Ông Võ Văn Hoan: Phải thẩm định công khai giá đất Thủ Thiêm
Ông Võ Văn Hoan khẳng định: “Tôi xin khẳng định lần nữa là lãnh đạo TP chưa bao giờ xác định đơn giá đất Thủ Thiêm như báo cáo của BQL Thủ Thiêm”.
Ông Võ Văn Hoan. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Trưa 17.9, khi được hỏi về báo cáo của BQL Thủ Thiêm về dự kiến tổng thu 22.000 tỉ đồng từ đấu giá đất tại Thủ Thiêm (Q.2), Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan, khẳng định chưa đọc được báo cáo, và cho biết 55 lô đất ở Thủ Thiêm muốn đấu giá theo giá mới, thì phải tính được chi phí bình quân, hoặc phải thẩm định giá công khai các vị trí đất cần đấu giá theo giá thị trường cùng với xác định vị trí lợi thế, quy hoạch…
“Đó chỉ mới là báo cáo của BQL Thủ Thiêm, chứ chưa phải ý kiến của UBND TP.HCM”, ông Võ Văn Hoan nói, và cho biết với các lô đất nằm trong Thủ Thiêm thời gian tới đều được đem đấu giá công khai, đúng với quy định pháp luật.
“Tôi xin khẳng định lần nữa là lãnh đạo TP chưa bao giờ xác định đơn giá đất Thủ Thiêm như báo cáo của BQL Thủ Thiêm. Mọi thứ đấu giá cần phải tính toán lại cẩn thận. Cuối tháng này TP sẽ có báo cáo Chính phủ về cơ chế tài chính liên quan đến Thủ Thiêm, và các cơ chế này sẽ được công khai để báo chí nắm”, ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh.
Trong khi đó, trả lời PV Thanh Niên về “giá đất Thủ Thiêm chỉ hơn 10 triệu”, ông Nguyễn Thế Minh, Trưởng BQL Thủ Thiêm, cho hay “đây là con số thẩm định của năm 2016 mà BQL Thủ Thiêm lấy lại để báo cáo cho UBND TPHCM, chứ không phải giá ở thời điểm hiện tại”.
Thủ Thiêm đang giai đoạn xây dựng và phát triển. Thủ Thiêm có dư địa phát triển được đánh giá đặc biệt bật nhất trong tương lai.
(ĐỘC LẬP)
Như Thanh Niên đã thông tin, đất ở Thủ Thiêm được TP.HCM xác định là phải đấu giá để thu hồi vốn ngân sách đã đầu tư. Tuy nhiên, báo cáo về tổng nguồn thu dự kiến gần 22.000 tỉ đồng từ đấu giá khoảng 793.000 m2 đất còn lại (55 lô đất), khiến dư luận băn khoăn.
Video đang HOT
Nếu chia bình quân, mỗi m2 đất ở Thủ Thiêm có giá dự kiến khoảng 27 triệu đồng, trong đó có lô bình quân chỉ gần 11 triệu/m2.
Ngày 17.9, theo khảo sát của PV Thanh Niên, giá thị trường nhà đất (rao bán công khai) khu vực lân cận Thủ Thiêm rất cao. Đơn cử, ở khu Thảo Điền (P.Thảo Điền, Q.2) có những vị trí giá khoảng 250 – 260 triệu đồng/m2; đường Lương Định Của (P.An Phú) khoảng 260 – 300 triệu đồng/m2; đường Trần Não (P.Bình An) khoảng 300 triệu/m2; khu đô thị An Phú – An Khánh (P.An Phú) giá thấp nhất khoảng 130 triệu đồng/m2, cao nhất khoảng 300 triệu đồng/m2…
Còn ngay trong Thủ Thiêm, giá căn hộ cao cấp cũng đã dao động khoảng 60 – 100 triệu đồng/m2; chung cư tái định cư khoảng trên dưới 40 triệu đồng/m2.
Thủ Thiêm có vị trí đắc địa bậc nhất ở TP.HCM. Theo giới đầu tư, với chức năng quy hoạch của Thủ Thiêm, dư địa phát triển ở đây đặc biệt bậc nhất trong tương lai.
Một nhà đầu tư nêu ý kiến: “Đấu giá đất Thủ Thiêm, tổng nguồn thu dự kiến sẽ phải tính lên nhiều tỉ USD, chứ nếu chỉ tính dự kiến chưa tới 1 tỉ USD từ khai thác quỹ đất Thủ Thiêm, là chưa hợp lý”.
Đình Phú
Theo thanhnien
Hậu thương vụ 8.900 tỷ mua AVG, MobiFone dưới thời ông Nguyễn Đăng Nguyên làm ăn ra sao?
Ông Nguyễn Đăng Nguyên nhậm chức Tổng giám đốc MobiFone hồi tháng 8/2018, từ đó tới nay 'ông trùm' ngành viễn thông có những thay đổi nhất định sau thương vụ mua AVG gần 8.900 tỷ bất thành.
Theo tin mới nhất, Bộ Công an vừa khởi tố thêm 5 lãnh đạo của Tổng công ty Viễn thông MobiFone vì liên quan đến thương vụ mua AVG.
Trong danh sách lần này có ông Nguyễn Đăng Nguyên, phụ trách chức vụ Tổng giám đốc MobiFone. Hiện, ông Nguyên cùng 4 bị can khác đang được tại ngoại.
Trước đó, ông Nguyễn Đăng Nguyên là người nhiều năm giữ chức Phó tổng giám đốc phụ trách mảng kỹ thuật của MobiFone và phụ trách chức vụ Tổng Giám đốc MobiFone thay ông Cao Duy Hải được tròn 1 năm.
