Ông Trump quay lại Nhà Trắng ảnh hưởng thế nào đến Hiệp ước quân sự Mỹ-Nhật
Thủ tướng Ishiba tuyên bố muốn củng cố liên minh bằng cách thay đổi Hiệp ước về quy chế các lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản ( SOFA).
Tàu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản được triển khai ngoài khơi Torishima ngày 20/4/2024. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng có thể khiến Nhật Bản e ngại đưa ra các đề xuất gây tranh cãi liên quan đến liên minh song phương kéo dài hàng thập kỷ – trong đó có mong muốn của Thủ tướng Shigeru Ishiba về việc lần đầu tiên sửa đổi hiệp định quy định sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Nhật Bản.
Thủ tướng Ishiba tuyên bố muốn củng cố liên minh bằng cách thay đổi Hiệp ước về quy chế các lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản (SOFA). Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng những nỗ lực sửa đổi hiệp ước có thể phản tác dụng khi Tổng thống đắc cử đảng Cộng hòa thường ch.ỉ tríc.h các đồng minh về việc không chi trả đủ cho sự hỗ trợ an ninh của Mỹ.
Ưu tiên trước mắt của chính phủ Nhật Bản có thể sẽ là vực dậy nền kinh tế, đặc biệt sau khi liên minh cầm quyền do đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Ishiba dẫn đầu đã mất đa số tại Hạ viện trong cuộc bầu cử ngày 27/10 vừa qua.
Ông Ishiba, một chuyên gia về chính sách quốc phòng nhậm chức ngày 1/10, cho rằng Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật hiện tại là “không cân xứng” vì trong khi Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh châu Á thì Nhật Bản không có nghĩa vụ tương ứng, mà thay vào đó Tokyo phải cung cấp các căn cứ quân sự cho lực lượng Mỹ.
Video đang HOT
Trong một bài bình luận gửi tới Viện Nghiên cứu Hudson của Mỹ và được công bố chỉ vài ngày trước khi ông trở thành Thủ tướng, ông đề xuất đưa các thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến đồn trú tại Guam để tăng cường khả năng răn đe của liên minh, bao gồm cả việc sửa đổi SOFA.
Theo hiệp ước an ninh song phương hiện hành, hơn 50.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, cho phép Mỹ phản ứng nhanh chóng trước các tình huống khẩn cấp trong khu vực, nơi Trung Quốc ngày càng quyết đoán và Triều Tiên đang phát triển vũ khí hạt nhân cùng tên lửa đạn đạo. SOFA được ký kết song song với hiệp ước năm 1960, quy định các quyền và đặc quyền của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, giới phê bình và tỉnh Okinawa – nơi đặt phần lớn cơ sở quân sự Mỹ tại Nhật Bản – cho rằng thỏa thuận này không công bằng với Nhật Bản, đặc biệt là về việc bảo vệ pháp lý khỏi bị truy tố dành cho quân nhân Mỹ và điều tra ta.i nạ.n.
Khi vận động cho cuộc đua lãnh đạo đảng vào tháng 9 và tổng tuyển cử vào tháng sau đó, ông Ishiba đã thể hiện mong muốn sửa đổi SOFA, với lập trường thường thấy ở các đảng đối lập hơn là đảng LDP vốn cầm quyền lâu năm.
Nhớ lại vụ trực thăng quân sự Mỹ rơi xuống khuôn viên một trường đại học ở Okinawa năm 2004 khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng, ông Ishiba nói bản thân đã tự hỏi liệu Nhật Bản có phải là “một quốc gia có chủ quyền” hay không khi lực lượng Mỹ phong tỏa hiện trường để thu hồi xác máy bay còn cảnh sát địa phương không thể tiến hành điều tra.
Cho đến nay, hai nước đã thực hiện những thay đổi về mặt hoạt động hoặc đạt được các thỏa thuận bổ sung khi các vụ án hoặc sự cố nghiêm trọng phơi bày những vấn đề trong các thỏa thuận SOFA.
Ông Ishiba cho rằng những thay đổi về mặt hoạt động có thể không còn đủ để giải quyết các quan ngại về SOFA, nhưng các chuyên gia và quan chức Nhật Bản nghi ngờ khả năng ông có thể thúc đẩy việc cải tổ.
Các chuyên gia cảnh báo rằng việc sửa đổi SOFA có thể phản tác dụng, đặc biệt khi ông Trump thường ch.ỉ tríc.h các đồng minh không chi trả đủ cho sự bảo vệ của Mỹ. Năm 2019, ông Trump từng ch.ỉ tríc.h liên minh này là thiên vị một bên, nói rằng “nếu Nhật Bản bị tấ.n côn.g, chúng ta sẽ chiến đấu trong Thế chiến thứ 3… nhưng nếu chúng ta bị tấ.n côn.g, Nhật Bản chỉ ngồi nhìn”.
