Ông Trump nói gì khiến ông Obama bật cười tại tang lễ ông Carter?
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lên tiếng về việc ông và cựu Tổng thống Barack Obama nói chuyện và cười tại tang lễ cố Tổng thống Jimmy Carter.
Ông Trump (phải) và ông Obama trò chuyện tại tang lễ ông Carter hôm 9.1. ẢNH: AFP
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho hay ông và cựu Tổng thống Barack Obama “có lẽ rất” thích nhau dù “có những triết lý khác nhau”, sau khi 2 người nói chuyện và cười khi dự tang lễ cố Tổng thống Jimmy Carter tại Thánh đường Quốc gia ở Washington DC hôm 9.1.
Sau khi hình ảnh 2 người có vẻ thân mật được lan truyền nhanh chóng trên mạng, ông Trump nói rằng mình “không nhận ra mức độ thân mật” với ông Obama. “Tôi nói rằng trông giống như 2 người thích nhau và có lẽ chúng tôi thích nhau. Chúng tôi có một ít triết lý khác biệt phải không? Nhưng có lẽ chúng tôi hòa hợp nhau. Tôi không biết. Tôi hòa hợp với tất cả mọi người”, ông Trump chia sẻ với Đài NBC News.
Vị tổng thống đắc cử không đề cập cụ thể về điều mình đã nói khiến ông Obama bật cười.
Tổng thống đắc cử Trump được miễn án tù liên quan vụ án tiề.n bịt miệng sao phim khiê.u dâ.m
Theo chuyên gia đọc khẩu hình Jeremy Freeman, dường như ông Trump và ông Obama cảnh giác trước các máy quay hướng vào mình nên ngồi kề vai và muốn tỏ ra thân mật.
Dựa trên khẩu hình của 2 người, chuyên gia này đoán rằng họ dường như đang nói về các thỏa thuận quốc tế. Theo ông, có lúc ông Trump nghiêng đầu về phía ông Obama và nói “tôi đã rút khỏi (thỏa thuận) đó. Đó là các điều kiện. Anh có thể tưởng tượng được điều đó không”.
Ông Obama cười và ông Trump nói thêm rằng “và sau đó, tôi sẽ (rút)”, theo ông Freeman.
Trong khi cả 2 đều tỏ ra thích thú khi ngồi cạnh nhau trong lúc dự tang lễ cố Tổng thống Carter, Phó tổng thống Kamala Harris ngồi phía trước họ dường như thở dài sau khi phát hiện họ đang cười. Sau đó, bà nhìn qua vai trái về hướng 2 người trước khi nhìn thẳng lại phía trước,
Sự tương tác vui vẻ giữa ông Trump và ông Obama diễn ra sau mối quan hệ được cho là căng thẳng giữa 2 người trong thập niên qua.
Ông Trump từng đề cập tin đồn không có căn cứ về việc ông Obama được sinh ra ở Kenya. Tin đồn này đã khiến ông Obama vào năm 2011 công khai giấy khai sinh cho thấy nơi sinh của mình là Hawaii.
Ông Trump còn cáo buộc ông Obama ra lệnh cho chính quyền liên bang “do thám” chiến dịch tranh cử của ông về cáo buộc có liên hệ với Nga sau cuộc bầu cử năm 2016.
Tuy nhiên, ông Obama cũng có những ch.ỉ tríc.h nhất định đối với tổng thống đắc cử. Khi phát biểu tại Đại hội quốc gia đảng Dân chủ hồi tháng 8.2024, ông Obama nói rằng ông Trump “có nỗi ám ảnh kỳ lạ với quy mô đám đông” khi vận động tranh cử.
Cuộc chiến "cân não" của ông Trump và bà Harris trên bàn cờ Trung Đông
Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris đều có những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách đối ngoại đối với khu vực Trung Đông.
Trong những tuần cuối cùng trước ngày bầu cử 5/11, cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump đều cố gắng sử dụng Israel như một vấn đề gây chia rẽ.
