Ông Võ Tê được bồi thường oan sai 1,9 tỷ đồng
Ông Võ Tê là người bị khởi tố và bắt giam oan sai trong một vụ án giết người. Hơn 40 năm sau khi vụ án xảy ra, khi người bị oan sai đã qua đời, hung thủ lộ diện và ông Võ Tê mới được minh oan.
Sáng 5/10, ông Võ Ngọc (con trai ông Võ Tê) cho biết, đã nhận được Quyết định bồi thường oan sai cho cha từ VKSND tỉnh Bình Thuận.
Theo ông Võ Ngọc, số tiền được bồi thường cho ông Võ Tê và người thân là hơn 1,9 tỷ đồng, bao gồm tiền thu nhập thực tế bị mất, tiền giảm sút sức khỏe, tiền tổn thất tinh thần của người bị oan sai và tiền cấp dưỡng nuôi các con trong thời gian ông Võ Tê bị khởi tố, bắt tạm giam oan.
Quyết định được VKSND tỉnh Bình Thuận ký ban hành ngày 2/10 và có hiệu lực sau 15 ngày.
Công an và VKSND tỉnh Bình Thuận tại buổi công khai xin lỗi gia đình ông Võ Tê, ngày 17/6/2022.
Trước đó, ngày 17/6/2022, CQĐT Công an Bình Thuận và VKSND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức công khai xin lỗi gia đình ông Võ Tê, người bị bắt, khởi tố, tạm giam oan trong vụ giết người cướp tài sản xảy ra ngày 31/7/1980 tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (nay là tỉnh Bình Thuận) nhằm phục hồi danh dự và tổn thất cho gia đình ông.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận kết luận ông Võ Tê (SN 1932, trú xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân) không phải là người thực hiện hành vi giết bà Phan Thị Khanh (SN 1954). Việc ông Tê bị khởi tố, tạm giam từ ngày 1/8/1980 đến ngày 30/12/1980 là không đúng quy định pháp luật.
Video đang HOT
Tại buổi xin lỗi, đại diện CQĐT Công an tỉnh Bình Thuận và đại diện VKSND tỉnh Bình Thuận chia sẻ, việc ông Võ Tê bị khởi tố và tạm giam oan đã gây tổn thất tinh thần và vật chất cho ông và gia đình, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi trong quá trình bị tạm giam và trong cuộc sống tại địa phương…
Qua buổi xin lỗi, Cơ quan tố tụng các cấp thừa nhận sai sót và từ vụ việc này rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình tiến hành tố tụng. Đồng thời phải thận trọng khách quan, chấp hành nghiêm pháp luật để không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Thay mặt gia đình, ông Võ Ngọc, con trai ông Võ Tê, đã chấp nhận lời xin lỗi của các cơ quan tố tụng.
Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 31/7/1980, bà Phan Thị Khanh vào rẫy thu hoạch bắp nhưng đến chiều tối không về nhà. Gia đình tìm kiếm thì phát hiện bà Khanh nằm chết ở đồi dốc gần rẫy bắp thuộc xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (nay là tỉnh Bình Thuận).
Ngày 1/8/1980, Công an huyện Hàm Tân đã khởi tố vụ án giết người, cướp của và bắt tạm giam ông Võ Tê. Quá trình điều tra, căn cứ vào chứng cứ, kết quả khám nghiệm hiện trường… CQĐT không đủ cơ sở buộc tội ông Võ Tê phạm tội “giết người, cướp của”. Sau 152 ngày bị bắt giam oan, ông Võ Tê được trả tự do. Năm 1994, 13 năm sau ngày bị khởi tố, bắt giam oan, ông Võ Tê qua đời ở tuổi 62, nhưng vẫn mang thân phận nghi can, bị can giết người.
Đến tháng 11/2021, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận ra quyết định phục hồi vụ án, sau khi xác định Trương Đình Chi (SN 1956, trú tại thôn Bình Thạnh, xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, Phú Yên, tên gọi khác là Trương Đình Khôi, Lê Minh Sơn) là nghi phạm giết bà Khanh.
Về nghi can Trương Đình Chi, từ lúc bà Khanh bị sát hại, anh Đỗ Thanh An (con trai nạn nhân) đã bỏ ra nhiều thời gian để điều tra, lần theo dấu vết hung thủ và làm đơn tố cáo tới CQĐT Công an Bình Thuận. Qua điều tra, xác minh, CQĐT xác định hung thủ thực sự chính là Trương Đình Chi (tên gọi khác là Trương Đình Khôi, Lê Minh Sơn).
Tuy nhiên, theo quy định, thời hiệu xử lý tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm (điểm d, Khoản 2, Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), vì vậy vụ án xảy ra từ năm 1980 (sau 41 năm) nên đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nghi can Trương Đình Chi. Đồng thời, kết quả tra cứu trong toàn quốc và xác minh tại các địa phương nơi Trương Đình Chi đã cư trú không có tiền án, tiền sự và phạm tội mới.
