Ông Trump công bố khoản đầu tư 100 tỉ USD từ SoftBank
Tập đoàn SoftBank của tỉ phú Masayoshi Son sẽ đầu tư 100 tỉ USD vào các dự án của Mỹ trong nhiệm kỳ 4 năm tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida (Mỹ) ngày 16.12, Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo Mỹ sẽ nhận khoản đầu tư 100 tỉ USD từ SoftBank trong 4 năm tới, giúp tạo ra ít nhất 100.000 việc làm, theo Reuters.
Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố cam kết đầu tư từ SoftBank tại Mar-a-Lago ngày 16.12. Tỉ phú Masayoshi Son (bìa phải) và Bộ trưởng Thương mại được đề cử Howard Lutnick có mặt tại sự kiện. ẢNH: AFP
Tỉ phú Nhật Bản Masayoshi Son, Tổng giám đốc SoftBank, và Chủ tịch ngân hàng Cantor Fitzgerald Howard Lutnick đứng cạnh ông Trump trong lúc nhà lãnh đạo công bố khoản đầu tư mới. Ông Lutnick đã được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền sắp tới.
Video đang HOT
Ông Trump khen ngợi ông Son là “một trong những lãnh đạo doanh nghiệp thành đạt nhất thời đại” và cho rằng khoản đầu tư là bằng chứng cho sự tự tin vào tương lai nước Mỹ.
Phát biểu tại sự kiện, ông Son xác nhận khoản đầu tư và cho biết chiến thắng của ông Trump đã giúp gia tăng sự tự tin của ông vào nền kinh tế Mỹ.
Vào tháng 12.2016, sau khi ông Trump đắc cử nhiệm kỳ đầu, ông Son cũng cam kết đầu tư 50 tỉ USD và tạo ra 50.000 việc làm. Theo CNN, thông qua Quỹ Vision của mình, SoftBank đã đầu tư khoảng 75 tỉ USD nhưng số việc làm được tạo ra không được thống kê chính xác do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Khoản đầu tư năm nay sẽ tập trung đặc biệt vào trí tuệ nhân tạo (AI) và cơ sở hạ tầng liên quan, gồm năng lượng, trung tâm dữ liệu, chip.
Hiện chưa rõ SoftBank sẽ tài trợ cho dự án mới bằng nguồn nào. Theo Reuters, tính đến ngày 30.9, SoftBank có khoản 29 tỉ USD tiền mặt và các tài sản tương đương.
Ông Trump từng công bố các khoản đầu tư lớn vào đầu nhiệm kỳ nhưng không phải tất cả đều được thực hiện. Năm 2017, ông công bố thỏa thuận đầu tư nhà máy điện tử trị giá 10 tỉ USD của Foxconn tại bang Wisconsin, dự kiến tạo ra 13.000 việc làm. Tuy nhiên, công ty sau đó từ bỏ hầu hết kế hoạch xây nhà máy và các sản phẩm dự kiến sản xuất. Đến năm 2021, Foxconn thông báo sẽ đầu tư 672 triệu USD cho một thỏa thuận điều chỉnh, tạo ra khoảng 1.500 việc làm.
EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, tại cuộc họp hôm 17/12 (giờ địa phương), các Bộ trưởng Môi trường của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quan điểm chính thức về quy định giảm thiểu thất thoát hạt nhựa, mở đường cho các cuộc đàm phán với Nghị viện châu Âu (EP) về văn bản cuối cùng.
