Ông Trump liệu có thể thay đổi chính sách về xe điện, khí thải?
Đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump đang đề xuất các thay đổi nhằm giảm hỗ trợ cho xe điện và trạm sạc, đồng thời tăng các biện pháp ngăn chặn ô tô, linh kiện và nguyên liệu pin từ Trung Quốc.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Theo một tài liệu mà Reuters có được, các đề xuất trên, chưa từng được công bố trước đây, được đưa ra trong bối cảnh quá trình chuyển đổi sang xe điện tại Mỹ đang chững lại, trong khi ngành công nghiệp xe điện được trợ cấp nhiều của Trung Quốc tiếp tục bùng nổ, một phần nhờ chuỗi cung ứng pin vượt trội.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cam kết sẽ nới lỏng các quy định đối với ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đảo ngược điều mà ông gọi là “yêu cầu bắt buộc về xe điện” của Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden.
Đội ngũ chuyển giao quyền lực dự kiến cũng đề xuất áp thuế đối với tất cả nguyên liệu sản xuất pin trên toàn cầu nhằm thúc đẩy sản xuất của Mỹ, sau đó đàm phán các trường hợp miễn trừ riêng lẻ với các đồng minh, theo tài liệu.
Nhìn chung, các đề xuất này đán.h dấu một sự chuyển hướng rõ rệt so với chính sách của chính quyền Tổng thống Biden, vốn tìm cách cân bằng giữa việc thúc đẩy chuỗi cung ứng pin trong nước tách biệt khỏi Trung Quốc và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Kế hoạch của đội ngũ chuyển giao quyền lực sẽ chuyển nguồn ngân sách hiện được dùng để xây dựng trạm sạc và giảm giá thành xe điện sang các ưu tiên quốc phòng, bao gồm đảm bảo nguồn cung pin và khoáng sản quan trọng không phụ thuộc vào Trung Quốc.
Video đang HOT
Các đề xuất này đến từ đội ngũ chuyển giao của ông Trump, được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược nhằm nhanh chóng triển khai các chính sách ô tô mới. Nhóm cũng kêu gọi loại bỏ khoản tín dụng thuế 7.500 USD của chính quyền Tổng thống Biden đối với người mua xe điện.
Các chính sách này có thể giáng một đòn mạnh vào doanh số và sản xuất xe điện tại Mỹ, trong bối cảnh nhiều hãng ô tô lâu đời, bao gồm General Motors và Hyundai, vừa tung ra loạt sản phẩm xe điện mới tại thị trường Mỹ.
Việc cắt giảm hỗ trợ của chính phủ dành cho xe điện cũng có thể ảnh hưởng đến doanh số bán xe Tesla, hãng xe điện hàng đầu tại Mỹ do tỷ phú Elon Musk điều hành. Tuy nhiên, ông Musk, người đã chi hơn 250 triệu USD để ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Trump, cho rằng việc mất trợ cấp sẽ gây thiệt hại cho các đối thủ nhiều hơn là Tesla.
Đội ngũ chuyển giao kêu gọi thu hồi các khoản ngân sách còn lại từ kế hoạch 7,5 tỷ USD của ông Biden dành cho việc xây dựng trạm sạc, đồng thời chuyển số tiề.n này sang lĩnh vực xử lý khoáng sản cho pin và “chuỗi cung ứng quốc phòng cùng cơ sở hạ tầng thiết yếu”.
Tài liệu nêu rõ, trong khi pin, khoáng sản và các linh kiện xe điện khác được coi là “yếu tố quan trọng đối với sản xuất quốc phòng” thì xe điện “và các trạm sạc lại không phải”.
Bộ Quốc phòng Mỹ trong những năm gần đây đã nhấn mạnh những điểm yếu chiến lược của nước này do sự thống trị của Trung Quốc trong việc khai thác và tinh chế các khoáng sản quan trọng, bao gồm than chì và lithium cần thiết cho pin, cũng như các kim loại đất hiếm được sử dụng trong cả động cơ xe điện và máy bay quân sự.