Ông Nguyễn Đăng Nguyên vừa tròn 1 năm nhận nhiệm vụ Tổng Giám đốc MobiFone trước khi bị khởi tố hôm 26/8.
Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 của MobiFone, tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của Tổng công ty mẹ đạt 29.181 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Vốn góp của chủ sở hữu Nhà nước tại MobiFone đạt 15.000 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển hơn 5.080 tỷ và lợi nhuận chưa phân phối 150 tỷ.
Kết quả kinh doanh 6 tháng 2019 của MobiFone đạt 15.168 tỷ đồng doanh thu, giảm 12% cùng kỳ năm trước, kéo theo lợi nhuận gộp giảm 3,9% xuống còn 4.636 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của MobiFone vẫn đạt 2.644 tỷ đồng, tăng 8,6%, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 2.115 tỷ, tăng 8,4%.
Nguyên nhân là do trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của Mobifone tăng gấp 5 lần lên 534 tỷ đồng. Trong khi đó, các chi phí biến động nhiều, như: chi phí tài chính giảm 7,6% xuống 65,8 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 6,8% lên 2.095 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 12% xuống 412 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có khoản lợi nhuận khác 47,5 tỷ đồng, tăng gấp gần 10 lần.
Tại thời điểm trên, MobiFone đang gửi ngân hàng 11.678 tỷ đồng và tiền mặt 1.744,5 tỷ đồng. Số tiền gửi ngân hàng bao gồm 8.445 tỷ đồng tiền gốc và 329 tỷ đồng tiền chênh lệch nhận được so với tiền gốc đầu tư ban đầu, MobiFone đã nhận lại trong thương vụ hoàn trả việc mua 95% cổ phần AVG. Riêng lãi tiền gửi ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 của Tổng công ty đạt 418 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ 2018.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hoạt động sản xuất-kinh doanh 6 tháng đầu năm của MobiFone tăng trưởng âm ở mảng viễn thông với quy mô sụt giảm 3%. Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng từ việc hạn chế sử dụng thẻ cào, tài khoản viễn thông trong việc thanh toán các dịch vụ nội dung số, giảm giá cước kết nối...
Kết quả kinh doanh hợp nhất các năm trước của MobiFone (Tỷ đồng)
Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nhà mạng thường xuyên cung cấp các gói cước giá rẻ, khuyến mại và miễn phí gói chu kỳ đầu để lôi kéo thuê bao đã làm giảm đơn giá các dịch vụ, ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ Data. Trong thời gian qua, lưu lượng tăng mạnh tới 70%, nhưng doanh thu data chỉ tăng 7,2% do đơn giá data giảm xấp xỉ 37%.
Ở một số mảng công việc khác, việc mở rộng vùng phủ sóng 4G của MobiFone hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Mảng công nghệ thông tin cũng là một trong những lĩnh vực tăng trưởng tốt với việc đưa ra một số sản phẩm dịch vụ mới.
Riêng cổng thanh toán của Mobifone đã tăng trưởng 51%, dịch vụ SMS Brandname tăng trưởng 33% so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2018 là một năm khó khăn của MobiFone, nhiều cựu lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của MobiFone bị khởi tố. Sự xáo trộn trong đội ngũ cán bộ điều hành đã khiến tiến độ ký hợp đồng, nghiệm thu và thanh toán các dự án chuyển tiếp chỉ đạt 50-70%.
Mặc dù vậy, năm 2018, doanh thu hợp nhất của MobiFone vẫn đạt 38.883 tỷ đồng, giảm 12% năm 2017, lợi nhuận trước thuế đạt 5.919 tỷ đồng, tăng 27,5%.
Giai đoạn 2015-2017, sau khi tách khỏi VNPT và tái cấu trúc, MobiFone trở thành Tổng công ty trực thuộc bộ TT&TT, định hướng trở thành doanh nghiệp viễn thông - CNTT hàng đầu cả nước.
Trong giai đoạn 2016-2017, MobiFone tập trung đầu tư phát triển mạng 4G, hoàn thành phát sóng hơn 12.000 trạm 4G mới, nâng tổng số trạm đầu tư mới trong giai đoạn 2015-2017 lên hơn 30.000 trạm cả 3G và 4G.
Năm 2018, MobiFone tiếp tục triển khai lắp đặt hơn 8.000 trạm 4G, định hưởng mở rộng kinh doanh lĩnh vực truyền dẫn và triển khai kinh doanh băng rộng cố định.
Hàng loạt lãnh đạo MobiFone bị khởi tố do liên quan đến thương vụ AVG trị giá gần 8.900 tỷ.
Mới đây nhất, hôm 15/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định danh sách 93 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sẽ cổ phần hóa đến hết năm 2020, một trong số các "ông lớn" được trông đợi nhất lần này là Tổng công ty viễn thông MobiFone.
Kế hoạch cổ phần hóa MobiFone ban đầu dự kiến hoàn tất vào năm 2015 nhưng vì nhiều lý do đã chưa thực hiện được.
Theo người đưa tin
Ông Võ Văn Hoan và thiếu tướng Ngô Minh Châu được bầu làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM và thiếu tướng Ngô Minh Châu, Phó giám đốc Công an TP.HCM vừa được bầu làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM. Ông Võ Văn Hoan (phải) và thiếu tướng Ngô Minh Châu . ẢNH: NGỌC DƯƠNG Sáng 11.5, kỳ họp lần thứ 14 HĐND TP.HCM khóa IX (kỳ họp bất thường) diễn ra tại...