Ông Trump tham vọng phác thảo lại trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu?

Theo dõi VGT trên

Giới quan sát nhận định, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang có các động thái nhằm định hình lại trật tự thế giớiphương Tây dẫn đầu trong hàng chục năm qua.

Ông Trump tham vọng phác thảo lại trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu? - Hình 1

Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức trở lại Nhà Trắng với một quan điểm nhất quán: Nước Mỹ là trên hết. Ông đã thu hút sự chú ý của dư luận với hàng loạt sắc lệnh hành pháp và những lời cảnh báo cứng rắn.

Theo giới quan sát, các động thái táo bạo của nhà lãnh đạo này trong những ngày qua dường như là động thái cho thấy ông Trump muốn tái định hình vận mệnh của nước Mỹ trong trật tự thế giới hiện tại.

Những điểm nổi bật trong chiến lược của ông Trump được phản ánh thông qua bài phát biểu trực tuyến dài 45 phút tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) hôm 23/1, đề cập đến hàng loạt vấn đề kinh tế, đối ngoại.

Ông đưa ra mối đ.e dọ.a rõ ràng nhất từ trước đến nay về việc áp thuế lên hàng hóa châu Âu, đối tác lâu năm của Mỹ. Ông đặt ra một mục tiêu gần như không thể đạt được với phần lớn các nước NATO liên quan tới chi tiêu quốc phòng.

Ông tiếp tục kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia đàm phán nhằm kết thúc cuộc chiến ở Ukraine và nhấn mạnh cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

“Ông ấy được bầu làm người phá vỡ trật tự. Ông ấy hứa sẽ phá vỡ cách thức vận hành hiện tại, cả trong nội bộ nước Mỹ lẫn trên trường quốc tế. Ông ấy đã nhất quán từ suốt chiến dịch tranh cử, giai đoạn chuyển tiếp, và giờ là trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ”, David Miliband, cựu ngoại trưởng Anh, nhận định.

Thay đổi trật tự toàn cầu?

Trong “thời đại hoàng kim” mới do ông Trump lãnh đạo, Tổng thống Mỹ lập luận rằng nước này sẽ theo đuổi lợi ích quốc gia của riêng Mỹ.

Ông nhiều lần gọi Mỹ là một quốc gia “có chủ quyền”. Đây là cách diễn đạt ám chỉ cho việc Mỹ sẽ hành động một cách độc lập, không thông qua các tổ chức quốc tế được thành lập sau Thế chiến II với mục tiêu mà Washington mô tả là bảo vệ dân chủ và thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu.

Ông Trump cho rằng cách tiếp cận này là hợp lý vì trong nhiều năm Mỹ đã đối mặt với nhiều điều không công bằng.

Ông khẳng định, từ nay trở đi, mọi hành động đối ngoại của Mỹ sẽ cân nhắc đến khía cạnh thiệt – hơn cho người dân Mỹ và đán.h giá xem liệu nó sẽ mang lại lợi ích gì cho người dân Mỹ. Các quốc gia khác và các tập đoàn đa quốc gia không cần phải hợp tác với Mỹ, nhưng nếu họ từ chối, họ sẽ bị trừng phạt, bao gồm cả việc áp thuế quan.

Ông Trump cũng nhấn mạnh rằng nước Mỹ đủ mạnh và giàu tài nguyên để không cần bất kỳ quốc gia nào khác. Liên quan tới Canada, ông nói: “Chúng ta không cần họ để sản xuất ô tô. Chúng ta không cần gỗ của họ vì chúng ta có rừng riêng. Chúng ta không cần dầu mỏ và khí đốt của họ. Chúng ta có nhiều hơn bất kỳ ai”.

Ông Trump dành sự ch.ỉ tríc.h đặc biệt hướng tới Liên minh châu Âu. Ông phàn nàn gay gắt về các quy định của EU mà ông cho rằng làm kìm hãm tăng trưởng của Mỹ.

