Ông Trump nói Mỹ ‘đang đàm phán trực tiếp’ với Iran về thỏa thuận hạt nhân
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu bom hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả thảm khốc nếu thỏa thuận không thành.
“Chúng tôi đang đàm phán trực tiếp với Iran và mọi thứ đã bắt đầu. Vào ngày 12.4 tới, chúng tôi có một cuộc họp rất lớn, và chúng tôi sẽ xem điều gì có thể xảy ra”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên khi ngồi cạnh Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Phòng Bầu dục (Mỹ) ngày 7.4.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng ngày 7.4.2025. ẢNH: REUTERS
Ông Trump cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm tránh các cuộc tấn công quân sự của Mỹ hoặc Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran. “Tôi nghĩ nếu các cuộc đàm phán với Iran không thành công, Iran sẽ gặp nguy hiểm lớn… bởi vì họ không thể có vũ khí hạt nhân”, The Guardian dẫn lời ông Trump nói.
“Đây không phải là một vấn đề phức tạp. Iran không thể có vũ khí hạt nhân. Hiện tại, thế giới chứng kiến nhiều quốc gia có năng lượng hạt nhân mà đáng lý ra họ không nên có. Nhưng tôi chắc chắn rằng chúng ta cũng có thể đàm phán thoát tình cảnh này vì tương lai mai sau”.
Iran cảnh báo sẽ tấn công nếu nước láng giềng hỗ trợ Mỹ?
Vị tổng thống Mỹ không đưa ra chi tiết về nơi diễn ra các cuộc đàm phán hoặc những quan chức nào sẽ tham gia tiến trình này.
Trong nhiệm kỳ đầu (2017 – 2021), Tổng thống Trump đã áp đặt lại các lệnh trừng phạt nghiêm khắc lên Iran sau khi Mỹ rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) được ký kết giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức).
Về phần mình, vài giờ trước tuyên bố của ông Trump, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmail Baghaei cho biết nước này đang chờ phản hồi của Mỹ đối với đề xuất đàm phán gián tiếp mà họ đưa ra, tin rằng Iran đang đưa ra một lời đề nghị hào phóng, có trách nhiệm và danh dự.
Iran trước đó bác bỏ yêu cầu đàm phán trực tiếp của Tổng thống Trump, nhưng nước này muốn tiếp tục đàm phán gián tiếp thông qua Oman. Iran cũng liên tục phủ nhận mọi ý định chế tạo bom hạt nhân và cho biết chương trình của họ chỉ nhằm mục đích hoàn toàn dân sự.
Chiến thuật mới đầy rủi ro của Israel
Giai đoạn hai của lệnh ngừng bắn tại Gaza, theo đó Israel và Hamas sẽ chính thức chấm dứt chiến tranh, lẽ ra đã bắt đầu vào ngày 2/3.
Tuy nhiên, Israel đã từ chối khởi động các cuộc đàm phán mà nước này đã cam kết trong một thỏa thuận hồi tháng Giêng.
Binh sĩ Israel được triển khai tại thành phố Hebron, Bờ Tây. Ảnh: THX/TTXVN
Thay vào đó, Israel yêu cầu kéo dài giai đoạn một của lệnh ngừng bắn, trong thời gian đó, họ muốn Hamas trả tự do thêm cho 59 con tin còn bị giam giữ. Để gây sức ép buộc Hamas chấp nhận thỏa thuận sửa đổi, Israel đã cắt nguồn viện trợ nhân đạo tới dải Gaza vốn đang bị chiến tranh tàn phá.
Theo tờ Economist, việc đình trệ lệnh ngừng bắn là một phần của sự thay đổi chiến lược lớn hơn khi quân đội Israel tìm cách duy trì sự hiện diện trên phạm vi rộng hơn, bao gồm cả những khu vực không thuộc chủ quyền của Israel. Israel đã bắt đầu thiết lập các "vùng đệm" vô thời hạn trên bốn mặt trận: tại Gaza, biên giới với Liban và Syria, cũng như tại Bờ Tây.
Động thái này bị thúc đẩy bởi tình trạng hỗn loạn tại các khu vực này, dư chấn từ vụ tấn công của Hamas vào tháng 10/2023, cũng như áp lực từ các đảng cánh hữu trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Binyamin Netanyahu. Nó cũng phản ánh sự tự tin của ông Netanyahu rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiếp tục ủng hộ Israel mà không tìm cách kiềm chế quân đội nước này.
Thỏa thuận ngừng bắn mong manh
Không chỉ tại Gaza, các thỏa thuận ngừng bắn khác của Israel cũng đang sụp đổ. Theo một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian với phong trào Hezbollah - lực lượng kiểm soát một phần Liban trước cuộc chiến với Israel năm ngoái - Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) lẽ ra phải rút khỏi lãnh thổ Liban vào cuối tháng 1. Tuy nhiên, Israel yêu cầu gia hạn thời gian rút quân cho đến khi quân đội Liban tiếp quản khu vực. Ngay cả khi thời hạn mới kết thúc vào ngày 18/2, Israel vẫn duy trì sự hiện diện tại năm vị trí kiên cố ở miền nam Liban.
Israel biện minh cho sự chậm trễ bằng lý do bảo vệ các cộng đồng Israel gần biên giới, lo ngại rằng Hezbollah có thể quay trở lại và đe dọa họ. Chính phủ Israel tuyên bố IDF sẽ rút quân chỉ khi tin tưởng quân đội Liban đủ khả năng bảo vệ khu vực và ngăn Hezbollah quay trở lại, nhưng chưa xác định rõ thời điểm hay điều kiện để đạt được sự tin tưởng này.
