“Ông trùm” ma túy tông chết CS và 26 đồng bọn hầu tòa
Ngoài hành vi mua bán trái phép 258 bánh ma túy và 400 viên ma túy tổng hợp, Tráng A Chư còn còn dùng xe ô tô lao thẳng vào đội hình chặn bắt khiến một cảnh sát cơ động hy sinh.
Ngày 20/5, TAND tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Tráng A Chư và 26 bị cáo trong đường dây ma túy hoạt động rải rác 6 tỉnh ngoài miền Bắc với số lượng “khủng”.
Đường dây ma túy xuyên tỉnh
Theo cáo trạng, chiều ngày 18/5/2011, cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hòa Bình bắt quả tang Tráng A Chư (37 tuổi, ở tỉnh Sơn La) đang vận chuyển trái phép 50 bánh heroin và 400 viên ma túy tổng hợp.
Mở rộng vụ án, cơ quan điều tra đã khởi tố 30 bị can (trong đó có 4 bị can bỏ trốn) về các tội Mua bán trái phép chất ma túy, Chống người thi hành công vụ, Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Che giấu tội phạm.
Cáo buộc của VKS nêu Chư quen biết các đồng phạm từ năm 2007-2009. Chiều ngày 17/5/2011, nhận được điện thoại đặt hàng của Trần Bá Bang, Chư sang nhà Giàng A Dếnh (cùng bản) hẹn chuẩn bị 50 bánh heroin và đặt tiền 2,2 tỷ đồng. Sáng 18/5/2011, sau khi lấy hàng, Chư xếp 30 bánh heroin và 400 viên ma túy tổng hợp vào 1 hộp bìa cát tông, số còn lại cho vào túi nilon màu đen để vào ghế sau xe ô tô Parado. Trước khi đi xuống Hà Nội, Chư gọi điện cho đồng bọn thám thính. Biết không có công an chặn xe trên đường, Chư lái xe một mình xuống Hà Nội đến địa phận xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, Hòa Bình thì bị bắt giữ.
Từ đầu mối Tráng A Chư, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi mua bán trái phép của các bị cáo còn lại diễn ra từ năm 2004-2009.
Bản luận tội cũng xác định đây là một vụ án lớn, có nhiều đối tượng tham gia hình thành đường dây mua bán chất ma túy trong 6 tỉnh gồm Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang trong thời gian dài. Hành vi của các bị can là đặc biệt nghiêm trọng, các đối tượng hoạt động tinh vi, xảo quyệt và manh động, sẵn sàng chống lại lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Số lượng ma túy các bị can mua bán là rất lớn. Bản thân Tráng A Chư đã bán cho 4 đối tượng là Nguyễn Văn Hòa, Trần Thị Lưu Thủy, Trần Bá Bang và Nguyễn Văn Quý 258 bánh heroin và 400 viên ma túy tổng hợp.
“Ông trùm” Tráng A Chư và chiếc xe Toyota Prado nát bươm phần đầu sau khi húc văng xe cảnh sát (ảnh: ANTĐ)
Quyết liệt chống trả công an để bỏ trốn
Video đang HOT
Ngoài hành vi mua bán ma túy số lượng lớn, Tráng A Chư còn dùng xe ô tô lao thẳng vào đội hình chặn bắt khiến 1 cán bộ CSCĐ hy sinh, 1 người khác bị thương.
Trở lại ngày Chư bị bắt giữ (18/5/2011), khoảng 17h, khi đang chở “hàng trắng” xuống Hà Nội, đến khu vực rừng già giáp ranh giữa Sơn La và Hòa Bình, Chư gặp xe Thái Hồng Thanh đi ngược chiều. Chư nháy đèn ám hiệu thì Thanh giơ tay thông báo không có công an. Thấy vậy, Chư tiếp tục lái xe đến KM109 800 quốc lộ 6A thuộc địa bàn xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình thì nhìn thấy có đông lực lượng công an.
