Óng vàng làng cổ Cự Đà vào vụ miến
Làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) từ lâu nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống. Thời điểm này, cả làng tất bật sản xuất những mẻ miến cho dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 14km về hướng Tây, làng Cự Đà nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống, cung cấp cho Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận.
Theo nhiều bậc cao niên ở Cự Đà, nghề làm miến từ dong riềng ở Cự Đà đã có từ gần một trăm năm trở lại đây. Sợi miến Cự Đà có đặc điểm rất dễ nhận là thường có màu vàng óng hoặc trắng mịn khi nấu lên có vị thơm ngon, giòn và dai rất vừa miệng. Sợi miến nhỏ, đều, nhìn là biết được “ra lò” từ Cự Đà chứ không phải từ vùng nào khác.
Người Cự Đà chọn loại củ dong riềng ngon, đem xay thành bột. Bột dong sau đó được ngâm với nước và lọc để chọn lấy phần tinh bột, rồi được đánh lên. Một phần bột được ngâm với nước sôi gọi là bột chín. Bột chín mang hòa với bột đã lọc, với tỷ lệ 1/10 tạo nên hỗn hợp.
Tiếp đó, bột được tráng thành bánh, hấp chín và đem phơi nắng. Sau khi gần khô, bánh được đưa qua máy cán thành từng sợi miến nhỏ, dài.
Video đang HOT
Theo một gia đình làm miến lâu năm trong làng tiết lộ, để có sợi miến ngon, ở mỗi công đoạn người làm miến phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ.
Ngay như ở khâu phơi bánh trước khi cắt thành từng sợi miến cũng đòi hỏi người phơi phải thật khéo để trải cho tấm bánh miến được căng rộng, đều trên tấm phên, bởi như vậy thì tấm bánh miến mới khô đều và dễ cắt thành từng sợi miến nhỏ.
Công đoạn phơi bánh miến phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu thuận lợi, chỉ cần một nắng là đủ khô.
Khi đã khô đến một mức độ nhất định, bánh miến sẽ được máy cắt nhỏ thành từng sợi dài, nhỏ rồi lại được đem… phơi tiếp ngoài nắng.
Thời điểm cận Tết Nguyên đán, nhu cầu tăng cao, mỗi ngày, Cự Đà có khoảng 15 đến 18 tấn miến thành phẩm được xuất xưởng rồi tỏa đi khắp các chợ lớn, chợ nhỏ của Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước.
Từ làng trên xóm dưới, từ người già đến người trẻ, tất cả đều tất bật cho những mẻ miến phụ vụ Tết cổ truyền của dân tộc.
Dưới tốc độ đô thị hóa, ngôi làng cổ kính bị biến dạng ít nhiều. Thế nhưng, nhiều hộ gia đình trong làng vẫn gìn giữ nghề làm miến, với những bí quyết được lưu truyền từ nhiều đời.
Hàng trăm ngàn tấn miến được xuất đi mỗi năm đem lại thu nhập ổn định cho người dân làng. Cũng bởi vậy mà sau một thời gian “bỏ bê”, nhiều hộ gia đình đã quay lại với nghề truyền thống này.
Theo ANTD
'Chuộc tội' ngoại tình bằng gia súc, rượu phạt
Có vợ và hai con nhưng vẫn ngoại tình với chị Quý nên anh Lút bị dân làng phạt đưa một triệu đồng cho vợ, còn chị Quý phải đưa một triệu đồng cho chồng, và cúng làng một con heo kèm chai rượu để xóa đi lỗi lầm.
Vừa xong bữa cơm tối, dân làng thôn Măng Đen (xã Ba Vì, Ba Tơ, Quảng Ngãi) tập trung đông đủ để dự buổi hòa giải mối quan hệ gia đình của anh Bành và chị Lai. Vừa trình bày trước dân làng, chị Lai vừa thút thít: "Chồng tôi không lo làm ăn mà cứ mê cờ bạc, đòi bán đất rẫy lấy vợ khác".
Giây phút trao ly rượu mở rộng lòng tha thứ cho nhau trong cuộc họp hòa giải ngoại tình. Ảnh: Trí Tín.
Sau khi đi vòng quanh con heo quay và ché rượu cần đặt giữa nhà sàn làm phép, vị già làng chậm rãi phân tích chuyện Bành làm là sai với vợ, trái với luật tục của làng, đứa con 5 tuổi không ai nuôi nấng... Nghe bà con trong làng dùng lời lẽ thiệt hơn, anh Bành nhìn sang vợ rồi xoa đầu con trai tỏ ra hối hận. Ngại ngùng đến bên ché rượu cần, anh xin phép dân làng rót cho vợ một chén đầy rồi cùng nâng ly uống cạn để cam kết "không tái phạm thói hư, tật xấu".
