Ông Trump muốn Mỹ mua Greenland, lãnh đạo đảo nói ‘không bao giờ bán’
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lại đề cập chuyện sở hữu Greenland khiến lãnh đạo hòn đảo ra tuyên bố đáp trả.
“Greenland là của chúng ta. Chúng ta không phải để bán và sẽ không bao giờ như vậy. Chúng ta không được phép thất bại trong cuộc đấu tranh trường kỳ vì tự do”, lãnh đạo chính quyền Greenland Mute Egede viết trong một tuyên bố gửi đến đài DR của Đan Mạch.
Lời tuyên bố trên được cho là nhằm đáp trả những bình luận mới nhất của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump liên quan việc sở hữu hòn đảo băng giá thuộc sở hữu của Đan Mạch nhưng nằm sát phía đông Canada và Mỹ.
Cảng biển tại Nuuk, thủ phủ Greenland. ẢNH: REUTERS
Theo Reuters, ông Trump hôm cuối tuần thông báo đề cử cựu đại sứ Mỹ tại Thụy Điển Ken Howery làm đại sứ Đan Mạch và có bình luận về Greenland.
“Vì mục đích an ninh quốc gia và tự do trên thế giới, Mỹ thấy rằng việc sở hữu và kiểm soát Greenland là điều tuyệt đối cần thiết”, ông Trump viết trên mạng xã hội.
Ông Egede phản bác ý tưởng của Mỹ nhưng nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác với các đối tác quốc tế gồm Mỹ.
Văn phòng Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng gửi thông báo đến DR nói rằng không có bình luận nào thêm ngoài những điều ông Egede đã nhắc đến, đó là Greenland không phải để bán nhưng sẵn sàng hợp tác, theo Tân Hoa xã.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ đối lập Rasmus Jarlov cho rằng chính phủ Đan Mạch phải khẳng định rõ ràng việc kiểm soát hòn đảo không phải là điều có thể bàn bạc hay đàm phán. Ông Jarlov, lãnh đạo ủy ban quốc phòng tại quốc hội Đan Mạch, cũng đề nghị cấm và có phản ứng đối với các hoạt động của nước ngoài nhằm kiểm soát lãnh thổ Đan Mạch.
Ông Trump nói Mỹ có thể đòi lại kênh đào Panama
Năm 2009, Greenland có được quyền tự trị lớn hơn nhưng vẫn phụ thuộc vào Đan Mạch về nhiều mặt như quốc phòng, đối ngoại. Greenland có diện tích hơn 2,1 triệu km 2 nhưng chỉ có khoảng 56.000 dân, hầu hết sống ở vùng ven biển tây nam, hoạt động kinh tế chủ yếu là nghề biển dù giàu tài nguyên khoáng sản và dầu khí. Mỹ hiện duy trì một căn cứ quân sự trên đảo.
Năm 2019, ông Trump từng ngỏ ý mua Greenland nhưng ngay lập tức bị chính phủ Đan Mạch từ chối thẳng thừng.
Gần đây, ông cũng có những bình luận liên quan ý tưởng sáp nhập Canada làm một tiểu bang của Mỹ hay “đòi lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama vì thu phí tàu thuyền quá cao.
Ý đồ của ông Trump khi muốn kiểm soát cả kênh đào Panama và đảo Greenland
Trong những ngày gần đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump liên tục tuyên bố muốn kiểm soát kênh đào Panama và muốn mua hòn đảo Greenland, nhấn mạnh triết lý "Nước Mỹ trên hết" của ông.
Tuyên bố của ông Trump
Con tàu di chuyển qua Kênh đào Panama ở Panama City, Panama. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ New York Times ngày 23/12, trong hai ngày qua, ông Trump đã liên tục tuyên bố Mỹ có các mối quan tâm về an ninh, lợi ích thương mại và những điều này chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nhất bằng cách đưa kênh đào Panama và Greenland nằm dưới quyền kiểm soát hoặc sở hữu hoàn toàn của Mỹ.
Trong khi công bố đại sứ mới của Mỹ tại Đan Mạch - nước kiểm soát các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của đảo Greenland, ông Trump tuyên bố rằng lời đề nghị mua Greenland trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông có thể trở thành một thương vụ mà Đan Mạch không thể từ chối trong nhiệm kỳ tới.
