Ông Võ Hoàng Yên xây dựng trung tâm phục hồi chức năng và dưỡng sinh ở Hà Tĩnh như thế nào?
Ông Võ Hoàng Yên được tỉnh Hà Tĩnh giao 4,5ha đất để xây dựng Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh. Nhưng sau một năm đi vào hoạt động, trung tâm đã ngừng hoạt động và bỏ hoang.
Ông Yên chữa bệnh cho một bệnh nhân bị tai biến, nằm liệt giường và không nói được vào tháng 11/2011. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Ông Võ Hoàng Yên (SN 1975, quê ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau). Theo thông tin trên báo báo chí, ông Yên được nhiều người biết đến với việc chữa bệnh miễn phí bằng phương pháp khí công y đạo cùng nhiều phương pháp khác.
Hiện vẫn còn hằng trăm clip về cách chữa bệnh trong và ngoài nước của ông được đăng tải trên mạng xã hội, Youtube thu hút nhiều lượt theo dõi.
Thời gian đầu, phương pháp chữa bệnh của ông Yên nhận được không ít ý kiến trái chiều và cả trên công luận, tỏ ý nghi ngờ và lên án cách chữa bệnh của thầy Yên là… “kung-fu”, là phản khoa học.
Tháng 4/2011, nhận lời mời của UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Yên đã về Hà Tĩnh khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân câm điếc và bại liệt trên địa bàn bằng phương pháp day ấn huyệt.
Qua 2 đợt phục vụ các bệnh nhân tại Hà Tĩnh, ông Yên cùng các cộng sự đã trực tiếp khám và điều trị cho hàng trăm bệnh nhân, theo báo chí khi đó thông tin thì có không ít bệnh nhân đã có hiệu quả bước đầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hàng ngàn người dân từ các huyện về chờ được khám vẫn không đến lượt do quá tải và thời gian lưu lại quá ít của ông Yên. Việc thành lập trung tâm khám chữa bệnh nếu thành hiện thực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lương y hành nghề cứu giúp bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.
Lương y Nguyễn Đình Trác, Chủ tịch Hội Đông Y tỉnh Hà Tĩnh khi đó trao thẻ hội viên cho Võ Hoàng Yên vào tháng 12/2011. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho lương y hành nghề phục vụ nhân dân trên địa bàn, Hội Đông y Hà Tĩnh đã ra quyết định 96/QĐ – HĐY kết nạp hội viện Hội Đông y Hà Tĩnh cho ông Võ Hoàng Yên và được Hội Đông Y Việt Nam cấp thẻ hội viên.
Đến tháng 7/2014, ông Võ Hoàng Yên được tỉnh Hà Tĩnh giao 4,5ha tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên để xây dựng Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh.
Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Văn Hải khi đó trao quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Yên vào tháng 12/2011. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Thời gian sau đó, trung tâm của ông Yên được các nhà hảo tâm tài trợ kinh phí, xe ô tô, được tỉnh Hà Tĩnh bố trí cơ sở vật chất (khuôn viên rộng 4,5ha, trên tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh, thuộc xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên).
Trung tâm có khu nhà làm việc, khu nội trú, khu khám bệnh, nhà ăn, vườn thuốc. Hàng tháng, ông Yên cùng cộng sự từ miền Nam ra Hà Tĩnh chữa bệnh vào 10 ngày cuối tháng.
Trung tâm phục hồi chức năng và dưỡng sinh của ông Yên trở thành ngôi nhà hoang nhiều năm nay. Ảnh: Tiền Phong
Mặc dù được đầu tư và xây dựng tại một khuôn viên có đầy đủ trang thiết bị khám, chữa bệnh, nhưng sau một năm đi vào hoạt động, Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh của ông Võ Hoàng Yên ngừng hoạt động.
Năm 2016, ông Võ Hoàng Yên đã gửi đơn tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội Đông y Hà Tĩnh xin được tạm ngừng chữa bệnh tại trung tâm trong 2 năm, kể từ tháng 1/2016. Lý do là để hoàn thiện các chứng chỉ, giấy phép hành nghề và giải quyết một số việc ở Bình Phước và miền Nam.. Tuy nhiên, từ đó đến nay trung tâm này bỏ hoang, không hoạt động.
Hiện, trung tâm có 4 dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng. Bên trong các gian phòng đồ đạc không có, ẩm móc, mùi hôi thối nồng nặc.
Lo cho dân mái ấm, nhà êm sau lũ
Hà Tĩnh là một trong những địa phương chịu nhiều tổn thất do mưa lũ gây ra. Ngay sau khi hoàn thành việc cứu đói, giải quyết những khó khăn trước mắt cho người dân vùng lũ, chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, tạo sinh kế lâu dài.
