Ông Trump gián tiếp “giáng đòn” lên Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Liên minh bưu chính thế giới ( UPU), một động thái nữa mà giới quan sát cho rằng nhằm vào Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Liên minh bưu chính thế giới (UPU) (Ảnh: EPA)
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời giới chức Nhà Trắng ngày 17/10 cho biết, Mỹ sẽ rút khỏi UPU – một liên minh bưu chính có tuổi đời lên tới 144 năm.
Lý giải về quyết định này, giới chức chính quyền Tổng thống Trump cho biết, hệ thống này đang mang lại lợi ích không công bằng cho các quốc gia như Trung Quốc khi có thể vận chuyển hàng hóa quanh thế giới với mức phí rẻ hơn. Hơn nữa, liên minh này tạo điều kiện cho Trung Quốc ồ ạt đưa hàng hóa vào Mỹ, gây bất lợi cho các doanh nghiệp nội địa của Mỹ.
“Đây là một hành động cứng rắn của chính quyền nhằm khắc phục khiếm khuyết của hệ thống này, khiến cho nó trở nên hoàn thiện hơn”, báo The Hill dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Trump cho biết với báo chí.
Trong một thông cáo phát đi sau đó, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Trump đã tán thành với đề xuất của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc tự ấn định cước bưu chính quốc tế và triển khai trước ngày 1/1/2020.
UPU ra đời năm 1874, gồm 192 quốc gia thành viên và hiện do Liên Hợp Quốc điều hành. Tổ chức này có vai trò đề ra các quy tắc trong việc trao đổi thư tín quốc tế như quy định mức cước bưu chính quốc tế đối với những kiện hàng cỡ nhỏ có nguồn gốc từ các quốc gia đang phát triển hoặc mới nổi thấp hơn so với từ các nước phát triển.
Video đang HOT
Theo quy định của UPU, khi một thành viên tuyên bố rút khỏi liên minh, quyết định sẽ có hiệu lực sau 1 năm.
Tổng giám đốc UPU Bishar A. Hussein hôm qua đã lấy làm tiếc về quyết định của chính quyền Tổng thống Trump. Ông cho biết sẽ gặp giới chức Mỹ để thảo luận thêm về vấn đề.
Bình luận về quyết định này, giới quan sát cho rằng đây là một động thái nữa của chính quyền Trump nhằm vào Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng.
Cho rằng Trung Quốc thu lợi từ các hoạt động thương mại không công bằng với Mỹ, chính quyền Tổng thống Trump đã áp thuế lên khoảng 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và cảnh báo có thể áp thuế lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh đáp trả. Ngoài thương mại, Mỹ cũng “giáng đòn” lên Trung Quốc trên nhiều mặt trận khác nhau trong đó có cả quân sự như áp lệnh trừng phạt quân đội Trung Quốc, tăng cường các cuộc tập trận hải quân với các nước trong khu vực nhằm thách thức sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển.
Minh Phương
Theo Dantri/SCMP
Chủ tịch Interpol bị TQ bắt: Gia đình ông trùm Chu Vĩnh Khang lên tiếng
Gia đình cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang mới đây đã lên tiếng về những tin đồn xuất hiện sau khi Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ bị bắt.
Mạnh Hoành Vĩ từng là Thứ trưởng Công an dưới quyền Chu Vĩnh Khang (trái).
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc hồi đầu tuần tuyên bố bắt ông Mạnh để phục vụ điều tra về hành vi nhận hối lộ và một số tội danh khác.
Bộ Công an Trung Quốc còn nhấn mạnh các sai phạm của ông Mạnh là "tàn dư độc hại" dưới thời Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh đang thụ án chung thân. Ông Mạnhtrở thành thứ trưởng khi Chu Vĩnh Khang về tiếp quản Bộ Công an Trung Quốc, dẫn đến nghi vấn về mối liên hệ chặt chẽ giữa hai người.
Mới đây nhất, nguồn tin thân cận dẫn lời gia đình Chu Vĩnh Khang, phản bác những nhận định trên. Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất Trung Quốc "ngã ngựa" kể từ năm 1949, trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ở thời đỉnh cao quyền lực, Chu Vĩnh Khang giám sát tất cả bộ máy an ninh trong nước, tòa án và cơ quan công tố. Nhưng nguồn tin nói với SCMP rằng mối quan hệ giữa ông Mạnh và Chu Vĩnh Khang đơn thuần chỉ là công việc, chứ không phải là nhân vật thân cận.
"Mạnh làm việc tại Bộ Công an rất lâu trước khi Chu Vĩnh Khang lên lãnh đạo cơ quan này vào đầu năm 2003. Ông ấy từng làm trợ lý bộ trưởng tại một số thời điểm trước đó. Tiến cử Mạnh không phải là chủ ý của Chu", nguồn tin nói.
Ông Mạnh với thâm niên 40 năm làm việc trong ngành công an, được Bắc Kinh tín nhiệm để giữ chức Chủ tịch Interpol.
Trên thực tế, có không ít quan chức Trung Quốc trong bộ công an trở thành "cánh tay phải" của Chu Vĩnh Khang. "Nhưng ông Mạnh gần như không liên hệ gì với Chu Vĩnh Khang ngoài công việc trong những ngày đó".
Nhà bình luận chính trị Zhang Lifan ở Bắc Kinh cũng cho rằng việc ông Mạnh bị bắt không phải vì liên quan đến Chu Vĩnh Khang. "Nếu Mạnh thực sự nằm trong phe phái của Chu thì ông Mạnh không thể nào được Bắc Kinh đề xuất làm lãnh đạo Interpol đầu tiên", Zhang nói.
Sau khi Chu "ngã ngựa", ông Mạnh vẫn làm thứ trưởng, được kiêm nhiệm thêm nhiều chức vụ giám sát khác trong Bộ Công an Trung Quốc.
Trong khi đó, ở Lyon, vợ của ông Mạnh, bà Grace đã tiết lộ về mối đe dọa mà mình và các con phải đối mặt sau khi chồng bị bắt.
Bà Grace nói mình nhận được cuộc gọi từ một người đàn ông nói tiếng Trung Quốc. "Chỉ nghe thôi đừng nói gì. Chúng tôi có hai nhóm đang săn lùng bà, chỉ riêng bà".
Hiện bà Grace đang được cảnh sát Pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Cơ quan an ninh Pháp cũng đang điều tra lời đe dọa nhằm vào bà Grace, rằng liệu có một nhóm người từ Trung Quốc đến Lyon hay không.
Bà Grace cũng khẳng định cáo buộc chồng mình nhận hối lộ chỉ là cái cớ để chính quyền Bắc Kinh bắt ông Mạnh. "Với tư cách là vợ ông ấy, tôi khẳng định chồng mình chưa từng nhận hối lộ".
Theo Danviet
"Cuộc chiến mới" ngày càng khốc liệt giữa Nga và Trung Quốc ở châu Phi Cuộc chiến cạnh tranh tầm ảnh hưởng tại châu Phi giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên khốc liệt, khi Moscow tăng cường triển khai các dự án đầu tư kinh tế cũng như hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia tại khu vực này. Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), hợp tác quân sự, điều động cố...