Ông cũng ch.ỉ tríc.h các loại thuế và hạn chế mà EU áp dụng đối với các công ty công nghệ Mỹ là Google, Apple và Meta. Ông xem các công ty này như công cụ của sức mạnh Mỹ. “Đây là các công ty Mỹ, dù bạn có thích hay không. Chúng là công ty Mỹ và họ không nên làm thế”, ông nói.

Ông Trump thể hiện tính cách rõ nét của một doanh nhân thích thương lượng khi ch.ỉ tríc.h NATO.

Ông Trump tham vọng phác thảo lại trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu? - Hình 2

Ông Trump gia tăng áp lực lên các đồng minh NATO (Ảnh: Reuters).

Video đang HOT

Ông yêu cầu các thành viên tăng chi tiêu quốc phòng lên hơn gấp đôi, đạt 5% GDP, một con số có thể khiến nhiều nền kinh tế phương Tây gặp thách thức hoặc buộc các chính phủ EU phải loại bỏ các hệ thống an sinh xã hội đắt đỏ vốn là đặc trưng của hệ tư tưởng dân chủ xã hội châu Âu.

Ông khẳng định rằng yêu cầu này là hợp lý, vì Mỹ, quốc gia chi tiêu nhiều hơn bất kỳ thành viên NATO nào khác, không thể tiếp tục gánh chịu chi phí cho việc bảo vệ các đồng minh giàu có nhưng đóng góp không tương xứng.

Ông Trump cũng cảnh báo rằng nếu các thành viên NATO không đạt được mức chi tiêu mới này, Mỹ có thể sẽ xem xét lại cam kết của mình đối với điều 5 trong hiến chương NATO, vốn quy định rằng một cuộc tấ.n côn.g vào một thành viên sẽ được coi là một cuộc tấ.n côn.g vào tất cả các nước.

Ông Trump cũng có cách tiếp cận khác biệt với những đối thủ hàng đầu của Mỹ là Nga và Trung Quốc.

Liên quan tới Nga, ông Trump nhấn mạnh ý định giữ cho các kênh ngoại giao luôn mở, mặc dù cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục leo thang.

Ông đán.h giá Tổng thống Nga Vladimir Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, bất chấp việc cộng đồng quốc tế đã ch.ỉ tríc.h Moscow vì hành động quân sự của mình. Ông Trump tuyên bố rằng ông sẵn sàng làm trung gian đàm phán giữa Nga và Ukraine, miễn là các điều khoản đáp ứng “những lợi ích chiến lược của Mỹ”.

Còn với Trung Quốc, ông Trump tiếp tục sử dụng chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”. Ông cho biết sẽ tiếp tục áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để đối phó với những gì ông gọi là “các hành vi thương mại không công bằng”, đồng thời kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình hợp tác chặt chẽ hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và an ninh mạng.

Cách tiếp cận của ông Trump gây ra những phản ứng khác nhau. Một số nhà lãnh đạo kinh doanh bày tỏ sự ủng hộ đối với thông điệp cứng rắn của ông, cho rằng các chính sách của ông có thể khuyến khích các quốc gia khác đóng góp nhiều hơn vào hệ thống toàn cầu.

Những người khác, đặc biệt là từ châu Âu và các tổ chức phi chính phủ, ch.ỉ tríc.h cách tiếp cận này là thiếu sự nhạy cảm đối với các vấn đề quốc tế. Họ cảnh báo rằng việc Mỹ buông lỏng vai trò lãnh đạo toàn cầu truyền thống có thể tạo ra một khoảng trống quyền lực nguy hiểm, mở đường cho các quốc gia đối thủ như Trung Quốc hoặc Nga lấp vào.

Bằng cách tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ sẽ đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả, ông Trump đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế: “Cuộc chơi đã thay đổi”.

Điều này cho thấy rằng, dưới sự lãnh đạo của ông, Mỹ dường như không còn muốn đảm nhận vai trò của một nhà lãnh đạo toàn cầu hào phóng, mà thay vào đó sẽ tập trung vào một khía cạnh thực dụng hơn: Đảm bảo lợi ích trực tiếp cho người dân Mỹ.

