Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
Trong quá trình tranh cử, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố nhiều kế hoạch mà ông sẽ thực hiện ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng.
Ông Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay, đán.h bại đối thủ Kamala Harris. Trong quá trình tranh cử, ông đã đưa ra nhiều kế hoạch sẽ thực hiện ngay trong ngày đầu tái nhậm chức, ngày 20.1.2025.
Ông Trump tại Nhà Trắng hồi năm 2018. ẢNH: AFP
Cách chức công tố viên đặc biệt
Nếu quay lại Nhà Trắng, ông Trump “trong 2 giây” sẽ cách chức công tố viên đặc biệt Jack Smith, người phụ trách điều tra và đã truy tố ông Trump trong 2 vụ án hình sự liên bang.
“Chúng tôi có quyền miễn trừ từ Tòa án Tối cao. Việc đó quá dễ. Tôi sẽ đuổi cổ hắn ta trong vòng 2 giây. Hắn sẽ là một trong những thứ đầu tiên bị xử lý”, ông Trump nói trong chương trình radio Hugh Hewitt Show hôm 24.10.
Ông Smith được Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland bổ nhiệm vào tháng 11.2022 để điều tra nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử của ông Trump hồi năm 2020 và việc cựu tổng thống cất giữ tài liệu mật của chính quyền tại nhà riêng sau khi rời Nhà Trắng. Ông Trump đã bị truy tố trong 2 vụ án liên quan những hành động này nhưng vụ tài liệu mật đã bị thẩm phán bãi bỏ.
Ông Trump cũng từng nói sẽ trừng phạt các công tố viên và thẩm phán giám sát những vụ án hình sự chống lại ông, theo ABC News.
Ông Donald Trump hứa gì cho nhiệm kỳ 2?
Ân xá cho người bị kết tội trong vụ bạo loạn ngày 6.1
Ông Trump từng nói nếu đắc cử nhiệm kỳ 2, ông sẽ trả tự do cho một số người bị kết án vì liên quan vụ tấ.n côn.g Điện Capitol vào ngày 6.1.2021, những người bị cho là “phải đi tù oan”. “Tôi có ý định ân xá cho nhiều người trong số họ. Tôi không thể nói là tất cả nhưng một số người có lẽ đã bị mất kiểm soát”, ông Trump viết trên mạng xã hội hồi tháng 3.
Tính đến đầu tháng 10, hơn 1.530 người đã bị truy tố tại tòa án liên bang vì liên quan vụ bạo loạn ngày 6.1.2021, trong đó hơn phân nửa đã nhận tội, theo Bộ Tư pháp Mỹ. Có gần 1.000 vụ tấ.n côn.g cảnh sát trong vụ bạo loạn năm đó, khi người biểu tình xông vào tòa nhà quốc hội để cản trở quá trình chứng nhận chiến thắng của ông Joe Biden trước ông Trump.
Ông Trump tại sự kiện mừng chiến thắng tại Trung tâm hội nghị hạt Palm Beach, thành phố West Palm Beach, bang Florida ngày 6.11. ẢNH: REUTERS
Trục xuất hàng loạt và thẻ xanh cho cử nhân
Trong quá trình tranh cử, ông Trump nhiều lần tuyên bố sẽ triển khai kế hoạch vây bắt và trục xuất người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ ngay ngày đầu nhậm chức.
“Ngay ngày 1, tôi sẽ khởi động chương trình trục xuất lớn nhất trong lịch sử Mỹ để tống bọn tội phạm ra ngoài. Tôi sẽ cứu các thành thị đã bị xâm chiếm và chúng ta sẽ tống những tên tội phạm nguy hiểm và khát má.u đó vào tù, rồi đuổi chúng khỏi nước ta nhanh nhất có thể”, ông Trump nói tại sự kiện ở New York hồi tháng 10.
Theo đó, ông sẽ sử dụng lực lượng hành pháp địa phương và Vệ binh Quốc gia để tìm người nhập cư bất hợp pháp trên khắp cả nước. Theo ước tính, có khoảng 11 triệu người đang sinh sống tại Mỹ mà không có giấy tờ cư trú hợp pháp.
Chi phí để trục xuất 1 triệu người nhập cư không có giấy tờ tại Mỹ mỗi năm được ước tính là hơn 88 tỉ USD và hơn 10 năm là 967,9 tỉ USD, theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Di trú Mỹ.
Trong khi đó, ông Trump lại có một đề xuất chính sách “trọng dụng nhân tài” khi nói sẽ mở rộng chương trình thị thực (visa) H-1B cho lao động nước ngoài và sẽ “tự động” cấp thẻ xanh (giấy phép thường trú cho người không phải công dân Mỹ) cho các sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Mỹ.
H-1B là visa không định cư của Mỹ dành cho những người lao động nước ngoài có kỹ năng chuyên môn cao. Visa này cho phép các công ty tại Mỹ thuê nhân viên nước ngoài cho các vị trí yêu cầu trình độ học vấn cao, thường là bằng cử nhân hoặc cao hơn trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kỹ thuật, khoa học, y tế, tài chính và nhiều ngành khác. Quá trình xin visa H-1B được đán.h giá là cạnh tranh và phức tạp. Mỗi năm, có một mức hạn ngạch về số lượng visa H-1B được cấp.
“Những người tốt nghiệp tốp đầu của lớp, họ không thể thỏa thuận với công ty vì họ không nghĩ là sẽ có thể ở lại nước ta. Việc đó sẽ chấm dứt vào ngày đầu nhiệm kỳ của tôi. Thật đáng buồn khi chúng ta mất những người từ (Đại học) Harvard, MIT (Viện Công nghệ Massachusetts), từ những trường tốt nhất”, ông nói hồi tháng 6.
