Ông Trump ‘ra tay’ trước khi nhậm chức
Tổng thống đắc cử Donald Trump gây áp lực khiến Hạ viện Mỹ chưa thông qua được dự luật chi tiêu và chính phủ đương nhiệm có nguy cơ bị đóng cửa.
Tờ The Hill ngày 19.12 đưa tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đang cân nhắc “kế hoạch B” về cấp ngân sách cho hoạt động của chính phủ nước này, sau khi một dự luật chi tiêu bị bác bỏ dưới tác động của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Các nguồn tin cho hay kế hoạch mới bao gồm việc dỡ bỏ những điều khoản bổ sung trong kế hoạch dài 1.500 trang, bao gồm các khoản phòng chống thiên tai và hỗ trợ nông dân. Nếu quốc hội không thống nhất được kế hoạch chi tiêu, chính phủ Mỹ sẽ không có ngân sách để tiếp tục hoạt động từ 0 giờ ngày 21.12.
Ông Trump ủng hộ, Hạ viện bác ngân sách, chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa
Mấu chốt trần nợ
Trước đó, các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa tại Hạ viện đưa ra dự luật ngân sách tạm thời, với nội dung gia hạn ngân sách cho chính phủ đến giữa tháng 3.2025. Dự luật sẽ cấp ngân sách cho các cơ quan chính phủ ở mức hiện tại và hơn 100 tỉ USD hỗ trợ các bang bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên nhiên, bên cạnh 10 tỉ USD hỗ trợ ngành nông nghiệp. Ngoài ra, theo tờ The Washington Post, dự luật còn bao gồm các điều khoản khác vốn được đảng Dân chủ ưu tiên như tăng lương cho các nghị sĩ, quy định mới đối với những người quản lý kế hoạch chăm sóc sức khỏe.
Ông Trump phát biểu trong một cuộc họp báo ở Florida hôm 16.12. ẢNH: AFP
Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm mà ông Trump chỉ trích là trần nợ công. Ông Trump và Phó tổng thống đắc cử J.D Vance ra thông cáo chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng trần nợ vào lúc này bằng một dự luật chi tiêu hợp lý. “Bất kỳ điều gì khác đều là phản bội đất nước của chúng ta”, theo thông cáo. Hiện trần nợ công của Mỹ đã được đình chỉ từ tháng 6.2023 và sẽ áp dụng lại từ ngày 2.1.2025. Mức nợ công của Mỹ hiện là 36.200 tỉ USD, theo CNN.
Nhà Trắng chỉ trích
Phản ứng sau khi dự luật trên bị bác bỏ, phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre chỉ trích ông Trump và phe Cộng hòa là muốn chính phủ bị đóng cửa. “Các đảng viên Cộng hòa cần ngừng chơi trò chính trị với thỏa thuận lưỡng đảng này. Nếu không, họ sẽ làm tổn thương những người Mỹ chăm chỉ và gây ra sự bất ổn trên khắp đất nước”, theo thông cáo. Bà Jean-Pierre cảnh báo rằng việc chính phủ đóng cửa sẽ gây thiệt hại cho người dân dịp nghỉ lễ, đe dọa các dịch vụ cơ bản từ những cựu binh cho đến những người hưởng an sinh xã hội. “Thỏa thuận là thỏa thuận. Các đảng viên Cộng hòa nên giữ lời”, bà kêu gọi.
Nếu không có một dự luật được quốc hội thông qua, chính phủ Mỹ sẽ bắt đầu bị đóng cửa một phần từ ngày 21.12, gây gián đoạn mọi thứ từ hàng không dân dụng đến thực thi pháp luật, ngay trước thềm Giáng sinh. Lần gần đây nhất chính phủ Mỹ đóng cửa là từ ngày 22.12.2018 – 25.1.2019 dưới nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Sau khi gặp ông Vance và các lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng hòa vào tối 18.12 (giờ địa phương), ông Johnson cho hay mình đã có “cuộc nói chuyện hiệu quả”, dù chưa nêu chi tiết. Khi được hỏi liệu thỏa thuận đang bàn có bao gồm việc nâng trần nợ hay không, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Steve Scalise cho hay các nghị sĩ “vẫn chưa đi đến đó”.