Gần 1 tháng sau khi cơn lũ đi qua, cuộc sống của gia đình bà Phan Thị Quế (thôn Yên Khánh, Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên) đã dần trở lại bình thường.
Nhìn thấy chú bò giống thong dong gặm cỏ trong chuồng, bao lo lắng trên khuôn mặt dạn dày sương gió của bà Quế dường như đã được trút bỏ. "Ngoài bò giống, gia đình chúng tôi còn nhận được sự hỗ trợ kịp thời về tinh thần lẫn vật chất của chính quyền và cộng đồng xã hội. Từ số tiền hỗ trợ đã nhận được, trong một vài ngày tới, gia đình tôi sẽ mua thêm lợn giống, gà vịt để tái đàn khôi phục sản xuất".
Trao tặng 35 con bò giống cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) Nguyễn Trọng Ty, những ngày này, khi công tác tiếp nhận và phân bổ hàng cứu trợ đã cơ bản hoàn thành, cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung rà soát thiệt hại, phân loại đối tượng bị ảnh hưởng do mưa lũ để báo cáo cấp trên làm cơ sở hỗ trợ người dân theo Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành quy định tạm thời một số nội dung về hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định đời sống trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Thanh Long cho biết thêm, bên cạnh việc ưu tiên rà soát các hộ thiệt hại về sinh kế để hỗ trợ cây con giống kịp cho bà con sản xuất vụ đông, Ủy ban MTTQ các cấp đang tập trung huy động nguồn lực để hỗ trợ kinh phí sửa chữa, làm lại nhà ở cho các gia đình bị thiệt hại nặng. Ngoài mức hỗ trợ từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng/nhà tương ứng với mức độ thiệt hại mà tỉnh đã ban hành, chính quyền các địa phương cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ ngày công, vật liệu giúp các gia đình sớm khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Với tinh thần khẩn trương, sau khi nước lũ rút, gia đình ông Nguyễn Như Liên (thôn Yên Khánh, Cẩm Vịnh) đã tập trung nhân lực khơi thông cống rãnh, chỉnh trang vườn hộ, cày xới đất đai, ủ phân và gieo trồng lại diện tích hoa màu để có sản phẩm kịp phục vụ nhu cầu thị trường trong dịp Tết cổ truyền.
Ông Nguyễn Như Liên cho biết, với diện tích rộng hơn 1.000m 2 , vườn nhà ông chủ yếu trồng các loại cây màu như: cải, hành, ngò, đậu côve... Nhờ chủ động cải tạo đất vườn nên ngay sau khi có nguồn giống hỗ trợ của tỉnh, gia đình đã bắt tay ngay vào việc gieo trồng các loại rau màu thích hợp, chạy đua kịp thời vụ.
Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Lê Ngọc Hà cho biết, sau mưa lũ, huyện đã tiến hành khảo sát tình hình, mức độ thiệt hại đến tận các thôn, xóm và các gia đình, đồng thời lên phương án và ban hành kế hoạch khôi phục sản xuất. Hiện nay, toàn bộ giống ngô, giống rau hỗ trợ của Trung ương và tỉnh đã được cấp phát cho người dân. Cùng với đó, chúng tôi đã tổ chức tiêu độc khử trùng môi trường, chuồng trại và phân bổ giống gà, bò do các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ để các địa phương tổ chức tái đàn, khôi phục sản xuất.
Thông tin từ Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh, thông qua Ủy ban MTTQ các cấp, đã có gần 3.300 tổ chức, cá nhân ủng hộ và đăng ký ủng hộ người dân vùng lũ Hà Tĩnh hơn 216 tỷ đồng, trong đó, gần 150 tỷ tiền mặt và gần 69 tỷ đồng hàng hóa quy ra tiền. Theo đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh, hiện nay, công tác rà soát, phân bổ nguồn hỗ trợ đang được các địa phương, cấp ngành tiến hành khẩn trương, tuy nhiên, đây là công việc cần sự công bằng, chính xác nên phải có thời gian soát xét kỹ càng nhằm phát huy tối đa hiệu quả chủ trương đầy tính nhân văn mà chúng ta đang thực hiện.
Thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh - Tín hiệu vui ngay đầu năm mới Ngoài việc Tập đoàn TH đang khảo sát triển khai 3 dự án lớn, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn ký "Biên bản ghi nhớ" hợp tác, Hà Tĩnh cũng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất sợi gần 600 tỷ đồng ở TX Hồng Lĩnh. Những tín hiệu vui đầu năm 2021 cho thấy, Hà Tĩnh ngày...