Trong khi cựu Tổng thống Trump tuyên bố Israel có thể không còn tồn tại trong vòng 2 năm nữa nếu ông thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng, chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Harris đã ch.ỉ tríc.h những tuyên bố của ông Trump là bài Do Thái.
Ông Trump và bà Harris bất đồng về một loạt vấn đề liên quan đến Israel, từ cách thức Israel nên chiến đấu trong các cuộc xung đột cho đến tầm nhìn hoàn toàn khác biệt về vai trò của Mỹ trên thế giới. Tuy nhiên, trong bức tranh toàn cảnh, hai ứng viên tổng thống cũng có những quan điểm tương đồng.
Cả bà Harris và ông Trump đều ủng hộ cuộc chiến trên nhiều mặt trận của Israel nhằm đối phó với nhiều đối thủ, từ lực lượng Hamas ở Gaza đến Hezbollah ở Li Băng.
Theo hãng tin Times of Israel, cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đều muốn cuộc chiến ở Gaza sớm kết thúc. Cả hai đều muốn mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel và các nước láng giềng. Cả hai đều không ủng hộ "giải pháp hai nhà nước" giữa Israel và Palestine.
Và trong một điểm chung đặc biệt đáng chú ý, cả hai đều muốn tiếp tục từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran từ thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Sự tương đồng trong chính sách Trung Đông
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: Getty).
Lập trường của ông Trump và bà Harris có một số điểm tương đồng trong các vấn đề liên quan tới khu vực Trung Đông.
Cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đều cam kết ủng hộ Israel, nhưng thể hiện sự ủng hộ đó theo những cách khác nhau. Trong khi cựu Tổng thống Trump tuyên bố an ninh của Israel phụ thuộc vào chính ông, Phó Tổng thống Harris cam kết sẽ bảo vệ liên minh của Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al Arabiya gần đây, ông Trump cho biết ông có thể giúp đạt được hòa bình ở Trung Đông dựa trên sự tôn trọng mà ông nhận được cũng như các mối quan hệ mà ông đã xây dựng ở khu vực này.
"Tôi muốn thấy Trung Đông trở lại hòa bình và hòa bình thực sự, nhưng là một nền hòa bình lâu dài và điều đó sẽ xảy ra. Tôi nghĩ cuộc bầu cử sắp tới sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Tôi được tôn trọng ở đó và có mối quan hệ tuyệt vời với rất nhiều bên", ông Trump cho biết.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa khẳng định tương lai của Israel cũng phụ thuộc vào thành công của ông. Trong cuộc trao đổi với Hội đồng người Mỹ gốc Israel hồi tháng 9, ông Trump đã tự phong mình là "người bảo vệ" Israel, thậm chí cảnh báo Israel sẽ không còn tồn tại nếu bà Harris giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay.
"Nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường hiện tại, với 4 năm nhiệm kỳ tiếp theo của bà Kamala Harris, Israel sẽ không chỉ đối mặt với một cuộc tấ.n côn.g, mà với sự hủy diệt hoàn toàn", ông Trump cảnh báo.
Trong khi đó, Phó Tổng thống Harris vẫn nhấn mạnh liên minh lâu đời giữa Mỹ và Israel. Nhân dịp đán.h dấu một năm cuộc xung đột Gaza nổ ra vào ngày 7/10, bà Harris và phu quân gốc Do Thái đã trồng một cây lựu tại dinh thự của phó tổng thống, một biểu tượng cho sự bền vững của liên minh Mỹ - Israel. Trong cuộc tấ.n côn.g bất ngờ của lực lượng Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, ít nhất 1.200 người đã thiệ.t mạn.g và 251 con tin bị bắt giữ ở Dải Gaza.
"Vào ngày trọng đại này, tôi sẽ đưa ra cam kết của mình để đảm bảo rằng Israel sẽ có những gì họ cần để tự vệ", bà Harris tuyên bố.
Tom Nides, người từng giữ chức Đại sứ Mỹ tại Israel, cho biết sự hỗ trợ của bà Harris sẽ giúp Israel dễ dàng đưa ra quyết định của mình.