Thách thức hàng đầu

Trong khi ông Trump có xu hướng gây áp lực lên nhóm đồng minh phương Tây truyền thống, thì các đối thủ chính của Mỹ lại đang có động thái khác. Nga, Triều Tiên, Trung Quốc và Iran đang đoàn kết và xích lại gần nhau hơn kể từ sau năm 2022, khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Ông Trump đã cam kết chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine, kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran, Triều Tiên và đối phó với Trung Quốc, đồng thời tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ.

Trong vài năm gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thiết lập một “quan hệ đối tác không giới hạn”, trong đó Bắc Kinh tăng cường hợp tác kinh tế với Moscow, điều Nga cần để chống lại hàng chục nghìn lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Vào tuần trước, ông Putin và ông Tập đã đề xuất tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược của họ trong một cuộc điện đàm dài, chỉ một ngày sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ. Ngoài ra, Nga đã ký các hiệp ước chiến lược với Triều Tiên vào tháng 6/2024 và với Iran vào tuần trước.

Theo các nhà phân tích, việc nhóm 4 quốc gia này xích lại gần nhau đang tạo ra thách thức cho Mỹ và đồng minh phương Tây.

“Thách thức đối với ông Trump là mối quan hệ đối tác giữa Moscow và Bắc Kinh làm giảm khả năng Nga sẵn sàng hợp tác với Washington và tăng khả năng chống chịu của Trung Quốc trước áp lực từ Mỹ”, ông Daniel Russel thuộc Viện Chính sách Xã hội châu Á, nhận xét.

Nga đã vượt qua các lệnh trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây nhờ vào lượng lớn dầu mỏ mà Trung Quốc mua và nguồn cung cấp hàng hóa lưỡng dụng của Trung Quốc mà chính quyền Mỹ trước đây cho rằng hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng Nga, một cáo buộc mà Bắc Kinh nhiều lần mạnh mẽ phủ nhận.

Triều Tiên cũng bị phương Tây nghi ngờ cung cấp binh lính và vũ khí cho Nga ở Ukraine, đồng thời nhanh chóng phát triển chương trình tên lửa hạt nhân.

Trong khi đó, Iran, dù bị suy yếu bởi các cuộc tấ.n côn.g của Israel vào các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực, có thể khởi động lại nỗ lực chế tạo vũ khí hạt nhân nếu áp lực lên Tehran gia tăng, giới chuyên gia cảnh báo.

Mike Waltz, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, cho biết: “Trung Quốc đang mua dầu từ Iran với giá rẻ, Iran sử dụng số tiề.n đó để sản xuất tên lửa và máy bay không người lái gửi đến Nga, và Nga sử dụng chúng để tấ.n côn.g cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine”.

Nga trước đó nhiều lần bác bỏ thông tin họ nhận vũ khí từ một bên thứ 3 và Moscow khẳng định họ có đủ năng lực sản xuất quốc phòng để duy trì cuộc chiến.

Trong phiên điều trần tại Thượng viện trước đó, Ngoại trưởng Marco Rubio đã gọi Trung Quốc là mối đ.e dọ.a lớn nhất đối với Mỹ, và ch.ỉ tríc.h Moscow, Tehran, Bình Nhưỡng.

Ông Trump tham vọng phác thảo lại trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu? - Hình 3

BRICS, một nhóm do Nga và Trung Quốc là thành viên sáng lập, có khả năng cạnh tranh tầm ảnh hưởng với phương Tây (Ảnh: AFP).

Sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc cũng khiến ông Trump lo ngại. Ông cảnh báo áp thuế 100% lên các thành viên nhóm các nền kinh tế phát triển mới nổi (BRICS) nếu họ tạo ra một đồng tiề.n riêng hoặc đẩy mạnh nỗ lực phi đô la hóa. BRICS là nhóm mà Nga và Trung Quốc là thành viên sáng lập và đang gia tăng mạnh mẽ về quy mô.

Để đối phó với với việc các đối thủ ngày càng càng xích lại gần nhau, ông Trump dường như đã suy tính tới một phương án.

Zack Cooper, một nhà nghiên cứu cấp cao về châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng chính quyền ông Trump sẽ cố gắng tách các quốc gia khỏi Trung Quốc.