Ông dường như khao khát Greenland không chỉ vì vị trí chiến lược trong bối cảnh băng tan ở Bắc Cực đang mở ra các cạnh tranh thương mại và hải quân mới mà còn vì trữ lượng đất hiếm cần thiết cho công nghệ tiên tiến.
Trước đó vào ngày 21/12, ông cáo buộc Panama áp phí quá cao đối với các tàu Mỹ qua kênh đào Panama và cảnh báo rằng nếu điều này không thay đổi, ông sẽ hủy bỏ hiệp ước từ thời Tổng thống Jimmy Carter. Hiệp ước này trao trả quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực kênh đào cho Panama.
Ông viết: "Mức phí mà Panama đang áp đặt là quá vô lý. Hành vi lợi dụng này đối với đất nước chúng ta sẽ phải chấm dứt ngay lập tức".
Ông còn bày tỏ lo ngại rằng kênh đào có thể rơi vào quyền kiểm soát của bên khác, ám chỉ Trung Quốc - quốc gia sử dụng kênh đào nhiều thứ hai. Một công ty tại Hong Kong kiểm soát hai cảng gần kênh đào, nhưng Trung Quốc không có quyền kiểm soát kênh đào này.
Phản ứng của Panama và Greenland
Không bất ngờ, chính quyền Greenland ngay lập tức bác bỏ yêu cầu của ông Trump, giống như năm 2019 khi ông lần đầu đưa ra ý tưởng này. Lãnh đạo Greendland, ông Mute B. Egede, tuyên bố: "Greenland là của chúng tôi. Chúng tôi không phải thứ để mang ra bán và sẽ không bao giờ bán. Chúng tôi không được phép đánh mất cuộc đấu tranh lâu dài cho tự do của mình".
Theo văn phòng Thủ tướng Đan Mạch, chính phủ nước này cho biết họ mong muốn hợp tác với chính quyền mới và không bình luận thêm về phát ngôn của ông Trump.
Sau khi ông Trump nhắc lại vấn đề kênh đào Panama trong bài phát biểu ngày 22/12, Tổng thống Panama José Raúl Mulino tuyên bố trong một video rằng: "Mọi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều là một phần của Panama và sẽ tiếp tục như vậy". Ông nói thêm: "Chủ quyền và độc lập của đất nước chúng tôi không thể đàm phán". Ngoài ra, ông Mulino cũng khẳng định mức phí lưu thông qua kênh đào mà Panama đang áp dụng không được thiết lập "theo ý thích".
Ý đồ của ông Trump
Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Những tuyên bố của ông Trump cùng các cảnh báo ngầm phía sau một lần nữa nhắc nhở về phiên bản "Nước Mỹ trên hết" của ông.
Lập trường quyết liệt của ông còn thể hiện bản năng của một nhà phát triển bất động sản nắm trong tay quyền lực quân đội lớn nhất thế giới hỗ trợ chiến lược đàm phán.
Trong các trường hợp của Greenland và Panama, cả lợi ích thương mại và an ninh quốc gia đều đóng vai trò quan trọng.
Mong muốn của ông Trump đối với Greenland đã được nêu rõ trong nhiệm kỳ đầu, khi một người bạn giàu có của ông ở New York, ông Ronald S. Lauder (người thừa kế tập đoàn mỹ phẩm New York), đã đưa ý tưởng này.
Tại Nhà Trắng dưới thời ông Trump vào năm 2019, Hội đồng An ninh Quốc gia đã bất ngờ nghiên cứu chi tiết về cách Mỹ có thể thực hiện một thương vụ mua lại đất đai lớn như vậy. Ông Trump tiếp tục thúc ép vấn đề này với Đan Mạch, quốc gia luôn bác bỏ yêu cầu của ông.
Ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên đưa ra đề xuất này: Tổng thống Harry S. Truman đã muốn mua Greenland sau Thế chiến II, như một phần trong chiến lược Chiến tranh Lạnh nhằm ngăn chặn lực lượng Liên Xô. Ông Trump có thể đưa ra một lập luận tương tự, đặc biệt khi Nga, Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường Bắc Cực cho vận tải thương mại và trang thiết bị hải quân.
