Ông Trump: Xung đột Nga – Ukraine phải chấm dứt
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên chuẩn bị thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
“Phải đạt được thỏa thuận”, Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu tại một cuộc họp báo tại câu lạc bộ Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, Florida hôm 16/12.
Ông Trump cho biết ông sẽ nói chuyện với cả Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Tổng thống đắc cử Mỹ nói rằng ông lo lắng về những hình ảnh thảm khốc từ cuộc xung đột.
“Cuộc xung đột này phải chấm dứt”, ông Trump nhấn mạnh.
Ông Trump không đưa ra câu trả lời trực tiếp khi được hỏi liệu ông có tin rằng Ukraine nên nhượng bộ lãnh thổ cho Nga như một phần của thỏa thuận đàm phán để chấm dứt chiến tranh hay không.
Ông Trump cho biết phần lớn lãnh thổ đang tranh chấp đã bị biến thành đống đổ nát và phải mất một thế kỷ để phục hồi.
“Ý tôi là, có những thành phố không còn tòa nhà nào trụ vững, đó là một đống đổ nát”, ông nói.
Ông Trump nhiều lần tuyên bố ông muốn nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến Ukraine, nhưng vẫn giữ kín chi tiết.
Video đang HOT
Ông nói với tạp chí Time trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tuần trước rằng, ông có một “kế hoạch rất tốt” để giúp chấm dứt cuộc xung đột, nhưng nếu ông tiết lộ ngay bây giờ thì “nó sẽ trở thành một kế hoạch gần như vô giá trị”.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần tuyên bố có khả năng chấm dứt xung đột Nga – Ukraine trong vòng 24 giờ, thậm chí trước khi nhậm chức. Tuy nhiên, các bên hầu hết đều tỏ ra hoài nghi về phát ngôn này.
“Ông Trump thực sự nghiêm túc về lệnh ngừng bắn từ ngay ngày đầu tiên”, một nguồn tin được cho là thân cận với tổng thống sắp nhậm chức nói với NBC News vào ngày 13/12.
Tuy nhiên, cả Moscow và Kiev đều nghi ngờ khả năng ông Trump có thể chấm dứt chiến sự chỉ trong vòng 24 giờ.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump đã phóng đại khi tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine trong 24 giờ.
Tổng thống Ukraine Zelensky khẳng định “công thức hòa bình” gồm 10 điểm của ông là lộ trình khả thi duy nhất để chấm dứt xung đột.
Trong khi đó, Nga cho rằng kế hoạch của Ukraine là “ảo tưởng” và “xa rời thực tế”. Moscow luôn giữ lập trường rằng bất kỳ giải pháp nào cũng phải bắt đầu bằng việc Ukraine ngừng các hoạt động quân sự và thừa nhận “thực tế lãnh thổ”, cam kết trung lập.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico hôm 10/12 cũng nhận định, ông Trump khó lòng kết thúc chiến sự Ukraine trong vòng một ngày. “Chúng ta đã thấy một số tuyên bố mơ hồ được đưa ra. Nếu hiểu Nga, các vị sẽ biết không thể gây sức ép với họ. Mọi thứ không diễn ra như vậy. Tuy nhiên, tôi vẫn hoan nghênh cách tiếp cận mang tính xây dựng của lãnh đạo Mỹ tương lai”, ông cho biết.
Trung Quốc 'đánh đòn phủ đầu' trước nguy cơ cuộc chiến thương mại với chính quyền Trump 2.0
Trung Quốc đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại tiềm tàng với chính quyền Trump 2.0. Từ việc điều tra Nvidia, kiểm soát xuất khẩu khoáng sản quan trọng đến siết chặt chuỗi cung ứng UAV, Bắc Kinh đang tìm cách khai thác lợi thế phi thuế quan để tạo áp lực lên nền kinh tế Mỹ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc đã phô trương một loạt các biện pháp đối phó mạnh mẽ nhằm chuẩn bị cho những căng thẳng thương mại tiềm tàng giữa hai siêu cường.
Theo tờ Wall Street Journal ngày 12/12, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Bắc Kinh đã nhận ra rằng họ không thể đáp trả bằng thuế quan tương đương với Washington, do đó đã tìm ra những cách khác để gây tác động đến nền kinh tế Mỹ. Khi nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump đang đến gần, Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp đối phó mà họ có thể sử dụng khi Tổng thống đắc cử Mỹ đe dọa áp dụng thuế lên tới 60% đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.
Chiến lược đối phó của Trung Quốc
Trong những ngày gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành cuộc điều tra theo quy định đối với công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu của Mỹ là Nvidia. Đồng thời, họ cũng đe dọa đưa một hãng sản xuất hàng may mặc lớn của Mỹ vào danh sách đen, chặn xuất khẩu các khoáng sản quan trọng sang Mỹ và siết chặt chuỗi cung ứng thiết bị bay không người lái (UAV). Điều này cho thấy rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho những biện pháp phi thuế quan có thể đóng vai trò quan trọng trong bộ công cụ của họ cho cuộc chiến thương mại tiềm tàng sắp tới.
Một yếu tố quan trọng trong bối cảnh này là sự chênh lệch trong thương mại giữa hai nước. Mỹ mua nhiều hàng hóa hơn từ Trung Quốc khoảng ba lần so với chiều ngược lại, điều này khiến Bắc Kinh khó có thể trả đũa bằng thuế quan mà không làm trầm trọng thêm các vấn đề trong nền kinh tế nội địa. Thay vào đó, Trung Quốc cần tìm ra những điểm đòn bẩy độc đáo để khai thác lợi thế từ cuộc đối đầu trên.