“Họ dường như muốn chia tách Nga, Triều Tiên và Iran khỏi Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với việc xác định các mối đ.e dọ.a riêng biệt thay vì gộp chung chúng lại”, ông nói.

Việc chia tách này sẽ không dễ dàng. Ví dụ, Triều Tiên có thể ít động lực hơn để hợp tác trực tiếp với Mỹ, theo ông Michael Froman, cựu Đại diện Thương mại Mỹ.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump từng tổ chức các hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và ca ngợi mối quan hệ giữa họ. Chính quyền ông Trump hiện cân nhắc khả năng tiếp tục đàm phán trực tiếp với ông Kim.

Về phía Iran, ông Trump dường như sẽ quay lại chính sách trước đây nhằm gây áp lực tối đa lên nền kinh tế Iran để buộc Tehran đàm phán về chương trình hạt nhân, tên lửa đạn đạo và các hoạt động của họ tại Trung Đông.

Robert Wood, cựu Phó Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố các liên minh của Washington để đối phó với thách thức từ những đối thủ hàng đầu.

“Bạn cần chia rẽ họ khi có thể. Điều cực kỳ quan trọng là phải có và dựa vào các liên minh mà chúng ta có, bởi vì Mỹ không thể đối mặt với tất cả các đối thủ này một mình”, ông nhận định.

Tuy nhiên, việc ông Trump có xu hướng muốn thực dụng hơn với các đồng minh truyền thống có thể gây ra thách thức với mục tiêu này.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

Có những lợi ích và thách thức khi thành viên NATO này gia nhập khối các nền kinh tế mới nổi BRICS.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS - Hình 1
(Từ trái sang): Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) ngày 23/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Murad Sadygzade, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông, Giảng viên tại Đại học HSE (Moskva), tin tức mới đây về việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông toàn cầu. Thông báo này được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đưa ra trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây. "Tất nhiên, chúng tôi muốn trở thành thành viên của BRICS. Hãy xem chúng ta có thể đạt được gì trong năm nay", Bộ trưởng Fidan được tờ South China Morning Post trích dẫn nói.

Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Trong hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2018, nơi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan tham dự, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Ankara có thể gia nhập vào năm 2022. Tuy nhiên, các sự kiện tiếp theo trên trường thế giới dường như đã trì hoãn tham vọng đó, và Ankara chỉ mới thể hiện lại sự quan tâm này.

Lý do Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS

Ông Sadygzade cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS, coi đây là bước đi quan trọng hướng tới việc tăng cường ảnh hưởng quốc tế và tiềm năng kinh tế của mình. Khát vọng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố chính liên quan đến các khía cạnh kinh tế, chính trị và địa chiến lược.

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ hướng đến mục tiêu đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế và tăng cường hợp tác với các nước đang phát triển nhanh. Việc gia nhập BRICS sẽ giúp Ankara tiếp cận được một thị trường rộng lớn và có cơ hội tăng cường thương mại và đầu tư với các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu của thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thách thức và bất ổn kinh tế toàn cầu, nơi mà việc đa dạng hóa các đối tác trở thành yếu tố then chốt cho tăng trưởng bền vững.

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần phải đối mặt với những khó khăn về tài chính và các hạn chế do các tổ chức tài chính phương Tây như Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới áp đặt. Việc gia nhập BRICS sẽ giúp Ankara tiếp cận được Ngân hàng Phát triển Mới và Thỏa thuận Dự trữ Dự phòng, cho phép nước này đảm bảo nguồn tài trợ theo các điều khoản thuận lợi hơn và ít cam kết chính trị hơn. Điều này đặc biệt có liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang tìm cách duy trì sự độc lập về kinh tế và giảm thiểu áp lực bên ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ tích cực ủng hộ ý tưởng về một thế giới đa cực, nơi cán cân quyền lực được phân bổ đều hơn giữa các khu vực và quốc gia khác nhau. BRICS, ủng hộ đa cực và quản trị toàn cầu công bằng, đại diện cho một nền tảng hấp dẫn cho Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đang nỗ lực tăng cường sự độc lập chính trị của mình khỏi các quốc gia và khối phương Tây như EU và NATO.