"Bây giờ cái bụng thấy sai rồi, mong bà con bỏ qua để tôi được về sống với vợ con", người chồng khẩn khoản. Tối hôm đó, cả làng vui vẻ ăn uống bên nhau, cùng vợ chồng anh Bành quên hết chuyện buồn cũ để bắt đầu cuộc sống mới.
Tương tự, dân làng ở thôn Mang Cà Rá mới đây đã phạt anh Phạm Văn Lút một triệu đồng kèm một con heo và chai rượu gạo cúng làng. Anh này bị "kết tội" đã có vợ, 2 con mà đi quan hệ bất chính với chị Quý. "Dân làng phạt Lút đưa một triệu đồng cho vợ, còn Qúy phải đưa một triệu đồng cho chồng. Cả hai đều phải cúng làng một con heo kèm chai rượu để xóa đi lỗi lầm, cam kết không tái phạm. Sau đó, hai gia đình lại quay về sống hạnh phúc bên nhau", vị trưởng thôn cho biết.
Theo ông Đinh Xuân Lạc, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ba Vì, ở huyện vùng cao Ba Tơ đã từ lâu hình thành những tổ hòa giải của bản làng. Gia đình bất hòa, vợ hoặc chồng ngoại tình, tổ hòa giải họp mặt dân làng để góp ý kiến. "Bên nào quan hệ bất chính thì phải chịu phạt cúng làng một con heo, kèm theo ché rượu cần để xóa đi 'tội lỗi và điều xấu xa'. Nếu còn tái phạm có khi làng phạt cả con trâu", ông Lạc nói.
Các tổ hòa giải ở bản làng của xã Ba Vì quy đinh, trường hợp ngoại tình nếu vi phạm lần đầu thì cảnh cáo, nhắc nhở toàn thôn, vi phạm lần hai thì phạt tiền. Tái phạm lần thứ ba, thôn làm báo cáo gửi lên xã, công an để có biện pháp giáo dục.
Bản làng huyện vùng cao Ba Tơ. Ảnh: Trí Tín.
Còn ông Đỗ Tấn Kết, Trưởng công an xã Ba Vì cho hay, từ ngày hình thành tổ hòa giải, tình hình mất an ninh trật tự giảm hẳn. Những "điểm nóng" về bất hòa gia đình đã lắng dịu nhiều, bà con giữ được tinh thần đoàn kết. "Vui nhất là sau những cuộc họp hòa giải, mâu thuẫn được tháo gỡ, vợ hoặc chồng lầm lỗi bắt tay, uống ly rượu tha thứ cho nhau để trở về chung sống hạnh phúc", ông Kết nói.
Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui "xoá tội" mà luật tục này mang lại, cũng có người vì áp lực phải nộp phạt mà rơi vào bi kịch. Người dân thôn Măng Đen (xã Ba Vì) kể, năm 2011, con trai bà Bường cưới một cô gái cùng xã. Cuộc sống nghèo khó, anh nay đi làm ăn xa ở Kon Tum để nuôi gia đình. Trong lúc người chồng lăn lộn kiếm tiền, chị vợ ở nhà cùng lúc quan hệ bất chính với 2 người đàn ông trong thôn.
Khuyên nhủ con dâu mãi không được, bà Bường tâm sự với hàng xóm rằng rất buồn chán và sợ làng bắt vạ nộp phạt heo, gà. Một đêm mưa gió, bà đã tìm đến cái chết. Nghe tin mẹ qua đời, anh con trai cấp tốc chạy về đúng lúc dân làng đang đưa vợ và và hai người đàn ông kia ra xử phạt theo lệ làng. Vừa mất mẹ vừa bị "cắm sừng", sau khi chôn cất mẹ và tham dự buổi làng kết tội người vợ hư hỏng, anh chồng bỏ đi biệt xứ.
Theo VNE
Rùng rợn tục sinh đôi giết một của người J'rai Cho rằng người phụ nữ đẻ sinh đôi là do bị ma ám, là bị Yàng phạt, sinh ba lại càng kinh hoàng hơn, nên sau những đứa trẻ vô tội chào đời trong hoàn cảnh này chưa kịp bú mẹ đã bị dân làng kéo đến mang đi chôn sống để tránh tai họa. Oan nghiệt hủ tục Người J'rai ở Gia...