đến năm 2024. Ông Zelensky gần như chắc chắn sẽ tiếp tục tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2.
Chưa có dấu hiệu cho thấy xung đội Nga – Ukraine sớm kết thúc (ảnh: CNN)
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine có nhiều diễn biến leo thang, nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc chiến có thể kéo dài đến cuối năm 2023.
Hôm 12/12, phát biểu trong cuộc họp của G7, ông Zelensky kêu gọi phương Tây tăng cường viện trợ quân sự, giúp Kiev ổn định tài chính, nguồn năng lượng và ủng hộ giải pháp hòa bình bắt đầu bằng việc Nga rút quân từ ngày 25/11.
Ông Zelensky nhấn mạnh, đây là 3 bước đem lại hòa bình cho Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin – ông Dmitry Peskov – hôm 13/12 bác bỏ đề xuất nói trên.
“Đó là 3 bước hướng tới tiếp tục tình trạng thù địch”, ông Peskov bình luận về đề xuất của Tổng thống Ukraine.
“Ukraine cần tính đến thực tế phát sinh trong thời gian xung đột. Có những chủ thể mới xuất hiện ở Liên bang Nga. Đó là kết quả từ các cuộc trưng cầu dân ý. Nếu không tính đến thực tế mới này, tình hình khó có tiến triển”, ông Peskov nói, đề cập đến 4 vùng lãnh thổ ở Ukraine mà Nga mới sáp nhập.
Hôm 13/12, Denis Pushilin – lãnh đạo Donetsk do Nga bổ nhiệm – tuyên bố, quân đội Nga đã kiểm soát khoảng 50% diện tích Donetsk.
Cùng ngày, ông Vitaly Kiselyov – quan chức vùng Lugansk do Nga bổ nhiệm – cho hay, lực lượng Nga đã kiểm soát tuyến đường huyết mạch Krasnogorovka, qua đó bao vây thành phố Maryinka (vùng Donetsk).
Tổng thống Putin nói về học thuyết tấn công phủ đầu của Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết Nga có thể xem xét tấn công phủ đầu để phá hủy vũ khí của đối phương.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Vài ngày sau khi cảnh báo rằng nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang gia tăng, ông Putin cho biết Moskva đang xem xét áp dụng "khái niệm của Washington về tấn công phủ đầu", một hình thức tấn công trước nhằm phá hủy khả năng đáp trả của đối phương.
Tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra sau khi một nhà báo ở Kyrgyzstan đề nghị làm rõ bình luận của ông về việc sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tuần trước.
Ông Putin nói sau chuyến thăm thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan: "Đầu tiên, Mỹ đã phát triển khái niệm tấn công phủ đầu. Thứ hai, họ đang phát triển một hệ thống tấn công nhằm vô hiệu hóa vũ khí kẻ thù". Ông Putin lưu ý rằng Moskva nên nghĩ đến việc áp dụng những ý tưởng do người Mỹ phát triển để đảm bảo an ninh của chính mình.
Tuy nhiên, ông Putin cũng khẳng định lại rằng Nga sẽ không phải là nước đầu tiên triển khai vũ khí hạt nhân. "Nga sẽ không sử dụng chúng trước trong bất kỳ trường hợp nào", ông Putin tuyên bố.
Bóng ma chiến tranh hạt nhân đã quay trở lại trong các vấn đề quốc tế sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm nay, đánh dấu một bước hướng tới nền chính trị Chiến tranh Lạnh cũ.
Châu Âu cáo buộc Mỹ trục lợi từ xung đột Ukraine Chín tháng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, cuộc xung đột này dường như đang bắt đầu chia rẽ phương Tây. Giới chức hàng đầu của châu Âu cáo buộc Mỹ kiếm bộn tiền từ chiến tranh, trong khi các nước EU chính là bên chịu hậu quả. Quốc kỳ Ukraine trước Nhà Trắng ở Washington D.C, Mỹ....