Ông Trump mời 400 khách dự tiệc đêm bầu cử tại Nhà Trắng
Nhà Trắng đang thiết lập hàng rào an ninh trong Ngày bầu cử ở Mỹ trong khi Tổng thống Donald Trump tổ chức bữa tiệc mừng chiến thắng tại Nhà Trắng với 400 khách mời.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Daily Mail, các chướng ngại vật hạng nặng được cảnh sát Mỹ dựng xung quanh Nhà Trắng. Các thiết bị chuyên dụng được sử dụng giống như trong cuộc biểu tình hồi tháng 6, bao gồm hàng rào bằng lưới thép ngăn những người quá khích trèo qua và cũng rất khó bị cắt đứt.
Trước khả năng xảy ra bất ổn trong Ngày bầu cử, đặc biệt nếu kết quả sơ bộ không được công bố vào tối cùng ngày, cảnh sát ở Washington đã đặt lực lượng Vệ binh Quốc gia trong trạng thái sẵn sàng can thiệp.
Các biện pháp an ninh được thiết lập trong bối cảnh Tổng thống Trump tổ chức bữa tiệc mừng chiến thắng tại Nhà Trắng với 400 khách mời.
Video đang HOT
Danh sách khách mời của ông Trump bao gồm 400 người là các đồng minh thân cận, các cố vấn và những người trung thành. Không rõ toàn bộ 400 khách mời sẽ đến tham dự hay không.
Bữa tiệc trong đêm bầu cử sẽ diễn ra ở toàn bộ State Floor của Nhà Trắng. Đây là khu vực có đại sảnh Cross Hall, Phòng phía Đông, Phòng State Dining Room, các Phòng Xanh lá, Xanh lam và Đỏ, 2 nguồn tin nắm rõ kế hoạch tiết lộ cho CNN.
Tất cả những người tham dự bữa tiệc sẽ được xét nghiệm COVID-19, theo 1 nguồn tin. Một nguồn tin khác của CNN cho thấy bữa tiệc được ấn định diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 3.11 (giờ địa phương).
Ông Trump ban đầu muốn tổ chức tiệc mừng chiến thắng tại khách sạn Trump International ở Washington, D.C, chỉ cách Nhà Trắng vài dãy nhà. Tuy nhiên, ông Trump sau đó đã bỏ kế hoạch đến khách sạn và muốn theo dõi kết quả từ Nhà Trắng.
Các cuộc thăm dò trước Ngày bầu cử cho thấy ông Trump đã rút ngắn khoảng cách đáng kể với đối thủ Joe Biden. Cuộc cạnh tranh giữa hai ứng viên ở các bang chiến địa đang trở nên hết sức khó lường.
Hiện chưa rõ liệu tên người chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay có được công bố ngay trong tối Ngày bầu cử hay không. Các chuyên gia cho rằng sẽ phải mất vài tuần để các bang có thể tuyên bố người chiến thắng.
Thị trấn bỏ phiếu đầu tiên trong ngày bầu cử Mỹ
Một thị trấn nhỏ ở New Hampshire mở cửa điểm bỏ phiếu từ nửa đêm, là nơi cử tri đi bầu sớm nhất nước Mỹ trong ngày bầu cử.
Người dân Dixville Notch, thị trấn nhỏ ở phía đông nam bang New Hampshire, đã trải qua nhiều tháng hồi hộp và lo lắng, khi có thể phải từ bỏ truyền thống là nơi bỏ phiếu đầu tiên của cả nước trong Ngày bầu cử năm nay.
"Chúng tôi rất biết ơn vì vẫn giữ được truyền thống này", Tom Tillotson, một trong những người còn ở lại làng, con trai của Neil Tillotson - người đầu tiên bắt đầu truyền thống này cho làng năm 1960, nói.
"Ngày trước, khi mới bắt đầu truyền thống này, chúng tôi có 9 cử tri. Bây giờ chỉ còn 5 người và đây là số người ít nhất chúng tôi từng có".
Tom Tillotson, người điều hành thị trấn, bỏ phiếu lúc nửa đêm ngày 7/11/2016. Ảnh: AP
Điểm bỏ phiếu mở cửa từ nửa đêm đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế từ năm 1960, cho phép các hãng tin đưa tin về "kết quả" đầu tiên từ Khu nghỉ dưỡng Balsams nổi tiếng sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Nhưng điều đó suýt không thể xảy ra năm nay, khi Dixville Notch thiếu chút nữa là không đủ điều kiện số lượng dân cư đi bầu tối thiểu để được coi là một thị trấn. Sau cuộc bầu cử năm 2016, tổng chưởng lý của bang đã xem xét kỹ lưỡng danh sách cử tri với lo ngại có thể không phải mọi cử tri đều là người dân thị trấn. Các quan chức phụ trách bầu cử yêu cầu thị trấn phải có 5 cư dân để lấp đầy các vị trí theo quy định của bang để đủ điều kiện tổ chức bầu cử.
Hồi tháng 2, thị trấn có thêm một dân cư chính thức nữa là Leslie "Les" Otten, người quay lại sống ở Dixville Notch trước cuộc bỏ phiếu sơ bộ để lấp đầy vị trí trống trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ hôm 11/2.
Ngoài Tillotson và Otten, những người dân khác là Deborah và Tanner - vợ và con trai của Tillotson, cũng như Joe Casey, nhân viên kiêm người phụ trách bảo trì khu nghỉ dưỡng.
"Tôi sống cách điểm này trong vòng 72 km từ năm 1972", Otten nói. "Năm 2016 tôi có đi bỏ phiếu ở đây. Với tôi, được bỏ phiếu ở đây là điều rất quan trọng".
Cuộc bỏ phiếu lúc nửa đêm không chỉ thu hút người xem và truyền thông, mà còn thu hút cả ứng viên tổng thống, dù không có ứng viên nào tới đây năm nay do Covid-19.
"Cả hai bố con nhà Bush từng đến đây vận động tranh cử", Tillotson nói. "John McCain từng đến đây nhiều lần và trở thành bạn tốt với bố tôi, dành nhiều thời gian trò chuyện với ông ấy. Đây là cách mà quá trình tranh cử diễn ra ngày trước, nơi ứng viên thực sự là ứng viên. Họ ra ngoài, bắt tay cử tri, còn bây giờ tất cả được thay thế bằng tivi khá nhiều".
Khu nghỉ dưỡng Balsams, nơi diễn ra cuộc bỏ phiếu lúc nửa đêm, đã hư hỏng khá nhiều và đang được cải tạo. Otten, người đảm nhận vai trò chính trong dự án, hy vọng nơi đây sẽ trở thành một điểm đến quanh năm chứ không chỉ thu hút khách du lịch vào mùa hè. Còn Tillotson hy vọng truyền thống bỏ phiếu lúc nửa đêm sẽ tồn tại mãi mãi trong cộng đồng.
Hơn 95 triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ghi nhận 95.027.832 cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm, trong đó gần 60,5 triệu cử tri gửi phiếu bầu qua đường bưu điện, trong khi 34,5 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu trực tiếp. Cử tri bỏ phiếu sớm bầu Tổng thống Mỹ 2020 qua đường bưu điện tại Santa Ana, bang California ngày 13/10/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN) Phóng viên TTXVN tại...