"Israel rất dễ bị tổn thương và họ cần sự giúp đỡ của chúng ta, vì vậy chúng ta sẽ giúp đỡ họ", ông Nides nói.
Một điểm tương đồng nữa giữa hai ứng viên tổng thống là cả hai đều không muốn kéo dài cuộc chiến ở Dải Gaza và muốn xung đột sớm kết thúc.
Bà Harris đã đưa ra tầm nhìn về viễn cảnh kết thúc cuộc chiến với sự cảm thông dành cho cả các nạ.n nhâ.n Palestine và Israel. Đây là nỗ lực nhằm thu hẹp sự chia rẽ trong đảng Dân chủ về cuộc chiến ở Gaza.
"Tôi đang nỗ lực để đảm bảo xung đột kết thúc, như vậy, Israel sẽ được an toàn, các con tin được thả, sự đau khổ ở Gaza sẽ kết thúc và người Palestine có quyền được tôn trọng, được tự do và tự quyết", bà Harris nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo Do Thái.
Trong nhiều tháng qua, ông Trump cũng ủng hộ kịch bản kết thúc nhanh chóng cuộc chiến ở Gaza. Vào tháng 3, ông từng tuyên bố phải kết thúc cuộc chiến ở Gaza và kết thúc nhanh chóng. Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi này trong những tháng sau đó.
"Tôi đã hối thúc ông ấy kết thúc cuộc chiến này. Cuộc chiến này phải kết thúc nhanh chóng. Cuộc chiến phải dừng lại, sự giế.t chóc phải chấm dứt", ông Trump nói trong một cuộc họp báo hồi tháng 8, đề cập đến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: AFP).
Sự tương đồng của hai ứng cử viên tổng thống còn thể hiện ở điểm, cả hai đều muốn rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Một trong những sự khác biệt chính sách đối ngoại lớn nhất giữa ông Trump và ông Biden liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran, được ký kết năm 2015 khi ông Biden là phó tổng thống dưới thời ông Obama.
Thỏa thuận này hạn chế chương trình hạt nhân Iran để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ. Thủ tướng Netanyahu đã ch.ỉ tríc.h thỏa thuận này. Sau khi lên nắm quyền, ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào năm 2018. Nhưng đến thời ông Biden, trong những tháng đầu tiên sau khi nhậm chức tổng thống, ông đã tìm cách khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.
Iran được cho là đang ở thời điểm mà nước này có thể kích hoạt vũ khí hạt nhân trong vòng một tuần. Chiến dịch của ông Trump và bà Harris đổ lỗi cho nhau về tình trạng này, nhưng không bên nào muốn đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Bà Harris thậm chí không còn đề cập đến thỏa thuận. Đầu tháng này, bà thậm chí còn gọi Iran là đối thủ chính "rõ ràng" của Mỹ.
"Tôi không nghĩ bà Harris hay ông Trump sẽ hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran", nhà ngoại giao Mỹ ở Israel Nides nói.
Ông Trump từng nói rằng một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất của ông là rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, hiện tại ông nói rằng sẽ đạt được một thỏa thuận khác với Iran, mặc dù ông không tiết lộ thông tin chi tiết.
Một sự đồng thuận hiếm hoi giữa ông Biden và ông Trump là cả hai đều ủng hộ Hiệp định Abraham, thỏa thuận ký năm 2020 nhằm bình thường hóa giữa Israel và 4 quốc gia Ả Rập láng giềng. Thỏa thuận này vẫn nằm trong chương trình nghị sự của cả hai ứng cử viên Trump và Harris, dù xung đột vẫn chưa chấm dứt.
Jeremy Bash, một quan chức quốc phòng và tình báo hàng đầu trong chính quyền Obama, cho biết Phó Tổng thống Harris ủng hộ mạnh mẽ sự hòa nhập của Israel vào khu vực và đưa các quốc gia khác tham gia Hiệp định Abraham.