Lo sợ bị phát hiện, nhận được tín hiệu dừng xe, Chư giảm ga đi chậm lại. Khi xe đi qua CSGT, Chư bất ngờ nhấn ga bỏ chạy. Chạy khoảng 30m, phát hiện có bàn chông từ lề đường lao ra chắn ngang, Tráng A Chư tăng ga cho xe chạy qua thì bị thủng lốp xe. Cố chạy thêm 300 m, A Chư nhìn thấy 3 chiếc xe chắn ngang đường. Biết không chạy thoát, tay buôn ma tuý này tức tối lao xe vào sườn xe tải với mục đích tự tử. Cú đâm mạnh khiến 2 chiếc ô tô va đập nhau, hất tung 2 cán bộ công an đang đứng bên cạnh. Hậu quả khiến 1 cảnh sát hy sinh trên đường đưa đi cấp cứu, 1 người khác bị thương.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình trưng cầu giám định xác định nguyên nhân cái chết của chiến sỹ cảnh sát Nguyễn Mạnh Linh do chấn thương sọ não, trật đốt sống cổ. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định do ý thức chủ quan của đối tượng không đâm xe ô tô nhằm tước đoạt sinh mạng người khác nên không đủ cấu thành tội Giết người. Tráng A Chư bị truy tố 2 tội danh là Mua bán trái phép ma túy và Chống người thi hành công vụ với mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài 10 ngày.
Theo Đỗ Mến (Zing.vn)
Thưởng người tố cáo 350.000: Phản cảm?
Khi được hỏi về cảm giác với cách tổ chức lễ tuyên dương của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, chị Nguyệt thừa nhận: "Thú thực cũng hơi buồn!.. Nhưng không có người xây dựng, làm sao mà tốt được?!"
Câu chuyện khen thưởng người tố cáo "nhân bản kết quả xét nghiệm" đang nhận được nhiều ý kiến khen chê không giống nhau. Nhiều người đặt câu hỏi về tấm giấy khen với số tiền mặt dành cho bác sỹ Nguyệt và 2 đồng nghiệp, những người đã tố cáo tiêu cực tại BV Hoài Đức (Hà Nội). Thậm chí buổi trao giấy khen, phần thưởng được cho là quá nhạt nhẽo so với những gì họ đã làm.
Khi tố cáo, đâu nghĩ chuyện thưởng
Hôm nay (19/8), trả lời chúng tôi, bác sỹ Hoàng Thị Nguyệt xác nhận, đây là tấm giấy khen do Sở Y tế Hà Nội trao tặng. Chị Nguyệt và 2 đồng nghiệp, mỗi người cũng được trao kèm phần thưởng bằng tiền mặt là 350.000 đồng, không phải 320.000 đồng như báo chí đưa tin.
"Khi đứng ra tố cáo sai phạm, tôi chẳng nghĩ đến chuyện khen thưởng. Chúng tôi có phải làm vì việc đó đâu. Được trao thì chúng tôi nhận. Chúng tôi không đòi hỏi vật chất." - Bác sỹ Nguyệt khẳng định.
Chúng tôi hỏi, chị cảm thấy thế nào với cách tổ chức lễ tuyên dương, trao thưởng của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội. Chị nguyệt thừa nhận: "Thú thực cũng hơi buồn!"
"Tôi hiểu điều đó. Nhưng không có người xây dựng, làm sao mà tốt được. Tôi cũng được nhiều người nhắn tin, gọi điện thoại chia sẻ, động viên." - Người tố cáo tiêu cực nói.
Chị Hoàng Thị Nguyệt, người tố vụ nhân bản xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: Hồng Phú
Ông Phùng Minh Sơn (Phó Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng TP. Hà Nội) cho biết, thành tích của bác sỹ Nguyệt đã được Thành phố chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội khen thưởng. Theo ông Sơn, việc khen thưởng phải theo từng bước và từng mức độ.
Phóng viên nêu câu hỏi, Thành phố có dự định trao bằng khen, vinh danh cho bác sỹ Nguyệt không, theo ông Sơn, điều đó còn chờ đề xuất của Sở Y tế Hà Nội.
Ông Sơn cũng cho biết, Sở chưa có đề xuất vì còn chờ kết quả điều tra cuối cùng của cơ quan công an. Khi đó, Thành phố sẽ xem xét.
Phóng viên nêu câu hỏi, mức tiền thưởng 350.000 đồng và cách trao thưởng của Lãnh đạo Sở Y tế liệu đã thể hiện xứng đáng với thành tích của bác sĩ Nguyệt và 2 đồng nghiệp hay chưa? Ông Sơn cho rằng, tiền thưởng bao nhiêu không phải là điều thể hiện công lao lớn hay nhỏ. Cách thức, trình tự khen thưởng đều đã được luật pháp quy định.
Chống tiêu cực, chưa hẳn ai cũng thích
Ông Vương Văn Đỉnh (Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) cho rằng, mỗi cơ quan đều có cách thức tổ chức khen thưởng, kỷ luật không giống nhau. Việc tổ chức tặng thưởng giấy khen cho bác sỹ Nguyệt là thẩm quyền riêng của Sở Y tế Hà Nội.
Phóng viên nêu vấn đề, nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình về cách trao thưởng của Sở Y tế Hà Nội. Cuộc trao thưởng nhạt nhẽo, phải chăng không thể hiện thiện chí với người đấu tranh tiêu cực.
Ông Đỉnh cho rằng, không nắm sự việc cụ thể nên khó đánh giá việc khen thưởng bác sỹ Nguyệt có xứng đáng hay không. Tuy nhiên, ông Đỉnh cũng thừa nhận: "Những người đấu tranh tiêu cực chưa hẳn đã được tất cả mọi người đều thích".
Ông Trần Đức Long (Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua - Khen thưởng, Bộ Y tế) cho biết, trường hợp của bác sỹ Nguyệt là đấu tranh chống tiêu cực. Bác sỹ Nguyệt do Sở Y tế Hà Nội và cao hơn nữa là UBND TP. Hà Nội quản lý. Việc khen thưởng đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực..., trước hết thuộc thẩm quyền của UBND TP. Hà Nội.
Ông Trần Đức Long (Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua - Khen thưởng, Bộ Y tế) - Nguồn ảnh: Cổng thông tin Bộ Y tế
Theo ông Long, Bộ Y tế cũng có thể ra quyết định khen thưởng cho bác sỹ Nguyệt, nhưng như vậy là khen thưởng chồng chéo. Mà nguyên tắc là không "khen chồng khen" và khen thưởng theo đúng tuyến.
Ông Long cho hay, nếu bác sỹ Nguyệt lập thành tích về chuyên môn ngành y, ví dụ như sáng tạo, đổi mới kỹ thuật cứu sống bệnh nhân, Bộ Y phải là cơ quan đều tiên khen thưởng. Bộ Y tế vẫn sẽ xem xét bác sỹ Nguyệt có cống hiến gì về chuyên môn hay không. Nếu có, Bộ sẽ khen thưởng.
Khi được hỏi, thành tích của bác sỹ Nguyệt và các đồng nghiệp có thể được vinh danh đến cấp nào, ông Long cho rằng, chưa thể đánh giá. Vì việc khen thưởng đó thuộc thẩm quyền của TP. Hà Nội.
Theo ông Trần Đức Long, muốn đưa ra quyết định khen thưởng với cá nhân nào đều phải xem xét kỹ hồ sơ. Nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được khen thưởng. Vả lại, vụ việc tố cáo của bác sỹ Nguyệt hiện chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra. Chưa thể đánh giá đầy đủ công lao của bác sỹ Nguyệt đến đâu.
Bác sĩ Hoàng Thị Nguyệt và hai đồng nghiệp đã gửi đơn đến nhiều cơ quan tố cáo việc BV Hoài Đức, Hà Nội đã bố trí người không đủ chuyên môn, kinh nghiệm làm xét nghiệm huyết học cho bệnh nhân.
Những người này đã lấy máu của bệnh nhân nhưng không xét nghiệm mà vứt bỏ rồi lấy mẫu xét nghiệm trước đó và in kết quả, trả cho bệnh nhân. Theo phản ánh trong đơn, số bệnh nhân bị bệnh viện "lừa" lên đến hàng nghìn người. Hậu quả, nhiều cặp bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm máu giống nhau. Có em bé hơn 20 tháng tuổi trùng kết quả xét nghiệm máu với bệnh nhân khoảng 80 tuổi. Cũng theo đơn tố cáo, đa số phiếu ghi kết quả xét nghiệm trả cho bệnh nhân lại do hai điều dưỡng (nhân viên hợp đồng) ký. Đây là việc làm không đúng với quy định. Sau đó, sáng 16/8, tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoài Đức, đại diện Sở Y tế TP Hà Nội đã trao bằng khen trao kèm phần thưởng bằng tiền mặt là 350.000 đồng cho bác sĩ Hoàng Thị Nguyệt và những người đứng ra tố cáo việc "nhân bản" xét nghiệm tại bệnh viện này.
Theo Cảnh Kiên (Khampha.vn)
Hai cháu bé ngã xuống bể nước chết thương tâm Được bà nội dẫn sang nhà máy nước chơi, do bất cẩn 2 cháu bé ngã xuống bể nước chết thương tâm. Khoảng 17h30, ngày 17/8, cháu Nguyễn Thị Thanh, 6 tuổi và cháu Nguyễn Văn Bình, 4 tuổi được bà nội dẫn sang gặp bố đẻ các cháu là anh Nguyễn Văn Hiệp (32 tuổi) bảo vệ Trạm xử lý nước mini...