Ông Trump sẽ làm gì đầu tiên khi nhậm chức tổng thống Mỹ?
Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, ông Donald Trump dự kiến sẽ ký loạt sắc lệnh hành pháp ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, tập trung vào siết chặt nhập cư, áp thuế thương mại và rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris.
Vậy những chính sách táo bạo này sẽ thay đổi nước Mỹ và thế giới ra sao?
Ông Donald Trump phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ, ngày 18/7/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle của Đức ngày 14/1, ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1 tới, Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thực hiện các chính sách ưu tiên “Nước Mỹ trên hết”, đặc biệt là về vấn đề nhập cư và thương mại.
Để đẩy nhanh việc thực thi chính sách, ông Trump sẽ sử dụng các sắc lệnh hành pháp – công cụ cho phép tổng thống ra chỉ thị mà không cần thông qua Quốc hội. Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” ngày 8/12/2024 vừa qua, ông Trump xác nhận sẽ ký rất nhiều sắc lệnh ngay từ ngày đầu tiên, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, năng lượng và đặc biệt là biên giới Mexico.
Tuy nhiên, theo Dan Mallinson, Phó Giáo sư chính sách công và hành chính tại Penn State Harrisburg, quyền lực của các sắc lệnh hành pháp có giới hạn. “Mặc dù có phạm vi rộng, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới, nhưng nhiều sắc lệnh chỉ là bước khởi đầu cho quá trình ban hành quy định liên bang, có thể kéo dài nhiều năm”, ông Mallinson nhận định.
Siết chặt chính sách nhập cư
Video đang HOT
Vấn đề nhập cư tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của ông Trump. Ông dự kiến sẽ khôi phục chính sách “Ở lại Mexico”, buộc người xin tị nạn phải chờ đợi ở Mexico trong thời gian xử lý hồ sơ. Đặc biệt, ông Trump tuyên bố sẽ tiến hành đợt trục xuất người nhập cư bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử Mỹ, bắt đầu từ những người có tiề.n án tiề.n sự.
Ngoài ra, ông Trump cũng muốn thắt chặt quy trình nhập cư hợp pháp bằng cách tăng độ khó và chi phí để có được giấy phép lao động, thẻ xanh và thị thực. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lao động có tay nghề và sinh viên quốc tế.
Một trong những ưu tiên khác là chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh. Tuy nhiên, do nguyên tắc này được ghi trong Hiến pháp, việc thực hiện sẽ gặp nhiều thách thức pháp lý.
Áp thuế và điều chỉnh chính sách thương mại
Trong lĩnh vực thương mại, ông Trump đề xuất áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, với mức cao hơn dành cho Mexico, Canada và Trung Quốc – những đối tác thương mại lớn nhất.
Tuy nhiên, Giáo sư Mallinson cảnh báo rằng chính sách này có thể gây phản tác dụng: “Lạm phát là yếu tố giúp ông Trump giành chiến thắng, nhưng ông có thể nhanh chóng mất ủng hộ nếu các chính sách kinh tế làm tăng giá cả hoặc cản trở tăng trưởng”.
Rút khỏi Hiệp định Paris và đẩy mạnh nhiên liệu hóa thạch
Về môi trường, ông Trump nhiều khả năng sẽ lặp lại quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Khí hậu Paris như trong nhiệm kỳ đầu. Ông cũng dự kiến sẽ mở rộng khai thác dầu thô và khí đá phiến, đồng thời có thể ban hành các sắc lệnh làm chậm tiến độ các dự án năng lượng tái tạo.
 n xá cho những người bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ
Ông Trump đã công khai tuyên bố sẽ nhanh chóng ân xá cho hầu hết những người bị kết tội xông vào Tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021, kể cả những người bị buộ.c tộ.i tấn công cảnh sát.