Trong khi đó, ông Trump cũng cam kết tìm kiếm hòa bình ở Trung Đông. Con rể của ông Trump, và cựu cố vấn cấp cao Nhà Trắng, Jared Kushner, được cho là vẫn đang khuyến khích Ả Rập Xê Út tham gia hiệp định và điều này cũng được Tổng thống Biden thúc đẩy mạnh mẽ trước cuộc tấ.n côn.g của Hamas vào Israel hồi tháng 10/2023.
Cựu Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ đưa Iran vào Hiệp định Abraham cùng với ít nhất 10 quốc gia khác. Kịch bản này nếu xảy ra sẽ đòi hỏi sự dàn xếp rất lớn giữa Israel và Mỹ.
Chính phủ Thủ tướng Netanyahu đã từ chối khả năng thành lập một nhà nước Palestine, đặc biệt sau cuộc tấ.n côn.g của Hamas vào Israel hồi tháng 10 năm ngoái. Kịch bản này cũng không xuất hiện trong các bài phát biểu của ông Trump và bà Harris.
Mặc dù vậy, ông Trump vẫn là một lãnh đạo khó đoán. Tháng 7, ông Trump từng khiến Thủ tướng Netanyahu không hài lòng khi ông công khai cảm ơn Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas vì đã chúc ông hồi phục sau vụ á.m sá.t hụt. Nhưng ngay sau đó, ông Trump đã có một cuộc gặp thân mật với Thủ tướng Netanyahu.
Điểm khác biệt về lập trường của hai ứng cử viên
Người Palestine tập trung tại khu vực bị Israel tập kích ở thành phố Gaza (Ảnh: Reuters).
Chính sách về Gaza của Phó Tổng thống Harris tập trung vào việc tìm kiếm lệnh ngừng bắ.n. Trong khi đó, cựu Tổng thống Trump cho rằng việc chấm dứt xung đột là quyết định của Israel.
Chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết bà ủng hộ mục tiêu của Israel là loại bỏ Hamas và Hezbollah. Bà Harris thúc đẩy một lệnh ngừng bắ.n ở Gaza, trong khi Thủ tướng Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục chiến tranh.
Bà Harris đã bày tỏ sự cảm thông với hàng chục nghìn dân thường thiệ.t mạn.g và bị thương trong chiến tranh, đồng thời kêu gọi Israel cho phép cung cấp thêm viện trợ vào Gaza.
"Israel phải khẩn trương hành động nhiều hơn để tạo điều kiện cho nguồn viện trợ tới những người có nhu cầu. Dân thường phải được bảo vệ và phải có quyền tiếp cận thực phẩm, nước uống và thuố.c. Luật nhân đạo quốc tế phải được tôn trọng", bà Harris nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Trump xác định cuộc chiến ở Trung Đông sẽ kết thúc theo hướng Israel giành chiến thắng. Ông đã ch.ỉ tríc.h lời kêu gọi ngừng bắ.n của bà Harris, coi đây là một rào cản đối với Israel.
"Ngay từ đầu, bà Harris đã tìm cách tró.i ta.y Israel sau lưng, yêu cầu ngừng bắ.n ngay lập tức và luôn đòi hỏi ngừng bắ.n. Việc ngừng bắ.n sẽ càng cho Hamas thêm thời gian để tập hợp lại lực lượng và tiến hành một cuộc tấ.n côn.g mới tương tự cuộc tấ.n côn.g vào ngày 7/10 năm ngoái", ông Trump nói trong cuộc họp báo hồi tháng 8.
Tuy vậy, trong cuộc phỏng vấn với Al Arabiya, ông Trump nói rằng các cuộc đàm phán vẫn khả thi. Ông cũng nói rằng các cuộc tấ.n côn.g sẽ không xảy ra nếu ông là chủ nhân Nhà Trắng.
Ông Trump và bà Harris cũng có lập trường khác biệt về cách thức Israel tấ.n côn.g Iran, khi căng thẳng giữa hai quốc gia này ngày càng leo thang.
Kể từ khi Iran tấ.n côn.g Israel với hơn 180 tên lửa vào đầu tháng 10, nhiều thông tin đã được đưa ra về cách thức Israel tiến hành đòn đáp trả. Mỹ đã phát tín hiệu rằng nước này có thể hỗ trợ Israel thực hiện đòn đáp trả Iran.
