Ông Trump: NATO đang không bảo vệ Mỹ
Tổng thống Donald Trump cho rằng Washington không nên chi tiêu cho NATO vì Mỹ đang không được liên minh này bảo vệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Trump ngày 24/1 cho biết ông không chắc Washington nên chi tiêu gì cho NATO, nói rằng Mỹ đang bảo vệ các thành viên NATO, nhưng họ “không bảo vệ chúng ta”.
Ông Trump tiếp tục yêu cầu các thành viên khác của liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, một mức tăng gấp hơn 2 lần so với mục tiêu hiện tại là 2%. Mức 5% cũng là con số mà chưa có quốc gia NATO nào, kể cả Mỹ, đạt được.
“Tôi không chắc chúng ta nên chi bất kỳ khoản nào nhưng chúng ta chắc chắn nên giúp họ. Chúng ta đang bảo vệ họ. Họ không bảo vệ chúng ta. Họ nên nâng mức chi tiêu quân sự từ 2% lên 5%”, ông cho biết.
Đây không phải lần đầu ông Trump phàn nàn về việc Mỹ phải chịu gánh nặng bảo vệ an ninh cho NATO trong khi các thành viên khác trong liên minh đóng góp quá ít cho khối.
Mỹ hiện tài trợ 15,8% ngân sách hoạt động hàng năm của liên minh quân sự 32 thành viên, tương đương với Đức, theo phân tích của NATO cho năm 2024. Ngân sách để NATO hoạt động tổng cộng khoảng 3,5 tỷ USD.
Các đóng góp gián tiếp của Mỹ cho NATO – bao gồm lực lượng quân sự – không nằm trong ngân sách thường niên của tổ chức. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng tổng thể của Mỹ vượt xa các thành viên khác, đạt 816,7 tỷ USD vào năm 2023, chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu của toàn liên minh.
Video đang HOT
Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm 22/1 đã trao đổi với Tổng Thư ký NATO Mark Rutte và tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với liên minh. Hai bên cũng “thảo luận về tầm quan trọng của các đồng minh quốc phòng mạnh mẽ và chia sẻ gánh nặng thực sự”, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 23/1.
Ông Rutte sau đó tuyên bố rằng các thành viên châu Âu của NATO cần tăng cường ngân sách quân sự trong thời gian tới. Ông cũng đề xuất phương án, Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine và các nước châu Âu sẽ có nghĩa vụ trả tiề.n.
Các quan chức NATO và các nhà phân tích cho rằng đề xuất của ông Trump về mức chi tiêu quốc phòng 5% GDP là quá lớn và sẽ khó khả thi.
Tuy nhiên, một mục tiêu mới vượt mức 2% hiện tại có khả năng được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở The Hague, Hà Lan vào tháng 6 trước lo ngại Nga có thể tấ.n côn.g một quốc gia NATO sau Ukraine và áp lực từ những tuyên bố của ông Trump.
Nga trước đó nhiều lần khẳng định sẽ không tấ.n côn.g vào NATO vì họ không có lợi ích gì khi làm như vậy. Tuy nhiên, tại NATO, nhiều quốc gia bày tỏ sự lo ngại về kịch bản cuộc chiến ở Ukraine sẽ lan rộng ra châu Âu và một số nhà lãnh đạo cũng cho rằng các nước thành viên liên minh cần chi tiêu thêm cho quốc phòng.
Nhiều ý kiến dự đoán mục tiêu chi tiêu quân sự mới sẽ được nâng lên khoảng 3% GDP. Nhưng ngay cả mức này cũng sẽ là một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia vốn chỉ đáp ứng hoặc chưa đạt được mục tiêu 2% hiện nay, một thập niên sau khi con số này được đặt ra. Hiện có 8 quốc gia NATO chưa đạt mức chi tiêu quốc phòng 2% GDP.
Ông Trump sẽ tiếp cận và có thể thay đổi quyền lực tổng thống như thế nào?
Chỉ còn 3 ngày nữa, ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ lần thứ hai, đán.h dấu sự trở lại ngoạn mục sau thất bại trong cuộc tái tranh cử năm 2020.
Ông Donald Trump tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, bắt đầu từ ngày 20/1, hứa hẹn sẽ là một phép thử lớn cho phong cách lãnh đạo cứng rắn của ông tại Nhà Trắng. Phương thức ông điều hành có thể tạo ra những thay đổi sâu sắc đối với văn phòng tổng thống, một thể chế vốn đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua, nhưng cũng phải đối mặt với sự kiểm soát từ các nhánh lập pháp và tư pháp của Chính phủ Mỹ.
Ông Trump từng làm dấy lên nhiều tranh cãi về thẩm quyền của tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên, và những tuyên bố của ông về quyền lực này tiếp tục khiến các chuyên gia phải lo ngại về những gì sẽ diễn ra trong 4 năm tới.
Giáo sư Marjorie Cohn tại Trường Luật Thomas Jefferson, cảnh báo rằng nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể làm thay đổi căn bản cách các cơ quan liên bang giám sát các lĩnh vực quan trọng như y tế, an toàn, nước, khí hậu và lao động. Bà Cohn cũng cho rằng những quyết định của ông Trump, đôi khi bị chi phối bởi mong muốn cá nhân, có thể khiến ranh giới giữa quyền hạn của các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo liên bang trở nên mờ nhạt.