Các chuyên gia về Bắc Cực không coi đề xuất của ông Trump về Greenland là một lời nói đùa.
Ông Marc Jacobsen, Phó giáo sư tại Đại học Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch, người chuyên nghiên cứu về an ninh Bắc Cực, bình luận: "Hiện tại không còn nhiều người cười về chuyện này nữa".
Ông Jacobsen lưu ý rằng phản ứng ở Đan Mạch đối với đề xuất mới nhất của ông Trump là sự phẫn nộ. Tuy nhiên, ông nói rằng người dân Greenland, những người từ lâu đã khao khát độc lập, có thể tìm cách coi phát biểu của ông Trump là một cơ hội để củng cố thêm quan hệ kinh tế với Mỹ.
Từ năm 2009, Greenland có quyền tuyên bố độc lập, nhưng vùng lãnh thổ rộng lớn với khoảng 56.000 người vẫn phụ thuộc nhiều vào Đan Mạch và chưa bao giờ lựa chọn con đường này. Mối quan tâm của ông Trump có thể mở ra cơ hội đầu tư của Mỹ vào Greenland, gồm cả du lịch hoặc khai thác đất hiếm.
Bà Sherri Goodman, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, đã nhắc lại việc Mỹ đã mua Alaska và xây dựng kênh đào Panama, ám chỉ rằng mua Greenland không phải là ý tưởng kỳ quặc.
Bà Goodman cho rằng Mỹ có mối quan tâm lớn để đảm bảo rằng Trung Quốc không hiện diện mạnh mẽ ở Greenland.
Vào năm 2018, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các tuyến đường vận tải có thể thực hiện trong thời kỳ băng tan do biến đổi khí hậu. Bà Goodman nói rằng Mỹ cần tiếp tục ngăn chặn Trung Quốc giành được một chỗ đứng tại cửa ngõ Bắc Mỹ, nhưng bà cũng khẳng định người dân Greenland phải tự quyết định số phận. Bà nhấn mạnh: "Có luật pháp quốc tế, trật tự quốc tế và chủ quyền, Greenland vẫn là một phần của Đan Mạch".
Theo ông David L. Goldwyn, người từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời các tổng thống Bill Clinton và Barack Obama, Greenland có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ chưa được khai thác, bao gồm hơn 43 trong số 50 nguyên tố đất hiếm cần thiết để chế tạo xe điện, tuabin gió và công nghệ sạch khác.
Tuy nhiên, ông Goldwyn nhận định rằng ngoài vấn đề chủ quyền của Đan Mạch, ông Trump có thể nhận ra là các cộng đồng bản địa ở Greenland không muốn khai thác tài nguyên nhiều như ông kỳ vọng. Ông nhận định: "Khó có khả năng yêu cầu người dân ở đây khai thác tài nguyên khi họ không đồng thuận. Một con đường khả thi hơn có thể là hợp tác với chính phủ Đan Mạch và người dân Greenland về cách phát triển các tài nguyên này một cách an toàn và bền vững".
Khi nói đến Panama, ông Trump có thể cũng mang tâm lý bất mãn trong một sự kiện từ năm 2018.
Năm đó, cảnh sát Panama đã loại bỏ Trump Organization khỏi khách sạn Trump International tại Panama City sau một cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa gia đình ông Trump và chủ sở hữu chính của khách sạn. Tên Trump sau đó đã bị gỡ xuống. Trump Organization đã ký hợp đồng quản lý khách sạn Trump International.
Mặc dù các đề xuất của ông Trump về Greenland và kênh đào Panama vấp phải phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia liên quan, nhưng lại phản ánh một chiến lược "Nước Mỹ trên hết" đầy tham vọng, trong đó lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia được đặt lên hàng đầu, bất chấp những tranh cãi quốc tế.
Ông Trump gợi lại ý tưởng Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng việc kiểm soát Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới là, là "tuyệt đối cần thiết" đối với nước Mỹ. Ông Trump đề xuất ý tưởng Mỹ mua lại Greenland từ nhiệm kỳ đầu tiên (Ảnh: Getty). "Vì mục đích an ninh quốc gia và tự do trên toàn thế giới, Mỹ cảm thấy rằng...