Bà Harris tuyên bố "mọi phương án đều được đưa ra xem xét". Chiến dịch tranh cử của bà Harris để ngỏ khả năng đòn đáp trả của Israel sẽ có sự tham gia của Mỹ.
Về phần ông Trump, từ khi còn là tổng thống, ông đã ra lệnh hạ Qassem Soleimani, một vị tướng hàng đầu của Iran. Tuy nhiên, ông Trump không ủng hộ chiến tranh và không đưa ra tuyên bố về việc liệu ông có để Mỹ tham gia vào cuộc tấ.n côn.g trả đũa của Israel hay không.
Trong cuộc phỏng vấn với Al Arabiya, ông Trump nói rằng Israel nên tấ.n côn.g các cơ sở hạt nhân của Iran.
"Rủi ro lớn nhất của chúng ta là vũ khí hạt nhân, sức mạnh của vũ khí hạt nhân. Tấ.n côn.g các cơ sở hạt nhân trước, phần còn lại để sau", ông Trump phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử trong tháng này.
Elijah J. Magnier, một phóng viên chiến trường kỳ cựu và nhà phân tích chính trị với hơn 35 năm kinh nghiệm trong các vấn đề về Trung Đông và Bắc Phi, nói với hãng tin Sputnik rằng, có rất nhiều mâu thuẫn trong những gì mà cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đang nói và làm trong các vấn đề liên quan đến Trung Đông.
"Chúng tôi đã nghe chính quyền Mỹ, cả ông Joe Biden và bà Kamala Harris, nói rằng họ muốn ngừng bắ.n ở Gaza và Li Băng, nhưng họ đang ủng hộ Israel với tất cả các vũ khí mà Israel cần và đạn dược để hỗ trợ cuộc chiến ở Gaza", chuyên gia Magnier nhấn mạnh.
Theo ông Magnier, đối với Kamala Harris, bà là "một công tố viên lão luyện" chứ không phải là "một chính trị gia lão luyện", đó là lý do nếu bà thắng cử, lập trường của bà về Trung Đông sẽ bị tác động bởi những chính trị gia khác, những người sẽ đưa ra quyết định thực sự trong chính quyền Mỹ.
Cựu Tổng thống Trump cũng cho thấy những mâu thuẫn trong lập trường của ông.
"Cựu Tổng thống Trump nói rằng ông muốn ngăn chặn cuộc chiến ở Gaza, nhưng sau đó lại đưa ra một thông tin khác, nói rằng Israel quá nhỏ và cần phải được mở rộng... Việc mở rộng Israel đồng nghĩa với việc nước này sẽ can dự nhiều cuộc chiến với các nước láng giềng của mình. Chúng ta đang nói về Li Băng, Jordan, Ai Cập", chuyên gia Magnier nhận định.
"Đây là lý do nếu ông Trump thắng, tôi không nghĩ ông ấy sẽ thực hiện những gì ông ấy đã hứa để ngăn chặn cuộc chiến ở Trung Đông và tìm một giải pháp cho Iran, thay vào đó cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn áp đặt các lệnh trừng phạt, và đảng Cộng hòa thậm chí còn áp đặt nhiều hơn", ông Magnier nói thêm.
"Rốt cuộc, cả hai ứng cử viên đều phải đảm bảo lợi ích toàn cầu của Mỹ và các đồng minh, trong đó có Israel. Đó là lý do mọi thứ sẽ phụ thuộc vào chính quyền mới cũng như việc chính quyền này có thể đi bao xa", chuyên gia kết luận.
Đan Mạch gửi thông điệp bí mật về Greenland đến ông Trump Đan Mạch đã gửi tin nhắn riêng tới nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, bày tỏ sẵn sàng thảo luận về việc tăng cường an ninh ở Greenland hoặc Mỹ mở rộng hiện diện quân sự trên đảo. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP). Trang Axios dẫn nguồn thạo...