Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu xây dựng bức tường biên giới với Mexico vốn không sử dụng đến.
Giới chức bang California tại bức tường biên giới với Mexico tại San Diego hôm 5.12. ẢNH: REUTERS
Tờ The Hill ngày 21.12 đưa tin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang đề nghị tòa án can thiệp, sau khi cáo buộc chính quyền của Tổng thống Joe Biden thanh lý vật liệu xây tường biên giới theo đề nghị của quốc hội.
Động thái mới từ nhóm của ông Trump dựa trên thông tin từ tờ Daily Wire cho rằng chính phủ Mỹ đã tổ chức một “cuộc bán tháo” vật liệu xây dựng vốn dự định dùng xây bức tường biên giới với Mexico để ngăn người nhập cư lậu.
Tuy nhiên, thông tin trong bài báo lại mâu thuẫn với dự luật chính sách quốc phòng năm ngoái, trong đó yêu cầu chính quyền phân phối hoặc bán số vật liệu xây tường biên giới còn chưa được sử dụng, điều mà chính quyền đã tuân thủ vào mùa hè.
“Hôm nay, Tổng thống (đắc cử) Trump đã đệ trình một bản tóm tắt đến Quận Nam Texas đề nghị một thẩm phán liên bang rất được kính trọng ngay lập tức dừng việc “bán tháo” vật liệu xây tường biên giới với giá cực rẻ của chính quyền ông Biden và ra lệnh điều tra”, theo người phát ngôn Steven Cheung đại diện chiến dịch tranh cử của ông Trump.
“Bất kỳ nỗ lực nào từ các quan chức của ông Biden nhằm cản trở kế hoạch xây dựng bức tường biên giới của Tổng thống (đắc cử) Trump đều là bất hợp pháp, vi hiến và có thể là tội phạm, như bản tóm tắt của chúng tôi lập luận”, ông Cheung cho biết và nói thêm rằng ông Trump sẽ vẫn quyết tâm xây tường ngăn biên giới.
Ông Trump ủng hộ, Hạ viện bác ngân sách, chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa
Năm ngoái, quốc hội yêu cầu chính quyền của ông Biden phải xử lý vật liệu xây tường biên giới chưa sử dụng. Một quan chức Mỹ cho biết điều này nằm trong một điều khoản do đảng Cộng hòa soạn thảo.
Biện pháp này, được đưa vào Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng quốc gia, cho phép bán hoặc tặng các mặt hàng này cho các tiểu bang ở biên giới phía nam, với điều kiện chúng được sử dụng để tân trang các rào cản hiện có, không phải lắp đặt các rào cản mới.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết không thể chặn các đợt bán tiếp theo vì tất cả vật liệu tường biên giới dư thừa đã được phân phối.
Một quan chức Mỹ cho biết Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ cùng các bang Texas và California đều đã yêu cầu và nhận được vật liệu từ nhiều tháng trước. Phần còn lại đã được bán cho GovPlanet, đơn vị mua và đấu giá những thứ dôi dư của chính phủ.
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
Tổng thống đắc cử Donald Trump gây áp lực khiến Hạ viện Mỹ chưa thông qua được dự luật chi tiêu và chính phủ đương nhiệm có nguy cơ bị đóng cửa.
Tờ The Hill ngày 19.12 đưa tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đang cân nhắc "kế hoạch B" về cấp ngân sách cho hoạt động của chính phủ nước này, sau khi một dự luật chi tiêu bị bác bỏ dưới tác động của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Các nguồn tin cho hay kế hoạch mới bao gồm việc dỡ bỏ những điều khoản bổ sung trong kế hoạch dài 1.500 trang, bao gồm các khoản phòng chống thiên tai và hỗ trợ nông dân. Nếu quốc hội không thống nhất được kế hoạch chi tiêu, chính phủ Mỹ sẽ không có ngân sách để tiếp tục hoạt động từ 0 giờ ngày 21.12.