Vi nhựa có nguồn gốc từ các loại chất thải nhựa do con người thải ra môi trường. Ảnh minh họa: Getty Images
Các quy tắc mới được xây dựng để cải thiện việc xử lý hạt nhựa trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến vận chuyển và xử lý. Mục tiêu đầy tham vọng là giảm thất thoát nhựa ra môi trường tới 74%. Định hướng chung của Hội đồng Môi trường EU là cân bằng giữa việc áp dụng các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả với việc tránh tạo ra gánh nặng hành chính không cần thiết. Đặc biệt, văn bản đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nhà vận chuyển trong và ngoài EU, đồng thời đưa ra các nghĩa vụ cụ thể cho tàu biển chở hạt nhựa, tuân theo khuyến nghị của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
Tại cuộc họp, bà Anikó Raisz, Quốc vụ khanh Hungary phụ trách Môi trường và Kinh tế tuần hoàn, đã nhấn mạnh rằng thất thoát hạt nhựa là nguồn gây ô nhiễm vi nhựa lớn thứ ba một cách không chủ ý. Bà cho biết thêm, các quy định mới này, lần đầu tiên được áp dụng trong EU, sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu tình trạng thất thoát, từ đó góp phần vào nỗ lực chống ô nhiễm vi nhựa, một vấn đề mang tính toàn cầu.
Quy định mới này áp dụng cho nhiều bên liên quan trong ngành công nghiệp hạt nhựa, từ các nhà khai thác kinh tế xử lý trên 5 tấn hạt nhựa mỗi năm trong EU, đến các nhà vận chuyển (cả trong và ngoài EU) có hoạt động vận chuyển hạt nhựa vào EU. Các công ty làm sạch container và bể chứa hạt nhựa, cùng với chủ hàng, nhà khai thác, đại lý và thuyền trưởng tàu biển khi rời hoặc cập cảng ở các quốc gia thành viên EU, cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định.
Nguyên nhân chính của thất thoát hạt nhựa thường do thiếu nhận thức và xử lý không đúng cách. Vì vậy, các quy tắc mới yêu cầu các nhà khai thác, tùy theo quy mô, phải tuân theo các "thực hành tốt" trong xử lý. Các nhà vận chuyển có nghĩa vụ ngăn chặn thất thoát và dọn dẹp nếu sự cố xảy ra.
Một điểm quan trọng là các nhà vận chuyển, kể cả từ các nước thứ ba, phải thông báo cho cơ quan chức năng về hoạt động vận chuyển hạt nhựa của mình. Để đảm bảo tuân thủ và cạnh tranh công bằng, các nhà vận chuyển ngoài EU phải chỉ định một đại diện được ủy quyền trong EU.
Để tạo điều kiện cho việc tuân thủ, việc áp dụng các quy tắc cho vận tải biển sẽ được hoãn một năm so với các quy tắc khác. Nếu IMO thông qua các biện pháp chống ô nhiễm biển do hạt nhựa từ hàng hóa tàu biển, quy định của EU sẽ được điều chỉnh tương ứng.
Để đảm bảo tuân thủ, các cơ quan chức năng quốc gia sẽ tiến hành thanh tra môi trường dựa trên rủi ro. Các nhà khai thác lớn (xử lý trên 1.000 tấn/năm, ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) phải có chứng chỉ tuân thủ từ bên thứ ba độc lập. Doanh nghiệp nhỏ có 4 năm để tuân thủ. Các doanh nghiệp xử lý dưới 1.000 tấn/năm phải tự kê khai.
Các quốc gia thành viên có thể sử dụng hệ thống cấp phép quốc gia để giám sát việc tuân thủ. Thông tin liên quan đến xử lý hạt nhựa phải được công khai miễn phí.
Định hướng chung vừa được thông qua sẽ mở đường cho các cuộc đàm phán với EP vào đầu năm 2025. Điều này đặc biệt quan trọng bởi theo ước tính, hàng chục ngàn tấn hạt nhựa đã bị thất thoát ra môi trường EU chỉ trong năm 2019. Các quy định mới này là một bước tiến thiết yếu nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm vi nhựa, vốn chưa được luật pháp EU xử lý triệt để.
Trí thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ về sự nghiệp trong lĩnh vực IT Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện "VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp" tại Tokyo, Nhật Bản. Anh Nguyễn Đông Dũng, Cố cấn cấp cao tại công ty HBLAB chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn ở Nhật Bản. Với...