Ông Trump phản ứng ra sao trước ‘lời mời’ tới Ukraine của Tổng thống Zelensky?
Ứng viên tranh cử tổng thống đảng Cộng hoà Donald Trump cho rằng việc ông tới thăm Ukraine khi không phải là tổng thống không phù hợp vào thời điểm này.
Ông Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Axel Springer công bố ngày 9/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hối thúc ông Donald Trump tới thăm quốc gia của mình để ông có thể lắng nghe ý kiến của cựu Tổng thống Mỹ về việc chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Trả lời trong một bức thư điện tử, chiến dịch của cựu Tổng thống Trump cho biết chưa có lời mời chính thức nào từ phía Tổng thống Zelensky đối với ông Trump: “Không có động thái tiếp cận chính thức nào từ ông Zelensky và cựu Tổng thống Trump từng công khai nói rằng việc ông ấy đến Ukraine vào lúc này là không thích hợp vì ông ấy không phải là tổng thống”.
Việc các ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ thường đi ra nước ngoài để tuyên truyền thông tin về chính sách đối ngoại không phải là việc hiếm gặp.
Video đang HOT
Trước đây, các cựu ứng cử viên đảng Cộng hòa như cựu Phó Tổng thống Mike Pence và cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie đã đến Ukraine trong quá trình vận động tranh cử. Trong cuộc tranh cử tổng thống đầu tiên vào năm 2016, tỷ phú Trump cũng đã đến Mexico và gặp tổng thống khi đó là Enrique Pena Nieto.
Hồi tháng 3, sau loạt chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ, ông Trump đã giành được đề cử của đảng Cộng hoà và dự kiến tái đấu với Tổng thống Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào ngày 5/11 tới.
Từ lâu, cựu Tổng thống Trump và các đồng minh trong đảng Cộng hoà luôn phản đối việc Washington hỗ trợ cho Ukraine trong xung đột với Nga. Ông Trump từng nhấn mạnh mình có thể kết thúc cuộc chiến tại Ukraine chỉ trong vòng 24 giờ sau khi đắc cử. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm ngoái với hãng tin Reuters, ông Trump cho biết nếu trở thành tổng thống, ông sẽ đưa Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán. Trong khi đó, trong một bài viết trên tờ Washington Post ngày 7/4, ông Trump đã tiết lộ tin độc quyền rằng ông có thể chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine bằng cách gây sức ép buộc Kiev phải nhượng Crimea và khu vực biên giới Donbass cho Nga.
Trong một tuyên bố ngày 9/4, Tổng thống Zelensky cho biết ông sẵn sàng lắng nghe các đề xuất của ông Trump nhưng cũng bày tỏ sự hoài nghi kèm theo.
Nga ném bom tầm xa dữ dội, ông Zelensky lo hết tên lửa phòng không
Lực lượng phòng không Ukraine đang đối mặt với tình hình không mấy khả quan, sau nhiều tuần Nga tấn công hệ thống năng lượng, các thị trấn và thành phố của nước này bằng việc sử dụng tên lửa và máy bay không người lái.
Trong video được phát sóng hôm 6/4 (giờ địa phương), Tổng thống Ukraine Zelensky đã bày tỏ lo ngại về việc nước này có thể sẽ hết tên lửa phòng không nếu phía Nga tiếp tục chiến dịch ném bom tầm xa dữ dội. "Nếu họ tiếp tục tấn công (Ukraine) hàng ngày như cách họ làm trong tháng trước, chúng tôi có thể hết tên lửa và các đối tác của chúng tôi biết rõ điều đó", Tổng thống Zelensky cho hay.
Ông Zelensky từ nhiều tuần nay đã kêu gọi các đồng minh viện trợ thêm hệ thống phòng không, bởi ông nhấn mạnh rằng Ukraine dù có đủ số lượng trong kho dự trữ để đối phó với các đợt tấn công ồ ạt của Nga ở thời điểm hiện tại, nhưng nước này phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về những gì cần bảo vệ.
Ông Zelensky cho biết Ukraine cần thêm 25 hệ thống phòng không Patriot. Ảnh: Reuters
Ông Zelensky đặc biệt chỉ ra sự cần thiết của hệ thống phòng không Patriot và cho biết Ukraine cần thêm 25 hệ thống này. Theo các nhà quan sát, hệ thống phòng không tinh vi của Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh chặn các cuộc tấn công của Nga bằng tên lửa đạn đạo và siêu thanh, vốn có khả năng tấn công mục tiêu chỉ trong vài phút.
Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng, tầm bắn xa nhất từ 70-160km, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24km.
Tổng thống Zelensky vẫn tin tưởng rằng một gói viện trợ lớn cho Ukraine sẽ sớm được Quốc hội Mỹ thông qua, dù đề xuất này vẫn đang mắc kẹt trong các cuộc thảo luận kể từ cuối năm ngoái trước sự phản đối kiên quyết của đảng Cộng hòa.
Được biết, Moscow đã mở nhiều đợt tập kích quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ Ukraine từ cuối tháng 12/2023. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đây là động thái trả đũa các vụ pháo kích, xâm nhập biên giới của do quân đội Ukraine và dân quân thân Kiev tiến hành thời gian qua.
Các đòn tập kích của Nga thường sử dụng tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555 từ oanh tạc cơ chiến lược, các tên lửa siêu vượt âm Kinzhal, tên lửa hành trình Iskander-K, tên lửa đạn đạo Iskander-M, tên lửa chiến thuật Kh-59 và nhiều UAV tự sát kiểu Shahed-136.
Trong một diễn biến khác, hôm 5/4, Ngân hàng Nhà nước Ukraine (NBU) thông báo dự trữ ngoài nước của Kiev đã tăng lên mức cao kỷ lục là khoảng 43,8 tỷ USD, tính đến hết 1/4.
Cụ thể, trong tháng 3, tổng tiền gửi ở nước ngoài của Ukraine tăng 18%, chủ yếu nhờ các khoản viện trợ quốc tế. NBU cho biết Ukraine đã nhận khoảng 9,3 tỷ USD từ các đối tác nước ngoài, trong đó có 4,9 tỷ USD từ Liên minh châu Âu (EU) và 1,6 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Cùng tháng này, Ukraine chi khoảng 728 triệu USD để thực hiện các nghĩa vụ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và khoảng 363 triệu USD thanh toán lãi và gốc của các khoản nợ công. Hiện tại, dự trữ ngoài nước của Ukraine đủ để chi trả cho các hoạt động nhập khẩu trong gần 6 tháng. Năm 2023, dự trữ ngoài nước của Ukraine ở mức 40,5 tỷ USD, tăng 42% so với năm 2022
Tổng thống Ukraine đứng trước rủi ro chính trị khi hạ thấp tuổi quân dịch Hạ thấp độ tuổi bắt buộc nhập ngũ nhằm tăng cường thêm nhân lực cho cuộc chiến với Nga, nhưng chính phủ của Tổng thống Zelensky cũng đứng trước những rủi ro chính trị lớn hơn. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Bộ phận báo chí Văn phòng Tổng thống Ukraine Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky ngày 3/4 đã ký ban hành luật...