Ông Trump, bà Harris đều cho rằng đa số cử tri đã bỏ phiếu cho mình
Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris đều cho rằng nhiều cử tri bỏ phiếu sớm là để ủng hộ mình.
Hãng AFP ngày 1.11 đưa tin hơn 62 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu bầu cử sớm để chọn ứng viên tổng thống nhiệm kỳ tới, phá kỷ lục tại một số bang và khiến cả 2 ứng viên đều hy vọng mang lại cho mình lợi thế, dù giới phân tích cho rằng dữ liệu này rất khó diễn giải chính xác.
Tính đến hết tháng 10, ít nhất 62,7 triệu người đã bỏ phiếu sớm, bằng gần 40% tổng số phiếu bầu năm 2020.
Tại bang Georgia, hơn 3,5 triệu người đã bỏ phiếu, tương đương 45% số cử tri đã đăng ký và là kỷ lục mới, theo quan chức phụ trách bầu cử Brad Raffensperger tại bang này. Ông nói thêm rằng ông dự kiến có tới 70% cử tri Georgia sẽ bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử này.
Một cử tri bỏ phiếu sớm tại Doylestown (Pennsylvania) hôm 31.10. ẢNH: AFP
Tình hình tương tự ở một số tiểu bang dao động khác.
Đảng Dân chủ hy vọng điều đó sẽ mang lại cho ứng cử viên của họ lợi thế, khi các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Phó tổng thống Kamala Harris đang dẫn trước đáng kể với sự ủng hộ của các cử tri nữ.
Tuy nhiên, đảng Cộng hòa cho biết các cuộc khảo sát cho thấy ngày càng có nhiều người ủng hộ họ bỏ phiếu sớm. Tại một cuộc mít tinh hôm 30.10, cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố “đảng Cộng hòa đã lập kỷ lục cao nhất” về bỏ phiếu sớm.
Cử tri Brad Hines, một cảnh sát 73 tuổ.i, xếp hàng để bỏ phiếu trực tiếp vào ngày đầu bỏ phiếu sớm ở Wisconsin. “Tôi muốn vào và bỏ phiếu rồi cho mọi người biết rằng họ cũng nên làm như vậy”, ông phát biểu, đồng thời nói thêm rằng đây là “cuộc bầu cử quan trọng” đối với nền dân chủ.
Theo giáo sư Julian Zelizer tại Đại học Princeton, sau năm 2020, các tiểu bang đã củng cố và cải thiện quy trình bầu cử sớm.
Bầu cử Mỹ: Mexico trấn áp di cư, bà Harris hưởng lợi?
Ông Michael McDonald, nhà khoa học chính trị tại Đại học Florida, người đang theo dõi chặt chẽ hoạt động bỏ phiếu sớm, cho biết số lượng lớn phiếu bầu sớm giúp các chiến dịch tập trung nỗ lực khi ngày bầu cử đến gần.
“Mỗi người bỏ phiếu sớm đồng nghĩa với một cái tên được gạch khỏi danh sách. Khi một cử tri bị gạch tên khỏi danh sách, các chiến dịch tranh cử không cần phải liên lạc [thuyết phục] người đó nữa”, ông cho biết.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng rất khó để đưa ra dự đoán ở giai đoạn này.
Theo số liệu của 6 tiểu bang do đội ngũ của ông biên soạn, gồm Colorado, Georgia, Idaho, Michigan, Bắc Carolina và Virginia, phụ nữ chiếm khoảng 55% số phiếu bầu sớm, so với 45% của nam giới.
HĐBA Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kết thúc phái bộ chính trị tại Somalia
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 30/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã bỏ phiếu nhất trí bắt đầu quá trình kéo dài 2 năm rút phái bộ chính trị (UNSOM) khỏi Somalia.
Toàn cảnh cuộc họp HĐBA LHQ tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nghị quyết được thông qua cùng ngày, HĐBA đã đồng ý thực hiện giai đoạn chuyển tiếp và các kế hoạch để UNSOM kết thúc sứ mệnh của mình trước ngày 31/10/2026.
UNSOM sau thời điểm đó được gọi là Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp của LHQ tại Somalia (UNTMIS). Trong năm đầu tiên của giai đoạn chuyển tiếp, phái bộ này sẽ chủ yếu tập trung vào nỗ lực tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
HĐBA LHQ thành lập UNSOM hồi năm 2013 để hỗ trợ chính quyền Somalia trong quá trình chuyển tiếp dân chủ và pháp quyền sau hơn 20 năm xung đột giữa các nhóm du kích, người Hồi giáo và các băng đảng tội phạm.
Bầu cử Mỹ ghi nhận diễn biến khác biệt trong đợt bỏ phiếu sớm Ngày 30-10, truyền thông Mỹ cho biết, hơn 48 triệu lá phiếu đã được bỏ trên 47 bang và thủ đô Washington D.C, trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Xứ Cờ hoa. Cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm tại Chicago. Ảnh: El Pais Theo CNN, tỷ lệ bỏ phiếu trước ngày bầu cử của...