Ông trùm nhắn tin Line của Nhật bản mở sàn giao dịch tiền mã hóa, nhưng… không phải ở Nhật
Hi vọng sàn giao dịch này có hệ thống bảo mật tốt hơn đối thủ Coincheck.
Nhiều tháng trôi qua kể từ khi công bố kế hoạch vào tháng 1, ông trùm nhắn tin Nhật Bản là Line cuối cùng đã mở sàn giao dịch tiền mã hóa mới của mình ở…mọi nơi, trừ Nhật và Bắc Mỹ.
Sàn giao dịch của Line có tên là BITBOX, hiện hỗ trợ khoảng 30 loại tiền mã hóa (không hỗ trợ tiền vật chất). Vẫn chưa rõ BITBOX sau này có hỗ trợ các loại tiền tệ địa phương hay không, nếu có sẽ vào lúc nào, và quốc gia nào sẽ được hỗ trợ trước tiên.
Đáng chú ý, sàn giao dịch tiền mã hóa của Line chọn đồng Tether (USDT) làm “đồng bình ổn” (Stablecoin) – từ đó chuyển đổi sang các nền tảng lớn khác vốn chủ yếu hoạt động mà không có sự hỗ trợ của một tổ chức tài chính. Bitcoin, Ethereum, và Bitcoin Cash hiện là những đồng tiền duy nhất có thể giao dịch trực tiếp sang USDT.
Sàn giao dịch tiền mã hóa này sẽ đóng vai trò là nền tảng chủ lực của bộ phận mới của công ty – Line Financial Corporation. Dịch vụ chính thức cuối cùng mà Line từng tung ra là Line Pay, đã đạt hơn 40 triệu người dùng đăng ký. Lượng giao dịch toàn cầu của nó đã chạm mốc 4,1 tỷ USD kể từ khi đi vào hoạt động vào năm 2014.
Video đang HOT
Việc BITBOX có thành công trong thu hút 200 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng hiện đang sử dụng ứng dụng nhắn tin Line vẫn còn là một điều phải xem xét. Line Pay có một lợi thế đáng kể khi được tích hợp hoàn toàn vào trình nhắn tin này, và nó còn hoạt động được ở Nhật Bản nữa.
BITBOX ra mắt còn là một thành công lớn đối với công ty bảo mật BitGo, bởi công nghệ của hãng sẽ được dùng để cung cấp các ví nóng và lạnh cho sàn giao dịch này.
Mọi cặp mắt chắc chắn sẽ dồn về tính hiệu quả của các giải pháp lưu trữ diện rộng của hãng. Xét cho cùng, vụ việc sàn giao dịch đồng hương là Coincheck bị hack – đến nay vẫn là vụ hack sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới – đã buộc chính phủ phải ra tay trừng phạt các sàn giao dịch tại Nhật Bản, và đó chính là nguyên nhân khiến Line phải ngậm ngùi bỏ qua thị trường chủ lực quê nhà trong sự kiện khai trương BITBOX hôm nay.
Theo Tri Thuc Tre
Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mới: Nhắn tin mời nhận tiền qua Facebook
Gần đây, nhiều hoạt động lừa đảo mới như nhắn tin mời nhận tiền qua Facebook đang diễn ra phổ biến và được các chuyên gia bảo mật cảnh báo tới người dùng.
Khách hàng của các ngân hàng chính là mục tiêu của những đối tượng lừa đảo.
Các đối tượng tội phạm mạng thường dùng chiêu nhắn tin thông qua điện thoại hoặc Facebook đến nạn nhân với lời mời khá hấp dẫn về một khoản tiền được gửi từ nước ngoài về.
Ngoài thông tin về khoản tiền được nhận, nạn nhân sẽ được hướng dẫn nhận tiền bằng cách đăng nhập vào một trang web do chúng tạo ra với nội dung bao gồm Username (tên tài khoản), Password (mật khẩu) tài khoản Internet Banking của nạn nhân và một mã OTP được cho là sẽ được ngân hàng gửi về điện thoại của khách hàng nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải vậy.
Khi nạn nhân nhập toàn bộ những thông tin trên vào trang web giả mạo, tin tặc sẽ đánh cắp toàn bộ thông tin tài khoản ngân hàng và dùng nó để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, bộ Công Thương đưa ra cảnh báo về một kiểu lừa khác là có người liên hệ với người tiêu dùng qua Facebook, điện thoại, tự nhận là nhân viên công ty tài chính và tư vấn làm hồ sơ vay tiền ưu đãi. Sau khi hoàn tất hồ sơ giả mạo, bọn lừa đảo yêu cầu khách hàng đóng phí và cuỗm tiền đi mất.
Một chiêu trò nữa mà các đối tượng lợi dụng là gọi đến người tiêu dùng thông báo họ đã trúng phiếu mua hàng trị giá 5 triệu đồng chẳng hạn, được sử dụng để mua điện thoại trị giá 8 triệu đồng (người tiêu dùng chỉ phải trả 3 triệu đồng) và được tặng phiếu mua hàng. Nếu đóng tiền, người tiêu dùng sẽ nhận được điện thoại có giá trị rất thấp, không sử dụng được và phiếu mua hàng dỏm.
Trước đó, báo Người Đưa Tin cũng cảnh báo việc có người xuất hiện giả danh công an hù dọa, thông báo tài khoản, thông tin của khách hàng liên quan đến tội phạm đang bị điều tra, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của lãnh đạo cơ quan để xác minh. Sau khi khách hàng chuyển tiền, nhóm lừa đảo sẽ rút tiền ở nước ngoài vì tài khoản chúng thường dùng là tài khoản thẻ ghi nợ quốc tế.
Báo Công an nhân dân cho biết, tình trạng lừa đảo dưới hình thức công nghệ cao đang diễn ra khá phổ biến. Các đối tượng sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi để đánh lừa nạn nhân và thường xuyên thay đổi phương thức lừa đảo.
Hầu hết các đối tượng đều sử dụng những tài khoản ảo, tài khoản đã bị hack, sim rác để liên lạc với nạn nhân nên gây nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ.
Tuy nhiên, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, người dân cần phải hết sức cảnh giác, không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào những thông tin trên mạng xã hội. Cần xác minh kỹ thông tin trước khi chuyển tiền theo những yêu cầu qua mạng
Theo Tri Thuc Tre
6 xu hướng blockchain chính trong năm 2018 Đây là tổng hợp của hãng Deloitte, được đưa ra trong báo cáo có tựa "Khảo sát blockchain toàn cầu 2018". Ảnh: Pexels.com Theo Forbes, trong khi tính khả thi của tiền mã hóa vẫn còn bị nghi vấn, một trong những công nghệ nổi lên từ đợt bùng nổ tiền mã hóa đã sẵn sàng để làm nhiều việc lớn. Blockchain tiếp...