Mở rộng quyền lực tổng thống
Dự đoán chính xác những gì ông Trump sẽ làm trong nhiệm kỳ thứ hai là một thử thách khó khăn. Tuy nhiên, theo ông Mitchel Sollenberger, Giáo sư tại Đại học Michigan-Dearborn, phong cách cứng rắn của ông Trump có thể sẽ khác biệt so với các mục tiêu thực tế mà ông theo đuổi.
Giáo sư Sollenberger cho rằng quyền lực tổng thống đã dần mở rộng trong suốt các nhiệm kỳ trước, nhờ sự thận trọng của Quốc hội trong việc thu hẹp quyền hạn của tổng thống. Đây là một phần trong xu hướng chung của một kỷ nguyên mà ông Sollenberger gọi là "chủ nghĩa tổng thống", hay "chính quyền lấy tổng thống làm trung tâm" khi mà tổng thống trở thành trung tâm của quyền lực hành pháp.
Giáo sư Sollenberger lập luận trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã tham gia vào xu hướng này, giống như những người tiề.n nhiệm của ông trong suốt 100 năm qua, khi họ gia tăng quyền lực của tổng thống thông qua các sắc lệnh hành pháp và các quyết định chính trị quan trọng. Tuy nhiên, ông Trump không phải là người duy nhất theo đuổi quyền lực này. Ví dụ, Tổng thống George W. Bush đã thông qua Đạo luật Ủy quyền Sử dụng Lực lượng Quân sự (AUMF) năm 2001, tạo cơ sở pháp lý để ông thực hiện "cuộc chiến chống khủn.g b.ố toàn cầu" bằng mọi lực lượng cần thiết.
Ông Sollenberger nhấn mạnh rằng quyền lực của tổng thống sẽ tiếp tục được định hình thông qua sự "cho và nhận" giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp. Ông Trump cũng sẽ nhận được sự ủng hộ từ Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, cùng với Tòa án Tối cao có xu hướng bảo thủ, với ba vị thẩm phán mà ông đã bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu.
Dự án 2025 và sự kiểm soát chính trị
Ông Donald Trump (giữa) tại phiên xét xử của Tòa án tối cao New York ngày 11/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Một trong những chiến lược lớn mà ông Trump đang thực hiện là mở rộng đội ngũ "người đứng đầu chính sách" - mà không cần sự xác nhận của Thượng viện. Các nhân vật chủ chốt trong chiến lược này đã tham gia vào Dự án 2025, một lộ trình chính sách cực kỳ bảo thủ do Heritage Foundation xây dựng. Dù ông Trump không công khai ủng hộ Dự án 2025, nhưng các quyết định nhân sự của ông cho thấy một số mục tiêu của dự án này có thể trở thành trọng tâm trong chương trình nghị sự của ông.
"Ông trùm biên giới" Tom Homan, Phó giám đốc chính sách Stephen Miller, và ông Russell Vought, người được Trump chọn làm giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách, đều tham gia Dự án 2025. Ông Vought thậm chí còn là tác giả của chương thẩm quyền của tổng thống.
Theo phân tích của Trung tâm Tiến bộ Mỹ, Dự án 2025 có thể "phá vỡ hệ thống kiểm tra và cân bằng", tái cấu trúc một nhánh hành pháp mạnh mẽ và không bị ràng buộc. Báo cáo cảnh báo rằng quyền lực tổng thống có thể trở nên "không giới hạn", qua đó có thể ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lực của đất nước và cuộc sống của người dân Mỹ.
Quyền miễn trừ của tổng thống
Phán quyết của Tòa án Tối cao vào tháng 7/2024 về quyền miễn trừ của tổng thống đối với các hành vi chính thức có thể là động lực lớn cho ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai.
Nhóm luật sư của ông Trump đã sử dụng phán quyết này để bảo vệ Tổng thống đắc cử khỏi các cáo buộc hình sự chống lại ông - bao gồm cả bản cáo trạng liên bang cáo buộc ông tìm cách lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 và các sự kiện liên quan đến cuộc tấ.n côn.g vào Điện Capitol vào ngày 6/1/2021.
Mặc dù phán quyết này còn nhiều bất cập, nó được kỳ vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ông Trump, giúp ông tránh được các hậu quả pháp lý nghiêm trọng sau khi trở lại vai trò tổng thống. Các vụ án liên quan đến việc can thiệp bầu cử và gian lận kinh doanh vẫn đang bị đình trệ hoặc bị hủy bỏ, nhờ vào chính sách không truy tố các tổng thống đương nhiệm của Bộ Tư pháp.
Tuy nhiên, các nhà phân tích như Sollenberger cho rằng ông Trump sẽ tiếp tục thử thách giới hạn quyền lực của tổng thống trong nhiệm kỳ mới, điều này sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với hệ thống pháp lý và chính trị của Mỹ.
Iran hé lộ tàu do thám hiện đại trong cuộc tập trận rầm rộ Truyền thông Iran cho biết tàu do thám mới do nước này sản xuất được trang bị 'cảm biến điện tử', vũ khí đán.h chặn, cùng các khả năng tình báo và mạng khác. Tàu Zagros của Hải quân Iran. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TASNIM Hãng AFP ngày 15.1 đưa tin quân đội Iran vừa công khai một tàu do thám tiên tiến,...