Chính sách đối ngoại của ông Trump
Ông Trump tuyên bố trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng sẽ thực hiện chính sách đối ngoại “đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết”, có phần khác biệt với chính quyền tiề.n nhiệm vốn nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên minh quốc tế và ủng hộ Ukraine trong xung đột với Nga.
Ông tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột tại Ukraine trước khi nhậm chức dù không nói rõ kế hoạch. Về NATO, ông từng cảnh báo sẽ không bảo vệ thành viên nào trong liên minh trong trường hợp họ bị tấ.n côn.g nếu nước đó không chi ngân sách quốc phòng đủ mức cam kết. Để đề phòng, quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật ngăn tổng thống rút Mỹ khỏi NATO nếu chưa được cơ quan lập pháp phê chuẩn.
Ngoài ra, ông Trump còn nói về nhiều ý định sẽ triển khai trong ngày đầu tái nhậm chức như chấm dứt “sự tàn bạo” của Green New Deal, chương trình chính sách công nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu do các nghị sĩ Dân chủ đề xướng. Ông cũng hứa sẽ dừng các dự án điện gió ngoài khơi và sẽ thúc đẩy sản xuất dầu mỏ, bãi bỏ một số quy định về tiêu chuẩn phát thải đối với các nhà sản xuất xe.
Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn hồi năm ngoái, ông từng nói đùa về việc sẽ không bao giờ lạm dụng quyền lực để báo thù bất kỳ ai, “ngoại trừ ngày đầu tiên”. Khi được đề nghị làm rõ phát ngôn, ông Trump nói ý ông là sẽ đóng cửa biên giới và muốn khoan dầu nhiều hơn.
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).
"Tỷ lệ đặt cược vào ông Trump đang tăng trở lại. Ngày mai là ngày bầu cử", Polymarket viết trên X ngày 4/11.
Theo đó, tính đến chiều 4/11, tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng là 58%, trong khi tỷ lệ đặt cược vào bà Harris là 42%.
Mặc dù tỷ lệ đặt cược vào ông Trump đã lên đến 67% hôm 30/10, nhưng tỷ lệ này đã giảm mạnh những ngày sau đó, xuống 53% vào cuối tuần trước, và chỉ tăng trở lại ngay trước ngày bầu cử.
Các báo cáo xuất hiện vào tháng trước cho thấy tỷ lệ đặt cược trên Polymarket có thể bị thao túng. Nền tảng này sau đó đã xác định một công dân Pháp duy nhất là chủ sở hữu của 4 tài khoản đã đặt cược hơn 50 triệu USD vào ông Trump. Polymarket không cho phép cử tri Mỹ đặt cược vào cuộc bầu cử.
Trên nền tảng c.á cượ.c Kalshi, nền tảng cho phép người Mỹ tham gia, tỷ lệ cược bầu cử cũng diễn ra theo quỹ đạo tương tự.
Trong khi ông Trump dẫn trước bà Harris với tỷ lệ 64% so với 36%, tỷ lệ thắng cược của ông đã giảm mạnh một thời gian ngắn sau đó và các ứng cử viên đã hòa nhau chỉ vài giờ sau khi cuộc thăm dò cho thấy bà Harris dẫn trước ông Trump ở Iowa, bang thường nghiêng về đảng Cộng hòa. Đến chiều qua 4/11, tỷ lệ đặt cược vào cựu Tổng thống là 54%.
Trong khi đó, theo nền tảng PredictIt, cơ hội đắc cử của bà Harris là 54%.
Theo mô hình dự báo dựa trên thị trường chứng khoán có tên gọi "Công cụ dự đoán tổng thống", nhiều khả năng bà Harris sẽ trở thành nữ tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. Mô hình này đã dự đoán đúng kết quả 21/24 kỳ bầu cử.
Nguyên tắc cơ bản của Công cụ dự đoán tổng thống rất đơn giản: khi chỉ số S&P 500 tăng trong 3 tháng cuối cùng trước cuộc bầu cử, đảng đương nhiệm thường vẫn tại vị. Ngược lại, sự sụt giảm của chỉ số này sẽ cho thấy phe đối lập sẽ giành chiến thắng.
Chỉ số S&P 500 trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng đều đặn kể từ tháng 8. Các chỉ số khác như Dow Jones cũng tăng. Do đó, theo mô hình Công cụ dự đoán tổng thống, đảng Dân chủ sẽ thắng thế, bà Harris sẽ đắc cử.
Trong 12 trong số 15 cuộc bầu cử kể từ năm 1928, đảng cầm quyền đã được hưởng lợi từ diễn biến mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thể hiện ở 3 tháng trước bầu cử và tiếp tục giành chiến thắng. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm, đảng đương nhiệm đã thua 8 trong số 9 trường hợp, khiến xu hướng này có độ chính xác 83% trong việc dự đoán kết quả bầu cử, chiến lược gia trưởng kỹ thuật của LPL Financial, Adam Turnquist, cho biết.
Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về Công cụ dự đoán tổng thống. Một số chuyên gia cảnh báo rằng bối cảnh kinh tế và chính trị đã thay đổi theo hướng có thể làm phức tạp thêm tính chính xác của công cụ này.
Việc bỏ phiếu truyền thống thường đóng vai trò là nền tảng cho hầu hết các dự báo bầu cử, song Công cụ dự đoán tổng thống cung cấp một lăng kính bổ sung, dựa trên niềm tin của nhà đầu tư và hiệu quả kinh tế rộng hơn.
Ông Trump ẩn ý không công nhận kết quả bầu cử nếu thua Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, ông lẽ ra nên ở lại Nhà Trắng ngay cả khi thua trong cuộc bầu cử năm 2020. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP). Tại một cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania ngày 3/11, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: "Chúng ta đã có biên giới an toàn nhất trong...