Ông Trump cùng tỷ phú Elon Musk tham dự sự kiện của SpaceX
Ngày 19/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cùng với tỷ phú Elon Musk chứng kiến sự kiện phóng tên lửa đẩy Starship của hãng SpaceX tại bang Texas, Mỹ.
Tỷ phú Elon Musk xuất hiện bên cạnh cựu Tổng thống Donald Trump trong một sự kiện tranh cử tại Pennsylvania ngày 5/10/2024. Ảnh: The Nation/Getty Images
Việc ông Trump đã bay đến dự buổi phóng là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ giữa ông và tỷ phú Elon Musk – chủ sở hữu SpaceX, ngày càng thân thiết hơn. Tỷ phú Elon Musk được cho là luôn hiện diện bên cạnh ông Trump kể từ sau chiến thắng bầu cử vừa qua. Vị tỷ phú này cũng đã tham gia cùng ông Trump tại cuộc họp với Tổng thống Argentina Javier Milei và cũng xem một trận đấu UFC trong tuần trước.
Về vụ phóng, tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã tiến hành phóng tên lửa Starship chiều ngày 19/11 (theo giờ địa phương) mang theo tầng đẩy Super Heavy. Tuy nhiên, lần này hãng đã không thể lặp lại thành công như khi đã từng đón được tầng đẩy bằng cánh tay robot vào tháng trước. Sau khoảng 4 phút kể từ khi tên lửa rời bệ phóng, việc đón tầng đẩy đã phải tiến hành hủy bỏ vì một số lý do chưa xác định. Trong khi đó tên lửa đẩy đã rơi xuống vịnh Mexico sau đó vài phút.
Người phát ngôn của SpaceX, ông Dan Huot cho biết, không phải tất cả các tiêu chí để đón tên lửa trở lại đều được đáp ứng nên hãng này đã không ra lệnh cho Starship quay trở lại địa điểm phóng.
Cùng lúc đó, tàu vũ trụ rỗng nằm trên đỉnh tên lửa Starship được phóng kèm theo đã bay vịnh Mexico và gần trọn một vòng quanh Trái Đất và sau đó đáp xuống vùng biển Ấn Độ Dương sau hành trình khoảng 1 giờ.
SpaceX giữ nguyên quỹ đạo bay như lần thử nghiệm vào tháng 10 trước đó, nhưng đã thay đổi một số thông số liên quan cũng như thời gian phóng. Theo đó, tên lửa Starship được phóng vào cuối buổi chiều thay vì vào sáng sớm như lần trước để đảm bảo có đủ ánh sáng quan sát quá trình đáp xuống của tàu vũ trụ.
Video đang HOT
Tuy thử nghiệm lần này thất bại nhưng SpaceX đã đạt được một số mục tiêu nghiên cứu của mình như: đốt cháy một trong những động cơ của tàu vũ trụ trong không gian, bảo vệ nhiệt trên tàu vũ trụ. Hãng SpaceX cho biết sẽ tiến hành nâng cấp thêm để phục vụ cho cuộc thử nghiệm tiếp theo.
Đây là lần thứ 6 mà SpaceX tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa Starship – loại tên lửa mà NASA hy vọng có thể sử dụng để đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng và sao Hỏa. Trong 3 lần thử nghiệm đầu tiên, tên lửa Starship đều bị phát nổ.
Sau những lần thử nghiệm trên, SpaceX muốn hướng tới việc thu hồi và tái sử dụng toàn bộ tên lửa Starship. Việc tái sử dụng sẽ giúp SpaceX đẩy nhanh tiến độ, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và con người lên Mặt Trăng và sao Hỏa trong tương lai. Trước đó, việc tái sử dụng tên lửa Falcon đã giúp hãng tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian.
NASA được cho là đang chi cho SpaceX hơn 4 tỷ USD theo một dự án để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng thông qua tên lửa đẩy Starship vào cuối thập kỷ này. Trong khi đó, tỷ phú Musk còn kỳ vọng về một kế hoạch “khá viễn tưởng” khi hình dung về việc phóng một hạm đội Starship để xây dựng một thành phố trên sao Hỏa trong tương lai.
Liệu tỷ phú Musk có thể 'xây cầu' kết nối Mỹ - Trung Quốc?
Mối quan hệ giữa tỷ phú Elon Musk và Tổng thống đắc cử Donald Trump mang lại kỳ vọng rằng ông có thể giúp điều chỉnh lập trường chính sách của chính quyền mới đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào vị CEO của Tesla.