Ông Trump ủng hộ, Hạ viện bác ngân sách, chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa
Mấu chốt trần nợ
Trước đó, các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa tại Hạ viện đưa ra dự luật ngân sách tạm thời, với nội dung gia hạn ngân sách cho chính phủ đến giữa tháng 3.2025. Dự luật sẽ cấp ngân sách cho các cơ quan chính phủ ở mức hiện tại và hơn 100 tỉ USD hỗ trợ các bang bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên nhiên, bên cạnh 10 tỉ USD hỗ trợ ngành nông nghiệp. Ngoài ra, theo tờ The Washington Post, dự luật còn bao gồm các điều khoản khác vốn được đảng Dân chủ ưu tiên như tăng lương cho các nghị sĩ, quy định mới đối với những người quản lý kế hoạch chăm sóc sức khỏe.
Ông Trump phát biểu trong một cuộc họp báo ở Florida hôm 16.12. ẢNH: AFP
Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm mà ông Trump chỉ trích là trần nợ công. Ông Trump và Phó tổng thống đắc cử J.D Vance ra thông cáo chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng trần nợ vào lúc này bằng một dự luật chi tiêu hợp lý. "Bất kỳ điều gì khác đều là phản bội đất nước của chúng ta", theo thông cáo. Hiện trần nợ công của Mỹ đã được đình chỉ từ tháng 6.2023 và sẽ áp dụng lại từ ngày 2.1.2025. Mức nợ công của Mỹ hiện là 36.200 tỉ USD, theo CNN.
Nhà Trắng chỉ trích
Phản ứng sau khi dự luật trên bị bác bỏ, phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre chỉ trích ông Trump và phe Cộng hòa là muốn chính phủ bị đóng cửa. "Các đảng viên Cộng hòa cần ngừng chơi trò chính trị với thỏa thuận lưỡng đảng này. Nếu không, họ sẽ làm tổn thương những người Mỹ chăm chỉ và gây ra sự bất ổn trên khắp đất nước", theo thông cáo. Bà Jean-Pierre cảnh báo rằng việc chính phủ đóng cửa sẽ gây thiệt hại cho người dân dịp nghỉ lễ, đe dọa các dịch vụ cơ bản từ những cựu binh cho đến những người hưởng an sinh xã hội. "Thỏa thuận là thỏa thuận. Các đảng viên Cộng hòa nên giữ lời", bà kêu gọi.
Nếu không có một dự luật được quốc hội thông qua, chính phủ Mỹ sẽ bắt đầu bị đóng cửa một phần từ ngày 21.12, gây gián đoạn mọi thứ từ hàng không dân dụng đến thực thi pháp luật, ngay trước thềm Giáng sinh. Lần gần đây nhất chính phủ Mỹ đóng cửa là từ ngày 22.12.2018 - 25.1.2019 dưới nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Sau khi gặp ông Vance và các lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng hòa vào tối 18.12 (giờ địa phương), ông Johnson cho hay mình đã có "cuộc nói chuyện hiệu quả", dù chưa nêu chi tiết. Khi được hỏi liệu thỏa thuận đang bàn có bao gồm việc nâng trần nợ hay không, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Steve Scalise cho hay các nghị sĩ "vẫn chưa đi đến đó".
Tác động của tỉ phú Elon Musk
Tỉ phú Elon Musk, người được ông Trump chọn lãnh đạo Ban hiệu quả chính phủ, đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối dự luật chi tiêu chính phủ nêu trên. Trong số hàng loạt bài đăng chỉ trích dự luật được viết trên mạng xã hội X của mình hôm 18.12, tỉ phú sở hữu Hãng SpaceX và Tesla này nói rằng nghị sĩ nào "bỏ phiếu cho dự luật chi tiêu vô lý này đáng bị loại trong cuộc bỏ phiếu vào 2 năm nữa". Sau khi dự luật bị bác bỏ, ông Musk viết tiếp rằng "các nghị sĩ do các bạn bầu đã lắng nghe và giờ đây dự luật khủng khiếp đó đã chết. Tiếng nói của người dân đã chiến thắng".
Trở ngại lớn trong quan hệ giữa chính phủ mới của Ba Lan và Ukraine Tờ Politico (Mỹ) ngày 12/12 cho biết tân Thủ tướng Donald Tusk đã cam kết sẽ đưa Ba Lan trở lại khu vực châu Âu sau khi ông nhậm chức, nhưng có ít nhất một trở ngại mà ông chưa thể vượt qua. Tân Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu tại phiên họp Hạ viện ở Warsaw ngày 12/12/2023. Ảnh: PAP/TTXVN...