Tác động của tỉ phú Elon Musk
Tỉ phú Elon Musk, người được ông Trump chọn lãnh đạo Ban hiệu quả chính phủ, đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối dự luật chi tiêu chính phủ nêu trên. Trong số hàng loạt bài đăng chỉ trích dự luật được viết trên mạng xã hội X của mình hôm 18.12, tỉ phú sở hữu Hãng SpaceX và Tesla này nói rằng nghị sĩ nào “bỏ phiếu cho dự luật chi tiêu vô lý này đáng bị loại trong cuộc bỏ phiếu vào 2 năm nữa”. Sau khi dự luật bị bác bỏ, ông Musk viết tiếp rằng “các nghị sĩ do các bạn bầu đã lắng nghe và giờ đây dự luật khủng khiếp đó đã chết. Tiếng nói của người dân đã chiến thắng”.
Đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện quốc hội Mỹ
Đảng Cộng hòa đã giành thế đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện sau bầu cử, các hãng truyền thông lớn của Mỹ ngày 13/11 dự đoán.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson (Ảnh: Reuters).
Sau hơn một tuần kiểm phiếu, CNN và NBC dự đoán đảng Cộng hòa đã đạt được 218 ghế cần thiết để giữ thế đa số tại Hạ viện gồm 435 ghế, đồng thời đã đảm bảo quyền kiểm soát Thượng viện.
"Thật là một buổi sáng đẹp trời ở Washington. Đó là một ngày mới ở nước Mỹ. Mặt trời đang chiếu sáng và đó là sự phản ánh cảm giác của tất cả chúng ta. Đây là một thời điểm rất, rất quan trọng đối với đất nước và chúng tôi không hề xem nhẹ", Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, người đã tổ chức họp báo ăn mừng chiến thắng vào ngày 12/11 trước khi kết quả chính thức được công bố, cho biết.
Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội sẽ dọn đường cho việc phê chuẩn đề cử các vị trí chủ chốt trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump và cho phép ông thúc đẩy chương trình nghị sự cấp tiến của mình về trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp, cắt giảm thuế và cắt giảm các quy định.
Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội X ngày 10/11, ông Trump nhấn mạnh: "Chúng ta cần lấp đầy các vị trí ngay lập tức".
Ông Trump bắt đầu định hình bộ máy chính quyền ngay sau khi tái đắc cử hôm 5/11. Ông đã đề cử một loạt vị trí như ngoại trưởng, giám đốc tình báo, chánh văn phòng Nhà Trắng, bộ trưởng quốc phòng.
Trong khi đó, Lãnh đạo Đa số Hạ viện Steve Scalise nói với các phóng viên: "Chúng tôi có một chương trình nghị sự đã lên kế hoạch trong 100 ngày đầu tiên để giảm chi phí thực phẩm, giảm chi phí năng lượng, bảo đảm biên giới nước Mỹ, để nền kinh tế này vận động trở lại, vì vậy những gia đình đó, những người đang gặp khó khăn cuối cùng cũng có thể tự đứng vững trở lại".
Ông Trump đòi bồi thường cho đảng Cộng hòa sau khi ông Biden rút lui Cựu Tổng thống Trump cho rằng đảng Cộng hòa cần được bồi thường vì những "hành vi gian lận" của đảng Dân chủ sau khi ông Biden rút lui. Theo Newsweek, trong ngày 22/7, ông Donald Trump đã yêu cầu được "bồi thường" cho các nguồn lực mà đảng Cộng hòa đã chi cho chiến dịch tranh cử đối đầu với Tổng thống...