Ông Trump tức giận sau điện đàm với Thủ tướng Anh
Hôm 28/1 vừa qua, chính phủ Anh thông báo rằng Huawei sẽ được tham gia vào công tác phát triển mạng lưới 5G quốc gia ở nước này, nhưng với một số giới hạn nhất định.
Các chi tiết mới vừa được tiết lộ về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson. Trước đó, tờ Financial Times đã đưa tin rằng cuộc hội thoại diễn ra hôm 28/1 đã trở nên rất căng thẳng. Các nguồn tin chính phủ ở London và Washington đều đã miêu tả cuộc gọi giữa hai nhà lãnh đạo là “vô cùng giận giữ”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson
Hôm nay (8/2), tờ Evening Standard của Anh lại vừa tiết lộ thêm rằng ông Trump đã kết thúc cuộc gọi bằng cách “đập mạnh điện thoại xuống”. Những người có mặt trong văn phòng của Thủ tướng Anh khi cuộc gọi diễn ra đã “rất kinh ngạc” trước ngôn ngữ dữ dội của ông Trump khi nói chuyện với ông Johnson. Một nguồn tin cho biết người đứng đầu Nhà Trắng đã “nổi đoá” và đã thể hiện điều này bằng những ngôn từ rất mạnh mẽ.
Cuối tháng 1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói rằng các công ty viễn thông Trung Quốc phải bị cấm khỏi các mạng lưới 5G của Mỹ và các đồng minh châu Âu. Anh cho biết sẽ loại trừ Huawei ra khỏi tất cả các mạng lưới liên quan đến an ninh và các khu vực địa lý nhạy cảm, như các căn cứ hạt nhân và quân đội. Ngoài ra, quyền truy cập của Huawei và các hãng “rủi ro cao” khác vào các bộ phận không nhạy cảm của mạng lưới cũng sẽ được giới hạn ở mức 35%.
Kể từ cuộc gọi với Tổng thống Trump, Anh đã đồng ý sẽ giới hạn thêm việc sử dụng các sản phẩm của Huawei.
Video đang HOT
Anh Thư
Theo vietnamnet.vn
EU "gian nan" chứng minh tình đoàn kết hậu Brexit
Các nhà lãnh đạo EU khẳng định sức mạnh đoàn kết của khối, nhấn mạnh đây là "hoàng hôn của một kỷ nguyên mới".
Đúng 6h sáng nay theo giờ Việt Nam, Anh đã chính thức rút khỏi các thể chế của Liên minh châu Âu tại Strasbourg và Brussels. Nếu như Thủ tướng Anh Boris Johson gọi đây là "khoảnh khắc của sự đổi mới", thì Liên minh châu Âu cũng quyết tâm sang trang Brexit để tiến tới giai đoạn tiếp theo, đó là những cuộc đàm phán về các mối quan hệ tương lai với Anh. Dự kiến chỉ diễn ra trong vẻn vẹn 11 tháng, song giai đoạn này được dự báo cũng không kém phần sóng gió so với những cuộc đàm phán "chia tay" trong suốt 3 năm rưỡi qua.
Đúng 6h sáng nay theo giờ Việt Nam, Anh đã chính thức rút khỏi các thể chế của Liên minh châu Âu tại Strasbourg và Brussels. Ảnh: Financial Times
Sau 47 năm "chung nhà", lá cờ của nước Anh đã được kéo xuống khỏi tòa nhà của Hội đồng châu Âu ở Brussels lúc 18h30 giờ GMT (tức 1h30 giờ Việt Nam) và sau đó 2 tiếng rưỡi là tại 2 tòa nhà của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg và Ủy ban châu Âu ở Brussels.
Trước cuộc chia tay lịch sử với nước Anh, quốc gia thành viên đầu tiên quyết định rời Liên minh châu Âu, các nhà lãnh đạo của khối đã chia sẻ "cảm xúc lẫn lộn", song không quên khẳng định sức mạnh đoàn kết của khối, nhấn mạnh đây là "hoàng hôn của một kỷ nguyên mới".
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, Liên minh châu Âu muốn thiết lập một mối quan hệ đối tác tốt nhất có thể với Anh .
"Chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt nhất có thể với Vương quốc Anh, nhưng nó sẽ không bao giờ có thể được như khi còn là một thành viên. Kinh nghiệm đã dạy chúng ta rằng sức mạnh không nằm trong sự tách biệt, mà là trong chính liên minh của chúng ta. Không nơi nào khác trên thế giới bạn có thể tìm thấy 27 quốc gia gồm 440 triệu người, nói 24 ngôn ngữ khác nhau, dựa vào nhau, làm việc cùng nhau và sống cùng với nhau như Liên minh châu Âu", bà Leyen nói.
Sau "Brexit chính trị" có hiệu lực lúc 6h sáng nay theo giờ Việt Nam, giai đoạn chuyển tiếp kéo dài tới cuối năm 2020 cũng chính thức bắt đầu. Trong thời gian này Anh và Liên minh châu Âu sẽ đàm phán về mối quan hệ tương lai, đặc biệt là về thương mại.
Chịu trách nhiệm dẫn dắt các cuộc đàm phán về phía Liên minh châu Âu, ông Michel Barnier dự kiến đầu tuần tới sẽ công bố những ưu tiên và phương thức hoạt động của giai đoạn thứ 2 này. Trước đó cũng trong chiều qua ông đã gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở thủ đô Paris. Nhà lãnh đạo Pháp từng ví Brexit như "hồi chuông cảnh báo lịch sử".
"Sự ra đi này là một cú sốc. Đó là một hồi chuông cảnh báo mang tính lịch sử sẽ vang vọng ở mỗi quốc gia, được cả châu Âu lắng nghe và khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bởi đây lần đầu tiên sau 70 năm, một quốc gia rời khỏi Liên minh châu Âu", Tổng thống Macron nhấn mạnh.
Các vấn đề liên quan tới các cuộc đàm phán phải được 27 nước thành viên thông qua trước khi bắt đầu chính thức vào đầu tháng 3. Các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là thỏa thuận thương mại tự do, các vấn đề an ninh và khuôn khổ pháp lý của mối quan hệ mới này, đặc biệt trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Tiến trình được dự báo là không hề dễ dàng. Ngoài thời hạn đàm phán quá ngắn (11 tháng), thì việc tôn trọng các quy định và tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu, đặc biệt là về xã hội và môi trường cũng đang đặt ra vấn đề.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu nhiều lần nhấn mạnh, việc tiếp cận với thị trường chung, với khoảng 440 triệu người tiêu dùng sẽ được tính toán dựa trên mức độ tôn trọng các quy định của Anh.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh: "Điều cần thiết bây giờ là các cuộc đàm phán chuyên sâu, một lần nữa sẽ được Ủy ban châu Âu, đặc biệt là ông Michelle Banier dẫn dắt. Chúng ta là một khối thống nhất và vì thế cần có một cách tiếp cận thống nhất đối với Vương Quốc Anh. Những cuộc đàm phán này chắc chắn sẽ không dễ dàng. Chúng ta có thị trường nội bộ tích hợp với các quyền tự do cơ bản và Vương quốc Anh càng tách rời khỏi các điều kiện của thị trường nội bộ, những thay đổi sẽ càng mạnh mẽ hơn trong các mối quan hệ trong tương lai".
Trước những cuộc đàm phán này, các nhà lãnh đạo châu Âu muốn chứng tỏ sức mạnh đoàn kết của khối. Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli đã gửi thông điệp tới những ai tìm cách làm suy yếu và gây chia rẽ Liên minh châu Âu, đồng thời bày tỏ mong muốn Brexit sẽ là dịp để tái khẳng định các giá trị và quy tắc của châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thì dẫn lời Jean Monnet, nhà sáng lập Liên minh châu Âu: "Tôi không lạc quan, tôi cũng không bi quan, song tôi có quyết tâm". Bà đặc biệt nhấn mạnh tới đà chính trị mà Liên minh châu Âu có được từ những ngày đầu thành lập, cùng với tiềm lực kinh tế sẵn có của khối./.
Theo Thu Hoài/VOV1
tổng hợp
Nghị viện Châu Âu chính thức phê chuẩn thỏa thuận Brexit Anh sẽ chính thức rời EU vào đêm 31/1/2020, theo giờ Bỉ. Ngày 29/1, Nghị viện châu Âu đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận giữa Anh và liên minh châu Âu (EU) về việc Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit. Nước Anh sẽ chính thức rời EU vào đêm 31/1 tới. Nghị viện Châu Âu chính thức phê chuẩn Thỏa...