Trong bối cảnh này, điều đáng chú ý là Ankara coi mong muốn gia nhập BRICS như một cử chỉ nhằm vào EU, khối mà Ankara từng tìm cách gia nhập. Điều này được xác nhận qua phát biểu của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan. Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông lưu ý rằng một số nước châu Âu phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, và do đó, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ coi BRICS là một nền tảng thay thế để hội nhập. "Chúng ta không thể bỏ qua thực tế rằng BRICS, với tư cách là một nền tảng hợp tác quan trọng, mang lại cho một số quốc gia khác một giải pháp thay thế tốt. ... Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng ở BRICS", ông Fidan giải thích.

Vị trí địa lý của Thổ Nhĩ Kỳ cũng khiến nước này trở thành mối liên kết quan trọng giữa châu Âu, châu Á và Trung Đông. Việc gia nhập BRICS sẽ củng cố vị thế địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ và cho phép nước này sử dụng hiệu quả vị trí chiến lược của mình để thúc đẩy lợi ích và tăng cường quan hệ với các nước thành viên khác. Điều này cũng sẽ góp phần nâng cao vai trò của Ankara trong an ninh khu vực và toàn cầu.

Việc trở thành thành viên BRICS sẽ tăng cường đáng kể ảnh hưởng và uy tín quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thể tham gia vào việc phát triển các chiến lược kinh tế và chính trị toàn cầu, đưa ra các ý tưởng và giải pháp của mình để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Điều này sẽ củng cố vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường thế giới và tạo điều kiện cho nước này tham gia tích cực hơn vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế.

Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS vì nhiều lý do, bao gồm phát triển kinh tế, tiếp cận các tổ chức tài chính thay thế, độc lập chính trị, lợi ích địa chiến lược và tăng cường ảnh hưởng quốc tế. Việc gia nhập BRICS sẽ mở ra những cơ hội mới cho Ankara, củng cố vị thế của nước này trên trường quốc tế và đảm bảo sự tham gia cân bằng và công bằng hơn vào các vấn đề thế giới. Việc trở thành thành viên BRICS sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế và đóng góp vào việc tạo ra một hệ thống toàn cầu cân bằng hơn.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS - Hình 2
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại một sự kiện ở Istanbul. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Rào cản đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS

Mặc dù việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS có thể mang lại lợi ích đáng kể cho Ankara, nhưng vẫn có những rào cản nghiêm trọng làm phức tạp quá trình này. Những rào cản này bao gồm thực tế chính trị trong nước, thách thức kinh tế và áp lực bên ngoài từ phương Tây.

Tình hình chính trị trong nước ở Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra những trở ngại đáng kể cho việc gia nhập BRICS. Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền do Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan lãnh đạo, lần đầu tiên sau 22 năm đã thua phe đối lập trong cuộc bầu cử cấp thành phố được tổ chức vào ngày 31/3 năm nay. Đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP), vốn có truyền thống ủng hộ các quan điểm thân phương Tây, đã giành được quyền kiểm soát 35 thành phố, trong khi đảng của ông Erdoğan chỉ thành công ở 24 thành phố.

Chiến thắng của CHP trong cuộc bầu cử cấp thành phố cho thấy sự thay đổi trong định hướng chính trị của Ankara hướng tới phương Tây. Ngay cả trong AKP, cũng có những người ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây, làm phức tạp thêm quyết định gia nhập BRICS. Phó Chủ tịch đảng VATAN ("Quê hương" của Thổ Nhĩ Kỳ), Hakan Topkurulu, lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ nên gia nhập BRICS nhưng cũng thừa nhận sự hiện diện của một nhóm ủng hộ phương Tây mạnh mẽ ở nước này, có liên quan đến tư cách thành viên NATO.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ quân sự và kinh tế chặt chẽ với các nước phương Tây, khiến vấn đề gia nhập BRICS càng trở nên phức tạp hơn. Quyết định trở thành thành viên BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ra áp lực mạnh mẽ từ Mỹ và các đồng minh phương Tây, những người coi BRICS là mối đ.e dọ.a đối với sự thống trị của họ trên trường quốc tế. Điều này có thể biểu hiện dưới dạng các biện pháp trừng phạt, hạn chế kinh tế và áp lực chính trị, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và các mối quan hệ quốc tế của nước này.