Một báo cáo của chính phủ năm 2021 chỉ ra rằng quân đội Mỹ đang phải đối mặt với “nhu cầu năng lượng ngày càng tăng” cho vũ khí và thiết bị liên lạc, cùng với các công nghệ khác. Báo cáo cũng khẳng định rằng “nguồn cung đáng tin cậy của các khoáng sản và nguyên vật liệu quan trọng” là “rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ”.
Bà Karoline Leavitt, người phát ngôn trong đội ngũ chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump, cho biết cử tri đã trao cho ông Trump quyền thực hiện những lời hứa trong chiến dịch tranh cử, bao gồm việc ngăn chặn các chính sách của chính phủ nhằm vào ô tô chạy bằng xăng.
“Khi nhậm chức, Tổng thống Trump sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, tạo điều kiện cho cả ô tô chạy bằng xăng và xe điện”, bà Leavitt cho biết thêm.
Các nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu đang dần chuyển sang xe điện, một phần nhằm tuân thủ các giới hạn nghiêm ngặt của chính phủ đối với ô nhiễm khí thải gây hại cho khí hậu.
Tuy nhiên, các khuyến nghị của đội ngũ chuyển giao sẽ cho phép các nhà sản xuất ô tô sản xuất nhiều phương tiện chạy bằng xăng hơn bằng cách giảm bớt các tiêu chuẩn khí thải và tiết kiệm nhiên liệu mà chính quyền Tổng thống Biden đề cao.
Nhóm của ông Trump đề xuất đưa các quy định này trở lại mức của năm 2019. Điều này sẽ cho phép lượng khí thải trên mỗi dặm xe chạy tăng trung bình khoảng 25% so với giới hạn hiện tại vào năm 2025 và mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình thấp hơn khoảng 15%.
Đề xuất cũng khuyến nghị ngăn chặn California thiết lập các tiêu chuẩn khí thải ô tô nghiêm ngặt hơn, điều mà hơn chục bang khác đã áp dụng. Trong nhiệm kỳ đầu của mình, ông Trump đã cấm California thiết lập các yêu cầu khắt khe hơn, một chính sách mà ông Biden đã đảo ngược.
California đã yêu cầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cấp thêm một giấy phép để áp dụng bộ quy định nghiêm ngặt hơn bắt đầu từ năm 2026, yêu cầu tất cả phương tiện phải chạy bằng điện, xăng lai điện hoặc chạy bằng hydro vào năm 2035. Tuy nhiên, EPA của chính quyền ông Biden vẫn chưa phê duyệt yêu cầu này.
Nhiều đề xuất của đội chuyển giao dường như nhằm thúc đẩy sản xuất pin trong nước, chủ yếu vì lợi ích quốc phòng. Một số khác dường như nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô, kể cả những hãng sản xuất xe điện, tại Mỹ.
Châu Âu đoàn kết khi quan hệ Ba Lan - Ukraine khởi sắc
Bối cảnh chính trị quốc tế phức tạp, đặc biệt là sự chuyển giao quyền lực sắp tới tại Mỹ, đã buộc các nước châu Âu phải đẩy mạnh hợp tác để củng cố an ninh tập thể và hỗ trợ Ukraine.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay sau cuộc họp báo tại thủ đô Warsaw, Ba Lan, ngày 12/12/2024. Ảnh: kyivpost.com
Ngày 17/12, trong bối cảnh chính trị quốc tế đầy biến động, đặc biệt là trước thềm chuyển giao quyền lực tại Mỹ, các quốc gia châu Âu đã tăng cường hợp tác nhằm củng cố an ninh chung và đẩy mạnh hỗ trợ Ukraine. Nổi bật trong quá trình này là những chuyển biến tích cực trong quan hệ giữa Ba Lan và Ukraine, qua đó khẳng định vai trò quan trọng của ngoại giao khu vực và sự đồng thuận chính sách trong nội khối.
Sự thay đổi chính quyền tại Mỹ khiến châu Âu lo ngại về các kịch bản thiếu chắc chắn trong chính sách đối ngoại và an ninh. Điều này thúc đẩy các nước châu Âu, đặc biệt là Ba Lan, tăng cường các biện pháp nhằm hỗ trợ Ukraine và bảo vệ ổn định khu vực. Cuối tháng 11, Hội nghị thượng đỉnh tại Stockholm với sự tham gia của các nước Bắc Âu, Baltic và Ba Lan đã đưa ra sáng kiến thành lập lực lượng tuần tra hải quân tại Biển Baltic. Đây được xem là một bước tiến tiếp nối mô hình tuần tra trên không, khẳng định quyết tâm hợp tác khu vực trước các thách thức an ninh chung.
Song song đó, Ba Lan cũng đẩy mạnh phối hợp với các cường quốc châu Âu như Pháp, Đức và Anh. Chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Warsaw ngày 12/12 đã ghi dấu mốc quan trọng, khẳng định nỗ lực tăng cường hợp tác song phương và sự thống nhất trong chính sách hỗ trợ Ukraine.
Về phía Ba Lan, nước này đang có những tính toán chiến lược khi chuẩn bị đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng EU vào tháng 1/2025. Thủ tướng Donald Tusk tận dụng thời điểm này để nâng cao vị thế của Ba Lan trên trường quốc tế, đồng thời khẳng định lập trường rõ ràng trong việc hỗ trợ Ukraine. Ông nhấn mạnh rằng Ba Lan không có kế hoạch triển khai quân đội tới Ukraine nhằm tránh những rủi ro kéo dài và đảm bảo các vấn đề an ninh quốc gia.
Sau giai đoạn căng thẳng lịch sử, quan hệ Ba Lan - Ukraine đang có dấu hiệu cải thiện. Ba Lan đã gửi thông điệp thiện chí và mong muốn giải quyết các vấn đề vụ thả.m sá.t Volhynia thông qua hoạt động khai quật dự kiến vào mùa xuân tới. Phản ứng tích cực từ phía Ukraine cho thấy triển vọng xây dựng một mối quan hệ ổn định và bền chặt hơn trong thời gian tới.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy người dân Ukraine vẫn giữ thái độ tích cực đối với Ba Lan, dù mức độ ủng hộ có phần giảm nhẹ so với năm 2022. Đây là nền tảng quan trọng để hai nước tiếp tục củng cố và thúc đẩy hợp tác trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh.
Tuy nhiên, tình hình Ukraine vẫn diễn biến phức tạp khi xung đột Nga - Ukraine leo thang với các cuộc tấ.n côn.g nhắm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu, gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng. Dự báo giai đoạn trước lễ nhậm chức của chính quyền mới tại Mỹ sẽ chứng kiến căng thẳng gia tăng, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với châu Âu trong việc đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để bảo đảm an ninh khu vực.
Trong bối cảnh này, quan hệ giữa Ba Lan và Ukraine tiếp tục đóng vai trò then chốt. Các cuộc tiếp xúc cấp cao và chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tới Kiev vào cuối năm nay, cùng chuyến thăm trở lại của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào năm 2025, là những minh chứng rõ nét cho quyết tâm thúc đẩy hợp tác song phương.
Dù còn nhiều thách thức, sự hợp tác giữa Ba Lan, Ukraine và các quốc gia châu Âu đang đặt nền móng cho một liên minh vững chắc hơn. Nỗ lực này không chỉ nhằm ứng phó hiệu quả với xung đột hiện tại mà còn mở ra triển vọng xây dựng một trật tự an ninh bền vững và ổn định lâu dài cho toàn khu vực.
Cộng đồng quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển tiếp tại Syria Ngày 11/12, giới chức Liên hợp quốc và các nước đã cùng lên tiếng kêu gọi đảm bảo quá trình chuyển tiếp hòa bình tại Syria sau sự chấm dứt chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Người dân tại một khu chợ ở Hama, Syria. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu trong chuyến thăm Nam Phi, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio...