Ông Trump lại đòi tiền và nỗi khổ tâm của Hàn Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục nhắc việc Washington và Seoul đàm phán về việc Hàn Quốc phải trả thêm chi phí quốc phòng.
Trong một Tweet mới nhất, Tổng thống Donald Trump cho biết: “Các cuộc đàm phán đã bắt đầu nhằm tăng thêm các khoản tiền trả cho Mỹ. Hàn Quốc là một nước rất giàu, mà lúc này họ cảm thấy có trách nhiệm phải đóng góp vào hoạt động quốc phòng do Mỹ cung cấp”.
Liên quan đến việc yêu cầu Hàn Quốc trả thêm chi phí quốc phòng, ông Trump mới đây cũng đã có một dòng trạng thái: “Hàn Quốc đã đồng ý trả thêm một khoản đáng kể cho Mỹ để bảo vệ họ trước Triều Tiên. Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã trả cho Mỹ rất ít. Nhưng năm ngoái, theo yêu cầu của tôi, Hàn Quốc đã phải trả 990 triệu USD”.
Phía Hàn Quốc hiện vẫn chưa có phản hồi nào về dòng tweet thông báo việc đàm phán chia sẻ kinh phí quốc phòng hay dòng trạng thái “kể công” của ông Trump. Tuy nhiên, giới thạo tin cho rằng những gì ông Trump tuyên bố đang được xúc tiến từ phái đoàn đàm phán của hai nước.
Tháng 2/2019, Hàn Quốc đã ký thỏa thuận với Mỹ, theo đó Seoul se tăng 70,3 triệu USD vào phần đóng góp ngân sách quốc phòng của họ với Mỹ, nâng tổng mức tiền phải chi lên 927 triệu USD.
Tổng thống Trump: Hàn Quốc phải trả tiền vì Mỹ đã bảo vệ họ
Hiện chưa rõ con số mà ông Trump nhắc đến về 990 triệu USD được lấy từ cơ sở nào. Tuy nhiên, Mỹ và Hàn chỉ có thỏa thuận san sẻ kinh phí quốc phòng theo thời hạn 1 năm, trước đó, Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận 5 năm với các đời Tổng thống trước.
Vì thế, tính từ thời Tổng thống Trump trở đi, việc đàm phán về chi phí quốc phòng sẽ được 2 bên tiến hành như một hoạt động thường niên. Với tính cách của ông Trump, không gì đảm bảo rằng khoản chi phí của Hàn Quốc không tăng đều theo từng năm dù chỉ vài chục triệu USD.
Khoản tiền này phục vụ việc duy trì 28.500 quân Mỹ cùng với nhiều khí tài quân sự đặt tại quốc gia này. Mục đích của lực lượng này nhằm bảo vệ Hàn Quốc trước sự đe dọa của Triều Tiên. Lực lượng quân đội Mỹ đã hiện diện tại Hàn Quốc từ năm 1953 đến nay, sau khi cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều kết thúc.
Video đang HOT
Đáng chú ý, việc ông Trump tung dòng Tweet trên trùng vào thời điểm Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper chuẩn bị có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Seoul. Đây là một phần trong chuyến công du nhiều nước châu Á trong tháng 8 của ông Esper.
Đồng thời, kế hoạch quân sự của Mỹ tại châu Á chưa dừng ở việc đối chọi với đối thủ duy nhất là Triều Tiên. Dưới thời ông Trump, đối thủ lớn nhất của Tổng thống này là Trung Quốc. Ông đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch gia tăng hiện diện quân sự ở Đông Á.
Trong đó, ngay sau khi hủy bỏ Hiệp ước INF, Mỹ đã lập tức tính đến việc triển khai lực lượng tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đến châu Á.
Ngày 6/8, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton khẳng định Washington sẽ sớm triển khai tên lửa tấn công đến Hàn Quốc và Nhật Bản, hai quốc gia đồng minh quan trọng nhất khu vực.
“Đây là hành động nhằm bảo vệ những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á. Những người bạn của Mỹ được hưởng lợi từ việc này. Hãy nhìn vào kho vũ khí tấn công của Trung Quốc, 80% số tên lửa của Bắc Kinh là tên lửa tầm trung, chúng đang nhắm vào ai? Những người bạn của chúng tôi tự có câu trả lời” – ông Bolton nói trên Fox News.
Đồ họa hệ thống tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất dự kiến Mỹ sẽ triển khai ở Hàn Quốc
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nói tiếp: “Vì thế, việc tên lửa tấn công của Mỹ xuất hiện nhằm đảo bảo sự cân bằng chiến lược, và là bước đi cần thiết để bảo vệ đồng minh của mình”.
Hôm 3/8, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cũng khẳng định sẽ sớm mang vũ khí tên lửa tấn công đến các căn cứ của đồng minh tại châu Á. Như vậy, Hàn Quốc đã phải chi tiền để Mỹ bảo vệ họ khỏi mối đe dọa Triều Tiên. Và bây giờ, theo quan điểm của Mỹ, Hàn Quốc tiếp tục phải đối diện với một mối đe dọa mang tên Trung Quốc.
Chắc chắn, Seoul sẽ phải đối diện với việc sẽ phải đối mặt với việc Mỹ mang vũ khí đến lãnh thổ của mình và phải chi thêm tiền cho việc “được bảo vệ” này.