Xa hơn về phía Đông, tại Cao nguyên Golan, lệnh ngừng bắn giữa Israel và Syria cũng đang lung lay. Thỏa thuận này được ký với chính quyền Hafez al-Assad vào năm 1974. Khi lực lượng đối lập Syria lật đổ con trai ông, Bashar al-Assad, vào tháng 12/2024, IDF đã vượt biên giới và chiếm đóng lãnh thổ Syria.
Israel ban đầu biện minh rằng không có lực lượng nào đủ khả năng bảo vệ biên giới, nhưng kể từ đó, phong trào Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đã thành lập chính phủ tại Damascus. Dù vậy, HTS vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn đất nước và các nhóm vũ trang đối địch vẫn hoạt động.
Kết quả là IDF bắt đầu xây dựng các vị trí cố định tại Syria. Ngày 23/2, ông Netanyahu tuyên bố Israel "sẽ không cho phép lực lượng HTS hay quân đội Syria mới tiến vào khu vực phía nam Damascus", đồng thời yêu cầu "phi quân sự hóa hoàn toàn miền Nam Syria tại các tỉnh Quneitra, Daraa và Suwayda khỏi các lực lượng của chính quyền mới".
Tại Bờ Tây, Israel cũng không tuân thủ các thỏa thuận trước đây tại các thành phố Jenin và Tulkarm, nơi khoảng 40.000 dân thường đã buộc phải rời bỏ nhà cửa do các chiến dịch quân sự của Israel nhằm vào các nhóm vũ trang. Các thành phố này thuộc "Khu vực A", theo Hiệp định Oslo II ký năm 1995, vốn do Chính quyền Palestine kiểm soát.
Tuy nhiên, ngày 29/1, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Israel Katz, tuyên bố rằng "sau khi chiến dịch kết thúc, lực lượng IDF sẽ ở lại trại để đảm bảo khủng bố không quay trở lại".
Giới chức an ninh Israel cho biết các sự kiện trong 17 tháng qua buộc nước này phải áp dụng "chiến lược quản lý rủi ro khác biệt". Điều đó có nghĩa là Israel không chỉ phản ứng theo các đánh giá tình báo về kế hoạch ngắn hạn của đối thủ mà còn dựa trên khả năng tiềm tàng của họ.
Rủi ro tiềm tàng
Khói bốc lên sau một vụ tấn công của Israel tại Gaza ngày 19/1/2025. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Hiện tại, sự hiện diện quân sự mở rộng của IDF có thể vẫn duy trì được mà không gây phản ứng dữ dội. Hezbollah và Hamas đều đang suy yếu sau các chiến dịch quân sự dữ dội của Israel tại Gaza và Liban. Chính phủ lâm thời tại Damascus cũng có những ưu tiên khác, khi họ cố gắng ngăn chặn nền kinh tế Syria sụp đổ và đất nước rơi vào hỗn loạn hoặc nội chiến.
Mối quan tâm trước mắt vẫn là Gaza. Hamas có thể không muốn nối lại chiến tranh khi họ đang củng cố quyền kiểm soát dân sự và tái thiết lực lượng chiến đấu.
Tuy nhiên, nếu nhóm này tiếp tục từ chối sửa đổi thỏa thuận, Israel đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô lớn mới tại Gaza. Các sĩ quan Israel cho rằng điều này có thể mở đường cho kế hoạch do ông Trump đề xuất trước đây nhằm di dời dân số Gaza và xây dựng "Riviera Trung Đông".
Tuy nhiên, chưa có quyết định nào được đưa ra cho đến khi đặc phái viên của ông Trump, Steve Witkoff, quay trở lại khu vực để theo đuổi một thỏa thuận mới. Nguy cơ chiến tranh tái bùng phát là hoàn toàn có thật.
Về dài hạn, Israel cũng phải đối mặt với những hệ lụy. Tại miền nam Liban, sự hiện diện kéo dài của Israel tạo điều kiện để Hezbollah duy trì lực lượng vũ trang, bất chấp sức ép từ chính phủ mới của Liban và công chúng nhằm giải giáp nhóm này.
Đối với Israel, việc duy trì sự hiện diện quân sự mở rộng sẽ tiêu tốn nguồn lực tài chính khổng lồ và đòi hỏi mức huy động quân dự bị cao, nhiều binh sĩ đã phải phục vụ liên tục trong nhiều tháng kể từ khi chiến tranh Gaza bắt đầu. Điều này cũng phụ thuộc vào sự ủng hộ liên tục từ chính quyền Tổng thống Trump, vốn nổi tiếng khó đoán.
Bên cạnh đó, việc mở rộng hiện diện quân sự có thể làm tổn hại đến những cơ hội ngoại giao của Israel. Kể từ khi ký hiệp ước đầu tiên với một quốc gia Arab - Ai Cập - vào năm 1978, Israel đã cân bằng giữa răn đe quân sự và ngoại giao.
Hiệp ước này và một hiệp định khác với Jordan vẫn đứng vững trước nhiều biến động trong khu vực. Các chính phủ mới ở Syria và Liban đang tìm cách hợp tác với phương Tây để chứng minh rằng họ không còn là nơi trú ẩn của các lực lượng ủy nhiệm thân Iran. Việc Israel tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ của họ có thể không phải là cách khởi đầu tốt nhất để cải thiện quan hệ.
Được ông Macron kêu gọi 'đừng yếu đuối', ông Trump đã tỏ ra mạnh mẽ? Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron lại vừa có màn bắt tay 'mãnh liệt', lần này là tại Nhà Trắng. Trong cuộc gặp tại Nhà Trắng hôm 24.2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron có những màn bắt tay gây chú ý, dùng nhiều sức và kéo dài, như hai vị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghị sĩ Mỹ cảnh báo hậu quả nếu Tổng thống Trump có quyền sa thải Chủ tịch Fed

Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

Tổng thống Mỹ Donald Trump nới lỏng quy định ngành đánh bắt cá thương mại

Mỹ không kích vào cảng nhiên liệu Yemen

Đàm phán ba bên giữa Mỹ - Ukraine - EU tại Pháp

Phản ứng của các nhà cung cấp Trung Quốc với thuế quan Mỹ

Du học sinh tại Mỹ sống trong nỗi lo bị tước thị thực và trục xuất không rõ lý do

Quân đội Hàn Quốc tập trận vào giữa đêm tại huyện giáp biên

Nghi phạm bức xúc vì Gaza mà đốt nhà thống đốc Mỹ?

Cảnh sát rô bốt AI của Thái Lan lần đầu làm nhiệm vụ

Hàng hóa trên sàn Temu, Shein bớt rẻ với người Mỹ vì thuế quan

USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Onana ăn mừng khiêu khích CĐV Lyon
Sao thể thao
16:19:59 18/04/2025
Bi kịch liên hoàn: Nữ diễn viên 9x tử vong ngay sinh nhật, ra đi chỉ sau 1 tháng bạn thân đột tử
Sao châu á
16:10:33 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025
Concert "em gái BLACKPINK" ở Việt Nam bán vé chậm, BTC bất ngờ thay đổi 1 điều
Nhạc quốc tế
15:20:24 18/04/2025
Hình ảnh rợn người trong các xưởng làm thuốc giả
Pháp luật
15:08:33 18/04/2025
Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà 18 tầng ở Thái Hà
Tin nổi bật
15:03:12 18/04/2025
Cái nhìn đầu tiên về One UI 8 dựa trên Android 16
Thế giới số
14:52:57 18/04/2025
Apple đưa một trong những mẫu iPhone bán chạy nhất thành 'đồ cổ'
Đồ 2-tek
14:26:34 18/04/2025
Dư luận tranh cãi trước drama Hoa hậu Hương Giang bị tố tung "deal ảo" trên livestream: Thời điểm nhạy cảm, minh bạch lên
Sao việt
14:16:51 18/04/2025
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị yêu cầu rời khỏi đảng cầm quyền
