Ông Truyền được ‘em kết nghĩa’ biếu tiền để xây biệt thự ‘khủng’?
“Ba tôi có người em kết nghĩa ở quận 9, người này có xây cho ba một ngôi nhà nhưng ba không ở sau đó cô biếu ba một số tiền để xây nhà đó”, chị Huệ nói.
Căn biệt thự đang gây xôn xao dư luận của ông Truyền được xây dựng trên diện tích hàng ngàn m2 tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Ngoài căn biệt thự “khủng” tại xã Sơn Đông, ông Truyền còn có ngôi nhà ở số 6, đường Lê Quý Đôn phường 1 ( TP. Bến Tre, tỉnh Bến tre). Theo lời ông Cao Văn Trọng phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre thì căn nhà ông Truyền mua theo Nghị định 61 (Nghị định số 61/CP ngày 5-7-1994 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, trong đó có việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê).
Theo quan sát thì đây là ngôi nhà được xây theo kiểu nhà ống, phía trước có bảng hiểu đề tên DNTN Trần Anh Dũng nhà phân phối bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn và có số điện thoại liên hệ nằm ở góc bên phải.
Liên hệ theo số điện thoại này thì có một người phụ nữ xưng là con gái ông Truyền tên là Trần Thị Ngọc Huệ nghe máy. Chị Huệ cho biết: “Ngôi nhà này của ba tôi, còn biển mang tên công ty đó là em dâu tôi đang làm đại lý phân phối cấp 1 cho công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn mấy năm rồi. Tên Trần Anh Dũng đó là cháu tôi. Trước đó ba tôi ở đây nhưng khi về hưu rồi ông bảo nơi này ồn ào không yên tĩnh vả lại tính ba thích vận động nên chuyển lên Sơn Đông ở và làm vườn”.
Nói về căn biệt thự của gia đình ở xã Sơn Đông chị Huệ phân trần: “Ba đắn đo lắm mới quyết định xây nhà. Trước đó em trai tôi mua chỗ đó là đất hoang, mua của một người tên Nghiệp và những người dân khác rồi dồn lại”.
Video đang HOT
Chị Huệ liên tục khẳng định đất dùng để xây biệt thự được người em trai mình mua đã lâu và khi mua thì giá rẻ lắm không nhiều tiền. “Ông cực khổ mười mấy năm rồi, trước khi làm nhà ông đắn đó lắm. Ngay như bản thân tôi làm việc trên Sài Gòn cũng được mấy chú bên hàng không muốn xin về mà ông không cho. Ông nhạy cảm và suy nghĩ kỹ như vậy đó. Giờ ông về hưu rồi từ hôm báo chí đưa thông tin lên làm ông rất phiền lòng. Huyết áp tăng cao nên gia đình không cho ông gặp người lạ”, chị Huệ nói.
Ngoài ra ông còn có ngôi nhà tại số 6 đường Lê Quý Đôn phường 1 (TP. Bến Tre, tỉnh Bến tre)
“Ba tôi có người em kết nghĩa ở quận 9, người này có xây cho ba một ngôi nhà nhưng ba không ở sau đó cô xuống dưới này thấy cuộc sống vất vả nên biếu ba một số tiền để ba làm nhà đó.Ông cũng đang cất nhà thiệt, nhìn bề ngoài thì cũng đẹp. Lúc đầu mọi người khuyên ông làm cổng bằng cột và lát đá nhưng ông quyết định làm bằng sắt cho tiết kiệm. Nhìn bên ngoài ngôi nhà thì nó vậy thôi chứ giá trị thì cũng bình thường thôi”, chị Huệ giải thích thêm về căn biệt thự “khủng” của gia đình.
Theo những người dân ở ấp 3, xã Sơn Đông nơi có ngôi biệt thự “khủng” của ông Truyền tọa lạc thì đất tại đây hiện đang được bán với giá khoảng 1,5 triệu/m2.
Theo Xahoi
Mẹ Dương Chí Dũng: Xin hãy bình tĩnh trước khi phán quyết sự sống của một con người
Hiện bà vẫn chưa biết gì về mức án 18 năm của Dương Tự Trọng mà cứ hi vọng con trai của mình sẽ chỉ phải đi tù khoảng 3-5 năm rồi về với bà.
Bên ngoài ngôi nhà của Dương Tự Trọng có tấm biển đề tên 2 ông bà: Ông Dương Khắc Thụ, bà Trần Thị Hương.
"Đơn xin cứu xét" được gửi đến các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí. Lá đơn kín 2 mặt giấy ngoài việc nói về gia cảnh còn mong các cơ quan pháp luật xác định thêm tình tiết để làm rõ hành vi tham ô của Dương Chí Dũng dù vụ án có chậm lại mấy tháng.
Cụ Trần Thị Hương (trú phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng), tự giới thiệu là mẹ đẻ của ông Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng cục hàng hải Việt Nam và nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines), người vừa bị TAND Hà Nội kết án tử hình về hai tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bà viết: "Chúng tôi hiện giấu bố các cháu về những sự việc đau đớn và khắc nghiệt này. Tôi sợ rằng, với bản chất của một lão thành cách mạng, kiên trung và nghiêm khắc với tất cả những gì làm ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của Đảng Cộng sản, Nhà nước XHCN Việt Nam, của nhân dân Việt Nam, ông cụ sẽ không chịu nổi khi đã 90 tuổi".
Cựu đại tá Dương Khắc Thụ, nguyên giám đốc Công an Hải Phòng, là một trong những người có công lớn trong ngành công an giai đoạn trước. Ông nổi tiếng là người nghiêm khắc, mẫu mực.
Bà cụ viết thêm: "Tôi không dám bao che, chưa dám xin giảm án, mà chỉ xin các cơ quan hành pháp bình tĩnh trước khi phán quyết sự sống của một con người".
Bà trình bày một số ý kiến, mong muốn cơ quan pháp luật xác định thêm những tình tiết quan trọng của vụ án mà con trai mình đã đề nghị trong phiên xử sơ thẩm. Cụ thể như ai là người đại diện Vinalines thỏa thuận việc mua ụ nổi 83M tại Nga hay ai đã thỏa thuận với công ty AP (môi giới) về khoản tiền "lại quả" 1,66 triệu USD.
Cụ bà cũng mong muốn các cơ quan hành pháp chấp thuận đề nghị của ông Dũng được đối chất với giám đốc AP.
Bà Hương cho rằng "những nguyện vọng đó là chính đáng và cơ quan điều tra có thể làm rõ được".
Theo bà thì dù vụ án có chậm lại mấy tháng, thậm chí dài hơn nữa để xác định rõ thì cũng không ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật..
Cuối bức thư, cụ bà 83 tuổi trải lòng: "Dù lúc này đây, trái tim tôi tưởng chừng như không còn đập được nữa, tôi vẫn có niềm tin rằng nhất định mong ước đó sẽ thành hiện thực".
Theo Xahoi
Dương Chí Dũng: Con đường từ Cục Hàng hải tới trại giam Trước khi bất ngờ rơi vào vòng tù tội, Dương Chí Dũng có sự nghiệp sáng lạn, với đường quan lộ rộng thênh thang... Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011 thì ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ...