Ông Trump cảnh báo trừng phạt doanh nghiệp Mỹ mang việc làm ra nước ngoài
Trong chuyến thăm tới một nhà máy ở bang Indiana, Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 1/12 đã cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu mang việc làm ra nước ngoài.
Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu tại nhà máy Carrier ở Indianapolis, bang Indiana hôm 1/12 (Ảnh: Reuters)
“Các công ty sẽ không thể rời khỏi Mỹ thêm nữa mà không phải chịu hậu quả gì. Chuyện này sẽ không xảy ra nữa”, Reuters dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu khi tới thăm nhà máy chuyên sản xuất điều hòa không khí Carrier ở bang Indiana hôm qua 1/12, song không nói rõ những hậu quả đó là gì.
Trước đó, United Technologies, công ty mẹ của Carrier, đã thông báo kế hoạch chuyển 1.300 việc làm tại Indiana sang nước láng giềng Mexico. Dưới sức ép từ chính sách không đưa việc làm ra nước ngoài của ông Trump, Carrier tuần này tuyên bố sẽ giữ lại hơn 1.000 việc làm tại các nhà máy và trụ sở của hãng này trong nước. Tuy nhiên, hơn 1.000 việc khác dự kiến vẫn sẽ phải chuyển sang Mexico.
Tổng thống đắc cử Trump cho biết việc ông đàm phán với Carrier để đạt được thỏa thuận giữ lại hàng nghìn việc làm cho người Mỹ để chúng không bị mang sang nước khác là minh chứng cho thấy ông sẽ áp dụng cách tiếp cận này với các doanh nghiệp khác của Mỹ, vốn đang tìm cách chuyển bớt việc làm sang các nước có giá nhân công rẻ hơn để tiết kiệm chi phí.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu tại Indiana, ông Trump cam kết sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh bằng việc cắt giảm thuế cũng như các quy định gây khó dễ cho doanh nghiệp. “Tôi chỉ muốn các công ty hiểu rằng chúng ta đang làm những điều tốt đẹp cho doanh nghiệp. Vì thế không còn lý do nào khiến họ phải chuyển việc làm sang nước khác nữa”, tỷ phú New York cho biết, đồng thời cảnh báo rằng trong trường hợp không giữ chân nổi các doanh nghiệp cố tình rời đi, ông sẽ có các biện pháp trừng phạt.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Trump cũng từng dọa sẽ áp thuế mạnh tay với các doanh nghiệp đưa việc làm ra nước ngoài, trong đó có Mexico và một số nước châu Á. Ứng viên đảng Cộng hòa cũng ghi điểm trong mắt người dân trong cuộc bầu cử năm nay bằng các cam kết vực dậy nền kinh tế và làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Thành Đạt
Tổng hợp
Nội các siêu giàu của Donald Trump
Trump đang thiết lập một bộ máy chính quyền giàu có nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ. Những ứng viên đề cử được công bố vào các vị trí hàng đầu gồm một vài tỷ phú, một người thừa kế một gia tài kếch xù và hai tỷ phú được tạp chí Forbes xác nhận. Các ứng viên siêu giàu được đề cử cho các vị trí khác trong nội các Trump có thể sớm được bổ sung vào danh sách.
Khi George W. Bush nhậm chức Tổng thống Mỹ năm 2001, các hãng tin đã đặt tên cho nội các này là nhóm triệu phú, và các nhà giám sát chính quyền đặt câu hỏi liệu họ có sâu sát với các vấn đề của dân Mỹ hay không. Cùng phối hợp, nhóm này đã tạo ra một giá trị ròng trong điều chỉnh lạm phát khoảng 250 triệu đô - khoảng 1/10 so với sự giàu có của ứng cử viên cho vị trí Bộ Thương mại của Donald Trump.
Trump đang thiết lập một bộ máy chính quyền giàu có nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ. Những ứng viên đề cử được công bố vào các vị trí hàng đầu gồm một vài tỷ phú, một người thừa kế một gia tài kếch xù và hai tỷ phú được tạp chí Forbes xác nhận. Các ứng viên siêu giàu được đề cử cho các vị trí khác trong nội các Trump có thể sớm được bổ sung vào danh sách.
Nhiều người trong số ứng viên được bổ nhiệm sinh ra trong gia đình giàu có, tốt nghiệp các trường danh tiếng và đã thành công rất sớm từ việc tiếp quản gia tài của gia đình. Đây là một nhóm có nhiều kinh nghiệm tài trợ cho các ứng viên chính trị hơn là làm việc trong các cơ quan chính phủ.
Sự giàu có của họ phần nào đó đã gây khó cho các cam kết trong chiến dịch tranh cử dân túy của Trump. Các mối quan hệ kinh doanh của họ, đặc biệt là với Phố Wall, đã nhận nhiều chỉ trích từ các đảng viên đảng Dân chủ. Tuy nhiên, nhóm này cũng khuếch trương tuyên bố trong vận động tranh cử đặc trưng Trump, rằng những người không tham gia chính trị biết làm thế nào để vận hành và khai thác hệ thống "gian lận" một cách tốt nhất để điều chỉnh hệ thống đó đem lại nhiều lợi ích cho tầng lớp lao động.
"Điều này phù hợp với thông điệp của Trump rằng ông đang cố gắng điều hành chính phủ theo một cách khác, bằng cách đưa những người chưa từng tham gia chính trị vào bộ máy chính quyền của mình," Nicole Hemmer, giáo sư trợ giảng chuyên nghiên cứu về tổng thống tại Đại học Miller Center, Virginia cho biết. Nhưng Trump và chính quyền mới, bà nói thêm, sẽ không thể làm được nhiều điều cho đời sống người dân như Tổng thống Obama làm, trong việc tạo ra chính sách nâng cao mức sống cho người nghèo và tầng lớp trung lưu Mỹ.
Theo tạp chí Forbes, ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Thương mại là nhà công nghiệp Wilbur Ross, người đã tích lũy được một gia tài là 2.5 tỷ USD trong nhiều thập kỷ do phụ trách một bộ phận của ngân hàng Rothschild và điều hành công ty đầu tư riêng.
Ross có thể giữ vị trí thứ trưởng Bộ Thương mại, Todd Ricketts, là con trai của một tỷ phú và là đồng chủ sở hữu Cubs Chicago. Steven Mnuchin, là người Trump bổ nhiệm cho vị trí Bộ trưởng Ngân khố Quốc gia, từng là cựu giám đốc điều hành ngân hàng Goldman Sachs, giám đốc điều hành quỹ đầu cơ và là nhà tài trợ cho Hollywood.
Betsy DeVos, tỷ phú bang Michigan, được Trump bổ nhiệm cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục, là con dâu của Richard DeVos, đồng sáng lập Tập đoàn Amway. Theo Forbes, gia đình bà có khối tài sản 5,1 tỷ USD. Elaine Chao, được bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Vận tải, là con gái của một trùm vận tải tàu biển.
Từ lâu, nhóm này đã chi rất nhiều tiền để gây ảnh hưởng chính trị. Mnuchin, Ross và DeVos từng đóng góp hàng trăm ngàn đô la cho các hoạt động chính trị trong vòng hai năm qua, theo tờ OpenSecrets.org. Trong văn phòng Ross ở Manhattan, bên cạnh cửa sổ hướng ra Công viên Trung tâm, có một bàn trưng bày rất nhiều ảnh của Ross với các ứng cử viên mà ông đã tài trợ, bao gồm John A. Boehner, Michael Bloomberg và Bill Clinton.
Hôm thứ Tư, các thành viên đảng Dân chủ viện vào mối quan hệ Wall Street của Mnuchin và Ross để buộc tội Trump đã không tuân thủ cam kết tranh cử dân túy của mình.
Các bổ nhiệm trong tương lai có thể làm tăng thêm danh sách triệu phú trong nội các của Trump. Harold Hamm - giám đốc điều hành ngành công nghiệp dầu, xếp thứ 30/400 trong danh sách Forbes, danh sách những người Mỹ giàu có nhất, với khối tài sản ròng 16.7 tỷ USD, nằm trong danh sách ngắn có thể được bổ nhiệm cho chức vụ Bộ trưởng Năng lượng. Andrew Puzder, giám đốc điều hành ngành công nghiệp nhà hàng, được xem xét cho vị trí Bộ trưởng Lao động.
Trump không phải là tổng thống đầu tiên bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong nội các cho những người Mỹ giàu có. Bộ Thương mại và Bộ Tài chính nói riêng thường có xu hướng được điều hành bởi các nhà tài trợ có kết nối chính trị hoặc các giám đốc điều hành phố Wall, ông Matt Grossman, nhà khoa học chính trị tại Đại học bang Michigan, nói.
"Tất nhiên, không phải điều này là không phổ biến cho những người giàu có được đại diện cho nhiều vị trí chính trị trong mọi lĩnh vực, và trong các quy trình bổ nhiệm thường có xu hướng bổ nhiệm những người có mỗi quan hệ tốt với tổng thống kế nhiệm," ông nói thêm.
Theo Danviet
Putin, Kim Jong-un hay IS sẽ giúp Donald Trump chứng minh thực lực? Giới phân tích nhận định, ngay khi nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ phải bắt tay giải quyết hàng loạt thách thức an ninh đến từ Nga, Triều Tiên cũng như tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (IS). Nước Mỹ cũng như cả thế giới đang chờ xem tân Tổng thống làm được gì trong 100...