Tình hình kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là rào cản nghiêm trọng đối với việc gia nhập BRICS. Nền kinh tế nước này đang trong tình trạng tồi tệ và lạm phát cao buộc các nhà hoạch định kinh tế phải tìm kiếm đầu tư. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc nhiều hơn vào phương Tây về mặt này, vì các nước BRICS chủ yếu là các nền kinh tế đang phát triển và không thể cung cấp các khoản đầu tư đáng kể như vậy.

Mặc dù các nước BRICS có tiềm năng kinh tế lớn, họ phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nội bộ của riêng mình và có thể không phải lúc nào cũng cung cấp hỗ trợ tài chính cần thiết cho Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này làm cho việc gia nhập BRICS trở nên kém hấp dẫn đối với Thổ Nhĩ Kỳ về mặt kinh tế, đặc biệt là trong ngắn hạn.

Do đó, bất chấp những lợi ích tiềm tàng khi gia nhập BRICS, Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với một số rào cản nghiêm trọng. Thực tế chính trị trong nước, bao gồm ảnh hưởng của các lực lượng thân phương Tây và bất đồng nội bộ, tạo ra những trở ngại đáng kể cho quyết định gia nhập BRICS. Áp lực bên ngoài từ phương Tây và mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước phương Tây càng làm phức tạp thêm quá trình này. Cuối cùng, những thách thức kinh tế mà Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt khiến việc tìm kiếm đầu tư ở phương Tây trở nên hấp dẫn hơn khả năng gia nhập BRICS. Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo nên một bức tranh phức tạp và nhiều lớp cản trở ý định trở thành một phần trong BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâ.m vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâ.m vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nga xác nhận 3 nạ.n nhâ.n thiệt mạng trong ta.i nạ.n máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạ.n nhâ.n thiệt mạng trong ta.i nạ.n máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?
16:13:27 31/01/2025
Chính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượngChính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượng
15:15:33 31/01/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Tổng thống lâm thời Syria công bố lộ trình chính trịTổng thống lâm thời Syria công bố lộ trình chính trị
14:58:12 31/01/2025

Tin đang nóng

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?
06:53:48 02/02/2025
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gáiSao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái
07:52:52 02/02/2025
Cực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đa.u đớ.n đến tan nát sự nghiệpCực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đa.u đớ.n đến tan nát sự nghiệp
07:49:36 02/02/2025
Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?
07:42:19 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người t.ử von.gÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người t.ử von.g
06:55:36 02/02/2025
6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may
06:00:17 02/02/2025
Chú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làmChú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làm
08:03:26 02/02/2025
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ
03:00:38 02/02/2025

Tin mới nhất

Ông Trump quyết áp thuế với hàng hóa từ Trung Quốc, Canada, Mexico

Ông Trump quyết áp thuế với hàng hóa từ Trung Quốc, Canada, Mexico

09:09:04 02/02/2025
Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với 3 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ gồm Canada, Mexico và Trung Quốc.
Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

07:18:36 02/02/2025
Từ những ngày cuối năm đến hết tháng Chạp là khoảng thời gian đền chùa tại Hong Kong rực rỡ nhất với nhiều hoạt động lễ hội và trang trí lung linh. Vào các dịp lễ lớn, lượng khách thập phương đổ về rất đông.
Ukraine phá hủy trung tâm chỉ huy ở Kursk, tấ.n côn.g dồn dập lãnh thổ Nga

Ukraine phá hủy trung tâm chỉ huy ở Kursk, tấ.n côn.g dồn dập lãnh thổ Nga

07:02:36 02/02/2025
Bộ Tổng tham mưu Ukraine mô tả hoạt động này là một phần của chiến lược đang diễn ra nhằm loại bỏ các trung tâm chỉ huy của đối phương, phá vỡ khả năng phối hợp hiệu quả các hoạt động chiến đấu và hậu cần của các trung tâm này .
Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện diễn biến thay đổi bản chất các mối đ.e dọ.a trên chiến trường

Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện diễn biến thay đổi bản chất các mối đ.e dọ.a trên chiến trường

06:55:48 02/02/2025
Các cuộc tấ.n côn.g liên tiếp này cho thấy Ukraine đang ngày càng có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của Liên bang Nga, có thể làm suy yếu hoạt động hậu cần và vị thế phòng thủ của nước này.
Mỹ điều tra khả năng DeepSeek sử dụng chip AI thuộc diện cấm

Mỹ điều tra khả năng DeepSeek sử dụng chip AI thuộc diện cấm

06:51:30 02/02/2025
Trong tuyên bố mới nhất cùng ngày, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đã bác bỏ thông tin liên quan đến việc DeepSeek mua chip của "ông lớn" Nvidia tại Mỹ (bị cấm xuất đến Trung Quốc) thông qua các trung gian tại Singapore.
Israel đã thả 183 tù nhân Palestine

Israel đã thả 183 tù nhân Palestine

06:44:17 02/02/2025
Cùng ngày, theo thông cáo báo chí từ Ủy ban phụ trách các vấn đề tù nhân của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), trong số 183 tù nhân được thả, 7 người sẽ bị trục xuất, nhưng không nêu rõ quốc gia nào sẽ tiếp nhận họ.
Triều Tiên vượt Thụy Sĩ về xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Trung Quốc

Triều Tiên vượt Thụy Sĩ về xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Trung Quốc

06:41:36 02/02/2025
Việc xuất khẩu đồng hồ đeo tay của Triều Tiên sang Trung Quốc đã tạm dừng trong đại dịch COVID-19. Nhưng lượng xuất khẩu đã tăng gấp 4 lần vào năm 2024 sau khi đạt 4,05 triệu USD vào năm 2023.
Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổ.i 81

Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổ.i 81

05:12:43 02/02/2025
Trong thư chia buồn gửi tới gia đình nhà lãnh đạo quá cố, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh sự ra đi của cựu Tổng thống Horst Koehler là mất mát lớn bởi ông là người đã làm nên nhiều điều tuyệt vời cho nước Đức và cho thế giớ...
Thêm 3 người Israel được thả trong đợt trao đổi con tin mới nhất tại Gaza

Thêm 3 người Israel được thả trong đợt trao đổi con tin mới nhất tại Gaza

04:58:05 02/02/2025
Dự kiến vào ngày 4/2 tới, các bên liên quan sẽ đàm phán về thỏa thuận thả những trường hợp còn lại đang bị giam giữ, cũng như đàm phán về việc binh lính Israel rút khỏi Gaza trong giai đoạn 2 của thỏa thuận ngừng bắ.n và trao đổi con tin...
Hàn Quốc: 2 tàu đán.h cá mắc cạn ngoài khơi đảo Jeju

Hàn Quốc: 2 tàu đán.h cá mắc cạn ngoài khơi đảo Jeju

04:11:37 02/02/2025
Tham gia tìm kiếm cứu nạn ngay sau khi nhận tin báo có 9 tàu tuần tra cùng 1 tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc, 6 tàu dân sự và khoảng 100 nhân viên cứu hộ. Tuy nhiên, hoạt động này gặp nhiều khó khăn do tiết xấu và sóng lớn.
Canh bạc lớn

Canh bạc lớn

04:09:57 02/02/2025
Liệu những cải cách này có giúp Bỉ hướng tới một mô hình kinh tế bền vững hơn, hay chỉ là một sự đán.h đổi mang tính chính trị để duy trì liên minh cầm quyền? Câu trả lời sẽ chỉ rõ ràng khi các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống.
Quan ngại về bầu trời đông đúc tại thủ đô Mỹ sau vụ hai máy bay va chạm

Quan ngại về bầu trời đông đúc tại thủ đô Mỹ sau vụ hai máy bay va chạm

04:05:26 02/02/2025
Quân đội Mỹ cung cấp thông tin nhỏ giọt về hoạt động huấn luyện trực thăng gần thủ đô và không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận từ báo giới.