Vì vậy đầu tuần này, các cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc đã công bố cuộc điều tra chống độc quyền đối với Nvidia, chỉ một tuần sau khi chính quyền Biden sắp mãn nhiệm tăng cường các hạn chế Trung Quốc tiếp cận chất bán dẫn cao cấp. Bắc Kinh cáo buộc rằng Nvidia có thể đã vi phạm các điều khoản mà họ nhận được từ Bắc Kinh vào năm 2020 để mua lại một công ty mạng của Israel. Thời điểm diễn ra cuộc điều tra và mục tiêu nhắm đến là một công ty công nghệ lớn của Mỹ nhấn mạnh sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc sử dụng các công cụ pháp lý để nhắm vào những công ty hàng đầu của Mỹ.
Angela Zhang, Giáo sư luật tại Đại học Nam California, cho biết chiến lược này lần đầu tiên được áp dụng sau khi Trung Quốc trì hoãn việc chấp thuận đề xuất sáp nhập giữa Qualcomm và NXP Semiconductors vào năm 2018, biến vấn đề này thành một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Trung Quốc cũng đang lập ra một "danh sách thực thể không đáng tin cậy" bao gồm các công ty và cá nhân nước ngoài sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản hơn khi kinh doanh với quốc gia này. Động thái đó bắt nguồn từ các hành động mà Bộ Thương mại Mỹ đã thực hiện trước đây đối với công ty Huawei Technologies. Tuy nhiên, danh sách của Trung Quốc vẫn trống cho đến đầu năm 2023 khi nước này chỉ định hai nhà thầu quốc phòng Mỹ là các thực thể không đáng tin cậy sau khi quân đội Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu do thám nghi ngờ của Trung Quốc.
Sự mơ hồ trong danh sách thực thể không đáng tin cậy tạo ra khả năng gây áp lực lên Mỹ. Vào tháng 9 năm nay, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ đang điều tra xem có nên đưa PVH - công ty sở hữu các thương hiệu Calvin Klein và Tommy Hilfiger - vào danh sách hay không. Cuộc điều tra được thúc đẩy bởi những cáo buộc rằng PVH đã tẩy chay bông từ Tân Cương.
Tàu chở hàng Trung Quốc neo tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Lợi thế trong chuỗi cung ứng
Ngoài các động thái pháp lý, Trung Quốc còn chuyển hướng sang các nguồn sức mạnh bất đối xứng khác để đáp trả Mỹ. Một trong số đó là lợi thế của nước này trong chuỗi cung ứng UAV và sản xuất khoáng sản quan trọng cho chất bán dẫn và thiết bị quốc phòng. Tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố sẽ cấm xuất khẩu gali, germani và antimon sang Mỹ, đồng thời tiến hành đánh giá chặt chẽ hơn về hoạt động bán than chì.
Trung Quốc hiện thống trị việc sản xuất nhiều khoáng sản chủ chốt nhờ công nghệ vượt trội và chi phí vận hành thấp. Đặc biệt, nước này sản xuất khoảng 98% gali - kim loại được sử dụng trong chip điện tử. Một nghiên cứu do Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho thấy việc hạn chế hoàn toàn xuất khẩu gali và germani có thể làm giảm sản lượng kinh tế của Mỹ xuống 3,4 tỷ USD.
Trung Quốc cũng đang tận dụng lợi thế trong thị trường UAV, nơi họ là bên tham gia lớn nhất thế giới. Những nỗ lực mua sắm từ các quốc gia khác gặp khó khăn do phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố lệnh trừng phạt đối với hơn một chục công ty công nghệ UAV của Mỹ, trong đó có một số công ty cung cấp UAV cho Ukraine. Trong số đó có Shield AI, UAV tầm xa tích hợp trí tuệ nhân tạo của công ty này đã bay trong các nhiệm vụ của Ukraine.
Giám đốc điều hành Shield AI cho biết công ty đã chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc vì viễn cảnh về lệnh trừng phạt cũng như các hạn chế an ninh quốc gia từ lâu đã khiến việc mua hàng từ Trung Quốc "không khả thi về mặt thương mại".
Dmytro Shymkiv, đối tác sáng lập của AeroDrone tại Ukraine, đã đưa ra quyết định tương tự sau khi chuyển sang sử dụng linh kiện Trung Quốc vào năm 2022. Một số công ty Ukraine cho biết một số nguồn cung cấp nhất định đang trở nên khó nhập khẩu hơn.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng vẫn diễn ra chậm chạp vì Trung Quốc tiếp tục thống trị nguồn cung cấp pin và động cơ toàn cầu. Trung Quốc cung cấp hơn 90% nam châm được sử dụng trong các động cơ cung cấp năng lượng cho tên lửa, tàu, UAV và vệ tinh, với các bảng mạch được giao nhanh hơn và rẻ hơn từ Trung Quốc.
Theo Yurii Poita, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự, Chuyển đổi và Giải trừ quân bị của Ukraine, một UAV không người lái Mavic của nhà sản xuất Trung Quốc DJI - nhà sản xuất UAV cỡ nhỏ lớn nhất thế giới - có giá lên tới 4.000 USD, trong khi một UAV tương đương được sản xuất ở nơi khác sử dụng các linh kiện không phải của Trung Quốc có thể có giá lên tới 15.000 USD.
Công Thuận/Báo Tin tức (Theo wsj.com)
Xung đột Ukraine có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân Xung đột Ukraine có thể leo thang và thậm chí có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cảnh báo. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (Ảnh: Reuters). "Chúng tôi không phủ nhận nguy cơ cuộc chiến Ukraine sẽ bùng nổ thành một chiều hướng nguy hiểm hơn nhiều, cả về mặt địa lý...