Từ đó, CQĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự và quyết định đình chỉ bị can đối với ông Võ Tê. Quyết định trên của CQĐT Công an Bình Thuận được Viện KSND tỉnh Bình Thuận kết luận có căn cứ, đúng pháp luật.
Sau đó, ông Võ Ngọc có đơn yêu cầu minh oan, bồi thường oan sai đối với việc khởi tố, bắt giam oan cha của mình
Vĩnh Phúc: Hai nạn nhân "ngồi tù oan" được bồi thường hơn 2,7 tỷ đồng
Ngày 15/2, đại diện VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đã trao số tiền bồi thường 1,068 tỷ đồng cho ông Trần Ngọc Chinh.
Dự kiến, cũng trong tháng 2/2023, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trao 1,668 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai cho người đại diện của ông Trần Trung Thám.
Ông Trần Ngọc Chinh, một trong ba nạn nhân được nhận số tiền bồi thường oan sai hơn 1 tỷ đồng
Được biết, các ông: Trần Ngọc Chinh; Trần Trung Thám (đã chết); và Khổng Văn Đệ là ba người bị Công an tỉnh Vĩnh Phú (cũ) bắt giam trong vụ án giết người xảy ra năm 1980. Sau đó, cơ quan chức năng xác định, 3 ông Trần Ngọc Chinh; Trần Trung Thám; Khổng Văn Đệ bị oan nên trả tự do. Tuy nhiên, cơ quan chức năng không kịp thời công bố chính thức về sự việc đã gây ra oan sai, khiến 3 nạn nhân oan sai này phải sống trong tủi nhục do sự kỳ thị của xóm làng.
Đến tháng 10/2019, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành xin lỗi công khai 3 ông, thừa nhận có những "sai sót dẫn đến hậu quả không ai mong muốn". Gia đình 3 nạn nhân oan sai nói trên yêu cầu cơ quan chức năng gây oan sai phải tiến hành bồi thường tổn thất tinh thần, vật chất mà họ đã phải gánh chịu do những phán quyết oan trái.
Tháng 9/2020, ông Khổng Văn Đệ là người đầu tiên trong số 3 nạn nhân đã chấp nhận mức tiền bồi thường oan sai 1,167 tỷ đồng (so với mức ông Đệ yêu cầu là ông 5 tỷ 285 triệu đồng).
Còn ông Trần Ngọc Chinh và người đại diện của ông Trần Trung Thám không đồng tình với thương lượng bồi thường của VKSND tỉnh Vĩnh Phúc nên khởi kiện, yêu cầu VKS bồi thường 38 tỷ đồng tổn thất tinh thần, vật chất. Tuy nhiên, quá trình xem xét xử lý, tòa án đã tuyên mức bồi thường hơn 2,7 tỷ đồng.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 28/1/1980, tại thôn Vạn Thắng xảy ra vụ án ông Chu Văn Quản - Bí thư chi bộ thôn bị sát hại. Lúc này, ông Trần Ngọc Chinh cùng nhiều người dân địa phương đã đứng ngoài theo dõi.
Đến ngày 3/3/1980, khi ông Chinh đang trồng lạc ngoài đồng thì lực lượng Công an tỉnh Vĩnh Phú đến đọc lệnh khởi tố, bắt tạm giam ông về tội giết người. Chiều cùng ngày, ông bị đưa lên trại giam Phủ Đức và được xác định là chủ mưu của vụ án.
Ngoài ông Chinh, Công an còn bắt thêm các ông: Trần Trung Thám; Khổng Văn Đệ (trú cùng thôn) và ông Nguyễn Đình Ký. Trong quá trình bị tạm giam, ông Trần Trung Thám đã bị chết.
Sau đó, quá trình điều tra xác định chỉ một mình ông Nguyễn Đình Ký phạm tội giết ông Chu Văn Quản. Ngày 15/6/1983, ông Ký bị TAND tỉnh Vĩnh Phú tuyên án tù chung thân.
Ngày 10/10/1982, ông Chinh được VKSND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định đình cứu vì không phạm tội giết người. Sau đó, ông Chinh và ông Đệ lần lượt được trả tự do vì không liên quan đến vụ án ông Quản bị sát hại.
Tuy nhiên, khi được trả tự do cho các nạn nhân oan sai này, các cơ quan tiến hành tố tụng Vĩnh Phú không tiến hành xin lỗi hoặc cải chính công khai về việc đã gây ra oan sai đối với 3 người.
Thách thức đánh nhau, người chết, kẻ 17 năm tù Mâu thuẫn trong lúc ăn uống với nhóm bạn, bị một người trong nhóm thách thức đánh tay đôi, Luân đã đâm chết người này... Ngày 27/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Nguyễn Thành Luân (SN 1992, ngụ tại Tiền Giang) 17 năm tù về tội "Giết người". Đồng thời buộc Luân phải bồi thường cho gia đình nạn nhân...