Có thể bạn quan tâm

Rối loạn mỡ má.u ở người cao tuổ.i nên ăn gì?

Rối loạn mỡ má.u ở người cao tuổ.i nên ăn gì?

Sức khỏe

09:04:04 02/02/2025
Thức ăn hàng ngày rất quan trọng trong việc điều trị rối loạn mỡ má.u ở người cao tuổ.i, để đảm bảo sức khỏe người bệnh cần ăn theo một thực đơn hợp lý.
Vẻ đẹp cuốn hút của khách sạn hơn 1.300 tuổ.i ở Nhật Bản

Vẻ đẹp cuốn hút của khách sạn hơn 1.300 tuổ.i ở Nhật Bản

Du lịch

09:02:24 02/02/2025
Khách sạn cổ mang tên Nishiyama Onsen Keiunkan tọa lạc ở tỉnh Yamanashi của Nhật Bản là khách sạn duy nhất trên thế giới tồn tại hơn 1.300 năm.
Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Tin nổi bật

09:01:52 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế ô tô có thể bị trừ tới 6 điểm giấy phép lái xe nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h.
Áo khoác và váy: Combo trang phục sang ngút ngàn cho dịp Tết

Áo khoác và váy: Combo trang phục sang ngút ngàn cho dịp Tết

Thời trang

08:46:08 02/02/2025
Váy liền và chân váy luôn là kiểu trang phục được yêu thích trong dịp Tết. Lý do cho sự phổ biến của váy chính là nét nữ tính, nổi bật, giúp người mặc trông long lanh hơn.
5 kiểu tóc đơn giản rất hợp khi mặc váy

5 kiểu tóc đơn giản rất hợp khi mặc váy

Làm đẹp

08:43:10 02/02/2025
Đây là 5 kiểu tóc đơn giản mà điệu đà, rất thích hợp để diện cùng váy vóc, giúp bạn tự tin tỏa sáng trong mọi dịp.
Kỹ thuật viên gây ta.i nạ.n cho siêu xe Lamborghini Revuelto trong ngày bàn giao đến khách hàng

Kỹ thuật viên gây ta.i nạ.n cho siêu xe Lamborghini Revuelto trong ngày bàn giao đến khách hàng

Netizen

08:01:46 02/02/2025
Lamborghini mới khởi động bàn giao siêu xe Revuelto mới cách đây không lâu nhưng đã có một chiếc gặp sự cố đáng tiếc trong quá trình vận chuyển.
'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

Hậu trường phim

08:01:04 02/02/2025
Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành là một nỗi thất vọng lớn khi mang đến một kịch bản yếu, diễn xuất kém thuyết phục, tràn ngập những tình tiết gượng ép...
BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gâ.y số.c: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gâ.y số.c: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

Nhạc việt

07:45:26 02/02/2025
Viberate, trang web chuyên phân tích và đán.h giá dữ liệu các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, đã công bố BXH nghệ sĩ Vpop hot nhất.
Jennie công khai kể chuyện đâ.m đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Jennie công khai kể chuyện đâ.m đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Sao châu á

07:37:24 02/02/2025
Jennie chia sẻ rằng cô đồng cảm với bài hát Love Hangover: Tôi biết mình sẽ bị tổn thương, tôi biết mình sẽ gặp khó khăn nhưng tôi vẫn lại yêu say đắm
Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Sao âu mỹ

07:33:43 02/02/2025
Khoảnh khắc bố con David Beckham và Harper Seven không thể hôn nhau như trước đây đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội.
Cặp song sinh nhà Phương Oanh - shark Bình gây cười với loạt biểu cảm cực tinh nghịch

Cặp song sinh nhà Phương Oanh - shark Bình gây cười với loạt biểu cảm cực tinh nghịch

Sao việt

07:30:50 02/02/2025
Mùng 4 Tết, Phương Oanh tiếp tục xả ảnh của cặp sinh đôi Jimmy và Jenny, ngay lập tức nhận bão like từ cộng đồng mạng.