Áp lực buộc Nhật Bản tăng chi phí đồn trú quân Mỹ có thể tăng lên dưới thời Trump nhiệm kỳ hai, dù Tokyo đã quyết định tăng gần gấp đôi ngân sách quốc phòng lên 2% GDP vào năm 2022.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng không nên gạt bỏ hoàn toàn ý tưởng này. Thay vì đồn trú quân tại Mỹ, Nhật Bản có thể xem xét phương án sử dụng các cơ sở tại căn cứ Mỹ để huấn luyện và tập trận chung nhiều hơn. Muốn thúc đẩy sửa đổi SOFA, ông Ishiba cần kiên trì xây dựng mối quan hệ tin cậy với cả giới quan chức Nhật Bản và phía Mỹ trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận với Trump.
Ông Trump: Hàn Quốc sẽ phải trả 10 tỷ USD/năm để Mỹ đồn trú ở nước này
Ông Donald Trump cho biết Hàn Quốc sẽ phải trả 10 tỷ USD một năm cho Mỹ để Washington duy trì hiện diện của lực lượng Mỹ tại nước này, nếu ông tái đắc cử tổng thống.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Tổng biên tập Bloomberg John Micklethwait tại Câu lạc bộ Kinh tế Chicago ở Chicago, Illinois, hôm 15/10. Ảnh: Yonhap News
"Nếu tôi tái đắc cử, Hàn Quốc sẽ trả cho chúng tôi 10 tỷ USD mỗi năm. Và bạn biết gì không? Họ sẽ rất vui khi làm điều này. Đó là một cỗ máy kiế.m tiề.n. Hàn Quốc", cựu Tổng thống Trump bình luận trong cuộc phỏng vấn với Câu lạc bộ Kinh tế Chicago và Bloomberg News ở Chicago ngày 15/10.
Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã đưa ra những phát biểu trên trong bối cảnh Seoul và Washington gần đây đã kết thúc các cuộc đàm phán về thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng, được gọi là Thỏa thuận Biện pháp Đặc biệt (SMA), sẽ kéo dài đến năm 2030.
Ông Trump cũng đề cập đến quá trình đàm phán SMA đầy gian nan với Hàn Quốc khi ông còn đương nhiệm. Ông xác nhận Mỹ đã yêu cầu Hàn Quốc trả 5 tỷ USD mỗi năm vào thời điểm đó.
"Chúng tôi có 40.000 quân đang gặp tình thế nguy hiểm, rất nghiêm trọng, bởi Hàn Quốc phải đối mặt với Triều Tiên có sức mạnh rất lớn. Họ có sức mạnh hạt nhân khủng khiếp", ông Trump nói, ám chỉ đến 28.500 quân nhân thuộc Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK). "Tôi đã nói với Hàn Quốc rằng 'các vị phải trả tiề.n' và họ đã đồng ý, nhưng sau đó ông Joe Biden đã cắt giảm số tiề.n đó", ông Trump nói thêm.
Đầu tháng này, Hàn Quốc và Mỹ đã ký thỏa thuận SMA thứ 12 để xác định phần chia sẻ chi phí của Seoul cho việc duy trì sự hiện diện của USFK. Theo thỏa thuận, Seoul sẽ trả 1,52 nghìn tỷ won vào năm 2026, tăng từ 1,4 nghìn tỷ won năm 2025.
Seoul và Washington đã khởi động các cuộc đàm phán về thỏa thuận SMA hồi tháng 4, sớm hơn thường lệ, trong bối cảnh lo ngại nếu tái đắc cử, ông Trump có thể đưa ra một thỏa thuận cứng rắn về việc chia sẻ gánh nặng theo cách có thể gây ra căng thẳng trong liên minh song phương, trong bối cảnh các mối đ.e dọ.a quân sự ngày càng gia tăng từ Triều Tiên.
Mặc dù các cuộc đàm phán đã kết thúc, nhưng vẫn có những lo ngại rằng nếu ông Trump đắc cử vào tháng 11, ông có thể yêu cầu đàm phán lại thỏa thuận này.
Kể từ năm 1991, Seoul đã gánh một phần chi phí theo SMA phục vụ việc duy trì lực lượng quân sự Mỹ tại Hàn Quốc, xây dựng các cơ sở quân sự và các hỗ trợ hậu cần khác.
Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump tuyên bố đắc cử tổng thống Mỹ Điện Kremlin cho biết quan hệ với Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục, nhưng Moskva sẵn sàng đối thoại và sẽ chờ xem điều gì sẽ xảy ra nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025. Ngày 6/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông không biết về bất kỳ kế hoạch nào của Tổng thống...