Nhiều kỳ vọng
Ông Donald Trump (trái) và ông Elon Musk tại một cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania ngày 5/11. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tỷ phú Musk đã chi 119 triệu USD cho cuộc vận động tranh cử vào Nhà Trắng năm 2024 của ông Trump. Ngay từ trước thềm bầu cử Mỹ, mối quan hệ của tỷ phú Musk và ông Trump đã thu hút sự quan tâm của Bắc Kinh do Tesla đang vận hành một siêu nhà máy tại Trung Quốc.
Ông Scott Kennedy tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết, trong nhiều tháng qua, có những ý kiến tò mò về khả năng CEO Tesla giúp Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận.
Kênh CNBC (Mỹ) đưa tin, bản thân tỷ phú Musk cũng hợp tác nhiều với các quan chức cấp cao ở Trung Quốc, nơi Tesla trở thành nhà sản xuất ô tô hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài đầu tiên ở quốc gia tỷ dân vào năm 2018.
Trong chuyến thăm gần đây nhất vào tháng 4, CEO Tesla và SpaceX đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ông Lý Cường đề cập Tesla là ví dụ về hợp tác thương mại thành công giữa Bắc Kinh và Washington.
Ông Wang Yiwei, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận xét rằng tỷ phú Musk được coi là doanh nhân am hiểu cả Trung Quốc và Mỹ. Yếu tố này có thể giúp ông tác động để nới lỏng hoặc thậm chí hủy bỏ mức tăng thuế quan khắt khe mà Tổng thống đắc cử Trump đã cảnh báo áp dụng đối với các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.
Tổng thống đắc cử Trump đã tuyên bố ý định áp dụng mức thuế chung từ 10% đến 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu, cùng với mức thuế bổ sung từ 60% đến 100% đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tỷ phú Musk từng bày tỏ lo ngại về căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đồng thời chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden khi tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc lên 100% vào đầu năm nay. Chính quyền Biden đã ban hành một loạt chính sách nhằm đưa các nhà sản xuất công nghệ cao trở lại Mỹ, nhiều chính sách trong số đó có thể được chính quyền của ông Trump duy trì.
Đáng chú ý, vào ngày 12/11, ông Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên là Bộ Hiệu quả Chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ thứ hai bắt đầu từ ngày 20/1/2025. Đặc biệt, tỷ phú Elon Musk và cựu ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ. Nhiệm vụ chính của bộ này là thúc đẩy cải cách quy mô lớn mang tính cấu trúc, đồng thời xây dựng cách tiếp cận mới theo hướng doanh nghiệp mà Chính phủ Mỹ chưa từng thấy trước đây.
Doanh nhân không phải nhà ngoại giao
Tỷ phú Elon Musk phát biểu tại Cannes, Pháp, ngày 19/6. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo ông Wang Huiyao, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa trụ sở tại Bắc Kinh, một doanh nhân, ngay cả người giàu nhất thế giới, cũng chưa đủ quyền năng để tạo ra tác động thực sự đến chính sách của Mỹ.
Nhà phân tích chính sách cấp cao Dewardric McNeal phân tích với CNBC rằng, trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, Trung Quốc đã cố gắng thiết lập "kênh bí mật" với các doanh nhân người Mỹ nổi tiếng, bao gồm nhà phát triển bất động sản Steve Wynn, với hy vọng tác động đến chính sách. Nhưng nỗ lực như vậy dường như không có tác động nhiều đến cách tiếp cận của ông Trump đối với Trung Quốc.
Thay vào đó, ông Wang cho rằng các doanh nhân nổi bật như tỷ phú Musk, CEO Apple Tim Cook và Chủ tịch tập đoàn Blackstone Stephen Schwarzman có thể đóng vai trò là một nhóm giúp ổn định quan hệ Mỹ - Trung.
Ông Cook và Schwarzman cũng thường xuyên đến thăm các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đánh giá cao họ là những ví dụ về quan hệ kinh doanh và thương mại tích cực giữa Trung Quốc và Mỹ.
Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong việc lựa chọn nội các của ông Trump Kể từ khi ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump thắng cử trong cuộc đua Nhà Trắng vào tuần trước, gần như ngày nào tỷ phú Elon Musk cũng có mặt tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, thi thoảng dùng bữa tối và đi chơi với gia đình cựu tổng thống. Tỷ phú Elon Musk xuất hiện bên cạnh cựu Tổng thống Donald Trump...