Ông Trump: “Tôi không quan tâm tới châu Âu, vì châu Âu không bầu cho tôi”
Tổng thống Trump tự tin tuyên bố, ông có thể trở thành người được ủng hộ nhất châu Âu và chạy đua vào bất cứ cơ quan nào dù tỉ lệ ủng hộ ông tại đây đang sụt giảm. Tuy nhiên, ông cũng nói không quan tâm tới châu Âu vì “người châu Âu không bầu cho tôi”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Trong bài viết đăng tải trên Washington Post vào ngày 1/1, Thượng nghị sĩ Mitt Romney đã chỉ trích các chính sách và chương trình nghị sự theo chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump. Ông Romney cho rằng những động thái này đã khiến ông Trump mất đi sự ủng hộ từ châu Âu, viện dẫn một kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông trên sụt giảm nhanh chóng ở các nước đồng minh truyền thống của Mỹ như Đức, Anh, Pháp, Thụy Điển và cả Canada.
Tổng thống Trump biết về chỉ số này nhưng nhấn mạnh rằng ông vẫn đang duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp với các lãnh đạo châu Âu. “Tôi không quan tâm tới châu Âu. Tôi không được bầu bởi người châu Âu. Người Mỹ bỏ phiếu cho tôi”, ông Trump nói.
“Tôi có thể là người được ủng hộ nhất châu Âu. Tôi có thể chạy đua cho bất cứ cơ quan, văn phòng nào mà tôi muốn nhưng chỉ là tôi hiện không muốn mà thôi. Tôi muốn họ (châu Âu) phải đối xử công bằng với Mỹ nhưng họ không làm vậy”, ông nhấn mạnh.
Trong 2 năm ngồi “ghế nóng”, ông Trump đã không ít lần bùng phát mâu thuẫn với các đồng minh về vấn đề nhập cư, chi tiêu quốc phòng, rào cản thương mại, môi trường, đường ống khí đốt với Nga, hiệp ước hạt nhân Iran.
Ông Trump nói rằng ông làm như vậy vì nhiệm vụ của ông là khiến châu Âu phải tăng ngân sách cho quốc phòng và mang lại lợi ích cho an ninh của Mỹ. Giới quan sát cho rằng ông Trump đã nhất quán trong việc áp dụng chiến lược “Nước Mỹ là trên hết” trong mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ với châu Âu và khiến người dân châu lục này “quay lưng” với ông.
Video đang HOT
Ông Trump đã không ít lần chỉ trích các nước EU lợi dụng Mỹ về vấn đề thương mại và quốc phòng, đồng thời kêu gọi họ tăng chi tiêu quốc phòng theo khung của NATO.
“Đức chỉ chi 1% (tỉ lệ ngân sách quốc phòng so với tổng GDP). Họ cần phải chi 4%. Một số quốc gia chỉ chi một phần nhỏ trên tổng số tiền họ cần phải bỏ ra. Vì vậy, khi tôi nói với họ rằng họ cần mở hầu bao cho quốc phòng, tôi sẽ không còn được ủng hộ nhiều tại châu Âu”, ông Trump nói.
Quan hệ giữa chính quyền ông Trump và các đồng minh bắt đầu căng thẳng từ khi Mỹ áp thuế bổ sung lên mặt hàng nhôm và thép của châu Âu từ tháng 6 năm ngoái. Ông Trump cũng chỉ trích các đồng minh NATO về vấn đề chi tiêu quốc phòng.
Tổng thống Mỹ cũng lên án việc Đức hợp tác với Nga xây dựng đường ống Nord Stream 2 và dọa trừng phạt các công ty châu Âu thực hiện dự án. Ngoài ra, sự việc ông Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước hạt nhân với Iran năm 2015 cũng bị các đồng minh phản đối gay gắt.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Tổng thống Putin nói gì trước đề xuất thành lập quân đội riêng châu Âu của Pháp?
Tống thống Putin cho rằng, đề xuất thành lập một lực lượng quân đội châu Âu riêng biệt của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron mang đến tín hiệu tích cực cho thế giới đa cực.
"Châu Âu là một liên minh kinh tế mạnh mẽ, việc họ muốn độc lập và tự chủ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là điều hoàn toàn tự nhiên", nhà lãnh đạo Nga nói trong cuộc phỏng vấn với RT hôm 10/11 khi tới Paris, Pháp tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I.
Ông cũng tin rằng việc thành lập lực lượng quân đội riêng của châu Âu là một tiến trình tích cực giúp củng cố thế giới đa cực.
Tổng thống Puitn trả lời phỏng vấn của RT. (Ảnh: RT)
Nói về mối quan hệ giữa Nga với NATO và Washington, ông Putin khẳng định Matxcơva luôn sẵn sàng đối thoại, nhưng quyết định nằm trong tay Mỹ. Nhà lãnh đạo Nga cùng với đó hy vọng các cuộc đàm phán về Hiệp ước các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) với Washington có thể sớm được phục hồi.
Ông nói thêm rằng Nga gần đây đã tránh tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn gần biên giới NATO để giảm bớt căng thẳng, nhấn mạnh Nga "không có vấn đề gì" với các cuộc tập trận của NATO.
Hôm 6/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập tới ý tưởng thành lập lực lượng quân đội riêng của châu Âu, khẳng định đây là điều cần thiết cho lục địa già.
"Chúng ta sẽ không bảo vệ được người dân châu Âu nếu chúng ta không có một đội quân thực sự. Nga đang ở gần biên giới chúng ta và cho thấy họ luôn là một mối đe dọa. Chúng ta phải có một đội quân có thể tự bảo vệ mình thay vì chỉ dựa vào Mỹ", nhà lãnh đạo Pháp nói trong cuộc phỏng vấn với đài Europe 1.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Macron cũng chỉ trích Tổng thống Trump vì đã quyết định rút khỏi INF. Ông cho rằng bước đi này sẽ gây ra những hậu quả nhất định đối với châu Âu.
"Chúng tôi phải bảo vệ chính mình trước Nga, Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ", nhà lãnh đạo Pháp cho hay.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump sau đó gọi ý tưởng này là sự xúc phạm, đồng thời nhấn mạnh châu Âu nên trả phần đóng góp công bằng cho NATO, vốn đã được Mỹ trợ cấp rất nhiều.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp sau đó đã cố gắng dung hòa những khác biệt khi cùng đồng ý rằng sức mạnh của châu Âu cần được củng cố.
Mặc dù vậy Tổng thống Trump vẫn nhấn mạnh Mỹ muốn giúp châu Âu nhưng phải công bằng, vì hiện tại Washington đang chịu phần lớn chi phí để duy trì hoạt động của NATO.
(Nguồn: RT)
SONG HY
Theo VTC
Báo Nga: Thách thức Mỹ, Trung Quốc có thể gắn AK-47 lên máy bay không người lái Trung Quốc giới thiệu mẫu máy bay không người lái tàng hình lớn và một mẫu máy bay không người lái nhỏ hơn tại triển lãm hàng không, tuyên bố có thể trang bị AK-47 hoặc bất cứ vũ khí nào khách hàng muốn lên những máy bay này. Theo RT, Trung Quốc đang sẵn sàng gia nhập thị trường thiết bị bay...