Theo Giáo sư Mallinson, ông Trump cần hành động nhanh vì cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể làm thay đổi cục diện chính trị tại Quốc hội Mỹ. “Các tổng thống nhậm chức với cảm giác về nhiệm vụ và vốn chính trị đang nhanh chóng suy giảm. Ông ấy không thể tái tranh cử vào năm 2028, vì vậy mọi mục tiêu phải hoàn thành trong một nhiệm kỳ này”, ông Mallinson nhận định.
Đặc phái viên của ông Trump về Ukraine sẽ định hình lại quan hệ với Mỹ thế nào?
Với kinh nghiệm quân sự lâu năm, Tướng Keith Kellogg hứa hẹn sẽ mang đến một hướng đi mới trong quan hệ với Kiev giữa xung đột Nga - Ukraine leo thang.
Giao tranh giữa các lực lượng Nga và Ukraine ở miền Đông Ukraine. Ảnh: Sputnik
Theo tờ Kiev Post ngày 6/12, Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm làm đặc phái viên về Ukraine, đang thu hút sự chú ý từ cả giới chính trị và quân sự. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong quân đội và các vị trí an ninh quốc gia, ông được kỳ vọng sẽ định hình lại quan hệ giữa Mỹ và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện tại.
Tướng Keith Kellogg, 80 tuổ.i, là một cựu chiến binh dày dạn kinh nghiệm. Ông này từng phục vụ trong Sư đoàn Dù 101 trong Chiến tranh Việt Nam và tham gia các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Panama và Iraq. Ông cũng là Chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời chính quyền Trump đầu tiên. Sự hiểu biết sâu sắc của ông về tình hình quân sự tại Ukraine khiến ông trở thành một lựa chọn cho vai trò này.
Việc Tổng thống đắc cử Trump chọn Tướng Kellogg làm đặc phái viên được nhiều chuyên gia hoan nghênh. Steven Moore, chiến lược gia đảng Cộng hòa Mỹ, cho biết: "Tôi rất phấn khởi trước sự lựa chọn Tướng Kellogg của Tổng thống đắc cử Trump. Ông ấy khá quen thuộc với tình hình ở tiề.n tuyến".
Tướng Kellogg đã từng công khai quan điểm rằng việc đàm phán với Nga là cần thiết nhưng không thể diễn ra nếu Moskva "không chịu trách nhiệm về hành động của mình". Ông này nhấn mạnh rằng "con đường duy nhất để Ukraine đạt được an ninh là đán.h bại Nga trên chiến trường". Điều này cho thấy ông Kellogg có thể sẽ thúc đẩy một chiến lược mạnh mẽ hơn nhằm hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào tháng 11 năm nay, ông Kellogg cho rằng chừng nào các hành động đối đầu còn tiếp diễn, sự hỗ trợ về quân sự và chính trị của Mỹ cho Ukraine cần phải được tăng cường.
Tuy nhiên, kế hoạch của ông cũng bao gồm việc kêu gọi Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga để đạt được một thỏa thuận ngừng bắ.n. Điều này có thể dẫn đến những nhượng bộ mà Kiev chưa sẵn sàng chấp nhận, ví dụ như việc từ bỏ hy vọng gia nhập NATO.
Trên cơ sở đó, việc Tướng Kellogg được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Mỹ về Ukraine cũng đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức mà Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Trong khi ông Kellogg đề xuất rằng viện trợ quân sự từ Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc Ukraine tham gia đàm phán hòa bình, điều này có thể khiến Kiev gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn lực cần thiết để đối đầu với Nga.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng, viện trợ cho Ukraine có thể bị cắt giảm nếu nước này không chấp nhận các điều kiện do Washington đưa ra. Điều đó sẽ đặt ra một thách thức lớn cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
EU đưa ra 'cành ô liu' tạm thời cho ông Trump về thương mại Tín hiệu hòa giải này nhằm tránh một cuộc chiến thương mại mới, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đối phó nếu các lời đ.e dọ.a thuế quan trở thành hiện thực. Cờ Liên minh châu Âu. Ảnh: IRNA/TTXVN Trong bối cảnh căng thẳng thương mại có thể leo thang trở lại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ,...