Tuy nhiên, cần nhớ đến câu chuyện của hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD. Sau nhiều lần cản trở, cuối cùng hệ thống này đã có mặt trên lãnh thổ Hàn Quốc năm 2017 (chi phí vận hành cũng được tính vào khoản chi phí quốc phòng Hàn Quốc phải trả hàng năm).
Ngay sau đó, Seoul và Bắc Kinh bước vào một giai đoạn căng thẳng mới. Phía Trung Quốc đã trả đũa bằng việc cấm hàng loạt hàng hóa Hàn Quốc xâm nhập vào thị trường tỉ dân này. Hàng loạt doanh nghiệp công nghiệp của Hàn Quốc thời điểm đó gặp điêu dứng, đặc biệt các doanh nghiệp ô tô, điện tử công nghệ cao.
Nếu tiếp tục chấp thuận cho Mỹ mang đến tên lửa tấn công, Hàn Quốc sẽ tiếp tục đối diện với hai vấn đề: trả thêm tiền chi phí quân sự cho Mỹ, và nguy cơ đối đầu căng thẳng với Trung Quốc.
Đỗ Tú
Theo baodatviet
INF chấm dứt : Mỹ sẽ bị đánh bại trong cuộc chiến thực sự với Nga và Trung Quốc?
Quân đội Mỹ thường xuyên bị đánh bại trong các chương trình diễn tập có mô phỏng các hoạt động tác chiến của đối phương giả định.
Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF) tồn tại suốt 30 năm qua chính thức chấm dứt vào tuần trước. Vào ngày 2/8, Mỹ đưa ra quyết định rút khỏi hiệp ước này. Một ngày sau, đến lượt Nga có động thái đáp trả tương tự.
Theo tờ The New York Times, đã đến lúc Mỹ phải chế tạo và triển khai các tên lửa tầm trung với đầu đạn phi hạt nhân - loại vũ khí hiện chưa có trong kho vũ khí của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo các chuyên gia, việc sở hữu loại vũ khí này có thể sẽ mang lại cho quân đội Mỹ một "lợi thế tác chiến đáng kể". Ngoài ra, đây sẽ là một thách thức nghiêm trọng cho các đối thủ của Mỹ - chuyên gia nhận định.
Trong trường hợp nếu như Washington có thể triển khai các tên lửa như vậy ở Mỹ và các nước đồng minh, thì một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của kẻ thù sẽ được thực hiện cực kỳ nhanh gọn. Việc trang bị đầu đạn phi hạt nhân cho tên lửa có thể làm giảm nguy cơ bị kẻ thù đáp trả bằng vũ khí hạt nhân - tờ báo Mỹ viết.
Chuyên gia Mỹ khuyến nghị Lầu Năm Góc nên sớm triển khai tên lửa tầm trung phi hạt nhân ở Mỹ và các đồng minh. (Ảnh: wikipedia.org)
Bên cạnh đó, các chuyên gia quân sự Mỹ cũng tin tưởng rằng việc triển khai các tên lửa mới sẽ giúp kiềm chế Trung Quốc, Nga và các đối thủ khác "không có các hành động gây hấn". Tuy nhiên, việc chế tạo loại vũ khí này sẽ đòi hỏi các bên phải ký một hiệp ước mới, trong đó cấm sử dụng tên lửa mặt đất tầm trung với đầu đạn hạt nhân - The New York Times cho biết.
Theo các nhà quan sát, việc các bên rút khỏi Hiệp ước INF là một bước đi nguy hiểm, có thể kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới. Nhưng còn nguy hiểm hơn khi chứng kiến cách quân đội Nga và Trung Quốc phát triển kho vũ khí của mình - các chuyên gia nhận định.
Khi Hiệp ước INF chấm dứt, các quân chủng lục quân và hải quân Mỹ giờ đây có thể triển khai các tên lửa tầm trung mới. Theo các chuyên gia, vấn đề này cần được tính toán kỹ lưỡng khi xây dựng ngân sách quốc phòng, làm sao để các khoản tiền được phân bổ không chỉ cho việc chế tạo mới, mà còn cho việc nâng cấp các tên lửa cũ, chẳng hạn như mẫu tên lửa hành trình "Tomahawk" phóng từ chiến hạm.
Trong biên chế của quân đội Mỹ hiện nay đang thiếu tên lửa mặt đất phi hạt nhân. Mỹ cũng không có đủ hệ thống phòng thủ đáng tin cậy trong trường hợp bị tấn công bởi tên lửa Nga hoặc Trung Quốc. Do đó, quân đội Mỹ thường xuyên bị đánh bại trong các chương trình diễn tập có mô phỏng các hoạt động tác chiến của đối phương giả định.
Điều đó có nghĩa là, nước Mỹ hoàn toàn có thể bị đánh bại trong một cuộc chiến thực sự - các chuyên gia quân sự Mỹ đưa ra kết luận.
(Nguồn: The New York Times)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Trung Quốc tố Mỹ cố tình rút khỏi hiệp ước INF để 'đánh' Bắc Kinh Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 8/6 đã có những bình luận phản hồi trước phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Epser rằng ông muốn huy động tên lửa tầm trung đến các địa điểm ở châu Á - Thái Bình Dương trong vài tháng tới. Tuyên bố của ông Esper được đưa ra ngay sau khi Mỹ rút lui...