Ông Trump nói chưa nghĩ đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc
Tổng thống Trump hôm 9/7 cho biết ông hiện chưa nghĩ đến giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/7 nói mối quan hệ giữa hai quốc gia bị “tổn hại nghiêm trọng” do đại dịch COVID-19, và ông hiện còn không nghĩ đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc.
“Họ đã có thể ngăn chặn được bệnh dịch. Nhưng họ không làm”, ông Trump nói với các phóng viên trên máy bay đến Florida. Khi được hỏi liệu điều này có nghĩa là giai đoạn 2 thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung có xảy ra hay không, ông Trump nói rằng ông thậm chí chưa nghĩ về điều đó và đang có nhiều thứ khác trong đầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Business Insider)
Tình trạng thỏa thuận thương mại giữa hai siêu cường kinh tế bị đặt dấu hỏi trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận được ký kết và có hiệu lực vào đầu năm 2020.
Video đang HOT
Virus corona gây COVID-19 lan rộng khắp thế giới và gây thiệt hại nặng nề với sức khỏe người dân cũng như nền kinh tế của Mỹ. Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, hơn 3 triệu ca bệnh và ít nhất 133.291 ca chết người do COVID-19 đã được báo cáo tại nước này.
Ông Trump nói hồi tháng 5 rằng, ông đã “day dứt” rất nhiều về việc liệu có nên hủy bỏ giai đoạn đầu của thỏa thuận với Bắc Kinh hay không, trong khi các quan chức trong chính quyền của ông đảm bảo rằng cả hai nước vẫn dự kiến sẽ tôn trọng thỏa thuận.
Hôm 22/6, Tổng thống Trump nói thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc vẫn hoàn toàn nguyên vẹn, phủ nhận thông tin của cố vấn cho rằng ông muốn ngừng thỏa thuận với Trung Quốc vì các cáo buộc liên quan đến nguồn gốc COVID-19.
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc xuống thấp nhất trong nhiều năm kể từ khi đại dịch bắt đầu ở Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump và chính quyền Mỹ nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh không minh bạch về tình hình dịch bệnh.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer hôm 17/6 cho biết, Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu. Theo đó, Trung Quốc đã mua lượng bông của Mỹ trị giá 1 tỷ USD trong năm nay, cao hơn so với mức mua của năm ngoái. Đại diện thương mại Mỹ dự báo một số giao dịch khác, chẳng hạn việc mua đậu nành, sẽ gia tăng mạnh trong nửa cuối năm nay.
Theo ông Lighthizer, Trung Quốc nói rằng sẽ đáp ứng các cam kết mua hàng hóa của Mỹ và những chỉ số hiện tại cho thấy, Bắc Kinh sẽ đáp ứng mục tiêu đó. Đại diện thương mại Mỹ cho biết thêm, trong tất cả các cuộc liên lạc giữa ông với đối tác Trung Quốc, họ đã tái khẳng định duy trì thỏa thuận mua hàng.
Tòa tối cao Mỹ vừa ra phán quyết bất lợi cho Tổng thống Trump
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 9/7 yêu cầu các hồ sơ tài chính cá nhân của ông Donald Trump phải được giao cho công tố viên ở New York, bất chấp nỗ lực ngăn cản từ đội luật sư của ông.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông Donald Trump đã phá vỡ truyền thống kéo dài nhiều thập kỷ qua nhiều đời tổng thống khi từ chối công bố tờ khai thu nhập cá nhân tính thuế. Nỗ lực giữ bí mật thông tin tài chính của ông Trump đã thất bại một phần vào ngày 9/7 với hai phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ.
Trong vụ kiện thứ nhất, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép Văn phòng Công tố Quận Manhattan, một trong 93 văn phòng công tố cấp liên bang của Mỹ, được thu thập hồ sơ tài chính cá nhân của ông Trump. Các hồ sơ này đang được công ty kế toán Mazars USA lưu giữ.
Tuy nhiên, trong phán quyết thứ hai, các thẩm phán tòa án tối cao tạm thời không chấp thuận trát của Hạ viện Mỹ với yêu cầu tương tự Văn phòng Công tố Quận Mahattan dù khác mục đích. Các thẩm phán cho rằng những tòa án cấp thấp hơn cần xem lại vụ kiện.
Một người biểu tình đòi công khai tờ khai thu nhập cá nhân tính thuế của Tổng thống Trump trước Tòa án Tối cao Mỹ ngày 9/7. Ảnh: AP.
Trong thông báo phán quyết, Chánh án John Roberts nhấn mạnh "không công dân nào, kể cả tổng thống, được đặc quyền đứng trên nghĩa vụ chung là cung cấp bằng chứng khi được đề nghị trong tố tụng hình sự". Ông khẳng định "tổng thống không được miễn trừ tuyệt đối" khi cơ quan truy tố yêu cầu ông cung cấp giấy tờ cá nhân, đồng thời "không được đặc cách một tiêu chuẩn yêu cầu cao hơn", theo Financial Times.
Trên thực tế, các hồ sơ cá nhân của ông Trump chưa được công khai hoàn toàn mà chỉ được giao cho cơ quan công tố xem xét. Dù vậy, Công tố viên quận Mahattan, ông Cyrus Vance, vẫn xem phán quyết "là một chiến thắng to lớn của hệ thống tư pháp quốc gia", cũng như các nguyên tắc đã tạo dựng nên nền tư pháp Mỹ. Ông nhấn mạnh: "Không ai - kể cả tổng thống - được đứng trên pháp luật".
Tổng thống Trump trước khi nhậm chức là chủ một "đế chế" kinh doanh quốc tế. Ông đã không thoái vốn khỏi công ty sau khi đắc cử vào cuối năm 2016 mà chuyển tài sản vào quỹ tín thác và giao cho con trai ông quản lý. Điều này làm dấy lên những lo ngại về xung đột lợi ích. Những người chỉ trích ông trong hơn 3 năm qua luôn tìm cách buộc ông phải công bố tờ khai thu nhập cá nhân tính thuế.
Văn phòng Công tố Mahattan đòi Mazars USA cung cấp những hồ sơ này để phục vụ cho một cuộc điều tra đại bồi thẩm đoàn liên quan đến hoạt động của Tập đoàn Trump. Để chặn việc công khai tài liệu cá nhân, ông Trump đã khởi kiện Deutsche Bank, Capital One và Mazars không được cung cấp hồ sơ tài chính của mình cho các công tố viên ở New York.
Cuộc điều tra của Vance bắt đầu từ một số khoản tiền ém nhẹm thông tin bất lợi cho ông Trump vào năm 2016, khi ông đang tranh cử tổng thống. Số tiền được lấy từ quỹ của chiến dịch tranh cử, dàn xếp bởi luật sư riêng của ông là Michael Cohen. Năm 2018, Cohen đã thừa nhận trước tòa án liên bang về vi phạm quy định tài chính đối với vận động bầu cử.
Em gái Kim Jong-un để ngỏ họp thượng đỉnh Trump - Kim Kim Yo-jong nói họp thượng đỉnh Mỹ - Triều hiện chỉ có lợi ích cho Washington, nhưng không loại trừ khả năng Kim Jong-un và Trump sẽ gặp nhau. "Một cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể không diễn ra trong năm nay, nhưng chúng ta không thể biết trước được điều gì....