“Ông trùm” BOT báo lỗ kỷ lục và thời kì cổ phiếu “rau dưa trà đá”
Cùng với tình hình kinh doanh không mấy khả quan của “ông trùm BOT” Tasco trong những năm gần đây, giá cổ phiếu HUT cũng đang quanh quẩn ở mức “rau dưa trà đá”.
Công ty Cổ phần Tasco (HUT) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 và luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020.
Theo đó riêng quý 3 doanh thu thuần đạt 192 tỷ đồng (giảm 25,6% so với cùng kỳ). Sự sụt giảm chủ yếu đến từ việc Công ty ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước, liên quan đến việc quyết toán dự án BT cải tạo đường 39B đoạn từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy.
Trong kỳ doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh từ 86 tỷ đồng xuống còn gần 8 tỷ đồng do năm trước công ty ghi nhận khoản lãi chậm trả của hợp đồng xây dựng và chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường 39B; Đáng chú ý hoạt động liên doanh liên kết báo lỗ gần 16 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi 4,6 tỷ đồng do công ty ghi nhận khoản lỗ từ đầu tư vào CTCP BĐS Thái An.
Tại mảng thu phí đường bộ, Tasco cho biết dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu các trạm BOT. So sánh với cùng kỳ, doanh thu quý 3 của mảng thu phí BOT giảm 7.2%, lãi gộp giảm 8%.
Video đang HOT
Dù vậy, mảng thu phí BOT vẫn đem lại 82 tỷ đồng lợi nhuận gộp cho Tasco. Tuy nhiên, hoạt động thu phí tự động không dừng lại lỗ gộp trên 92 tỷ đồng. Cộng thêm 11 tỷ đồng lãi gộp từ mảng bất động sản và các mảng khác, Công ty chỉ lãi gộp vỏn vẹn 1.9 tỷ đồng trong quý 3/2020.
Trừ đi các chi phí, ông trùm hạ tầng báo lỗ ròng gần 79 tỷ đồng trong quý 3 năm nay, cũng là khoản lỗ nặng nề nhất kể từ khi trở thành doanh nghiệp niêm yết (năm 2008).
Tasco cho biết doanh thu sụt giảm do cùng kỳ năm ngoái công ty ghi nhận lợi nhuận từ Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường 39B, ngoài ra lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ hoạt động thu phí tự động không dừng thấp hơn cùng kỳ dẫn đến lợi nhuận giảm gần 20 tỷ đồng.
Như vậy, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu của Tasco đạt 535 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 37,6% so với cùng kỳ và lỗ ròng hơn 83 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi ròng hơn 25 tỷ đồng.
Tổng tài sản của Tasco tại thời điểm 30/9/2020 đạt 10.894 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 7.785 tỷ đồng, chiếm 71,5% cơ cấu tài sản toàn doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn của Tasco hơn 1.810 tỷ đồng, nợ dài hạn gần 5.975 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh của Tasco không mấy khả quan trong những năm gần đây. Năm 2020, doanh nghiệp đặt mục tiêu đạt doanh thu 900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 25 tỷ đồng.
Cùng với tình hình kinh doanh đi xuống, cổ phiếu HUT của Tasco cũng chịu cảnh tượng tự khi đang giao dịch với mức giá “rau dưa trà đá” 2.400 đồng/cổ phiếu. Tính chung qua 1 tháng gần đây cổ phiếu này đã mất tới 11,1% giá trị.
So với thời điểm mới niêm yết, cổ phiếu này đã để mất hơn 36,5% giá trị. Có thời điểm HUT đã xuống tới mức “đáy” là 2.400 đồng/cổ phiếu (trong phiên giao dịch ngày 2/11/2020). So với thời kì “đỉnh cao” với mức giao dịch 12.000 đồng/cổ phiếu, hiện giá HUT đã giảm tới hơn 80% giá trị.
Được biết, cổ phiếu HUT từng được săn đón bởi các định chế tài chính lớn như Vina Capital, PYN Elite Fund nhưng cuối cùng lại gây nên thua lỗ lớn cho nhà đầu tư. Hiện, nhóm PYN Elite Fund và VinaCapital vẫn đang mắc kẹt với hàng chục triệu cổ phần tại Tasco.
Chủ khách sạn Sheraton Đà Nẵng sắp rời sàn chứng khoán với khoản lỗ luỹ kế hơn 500 tỷ đồng
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc hủy đăng ký giao dịch với cổ phiếu BDP của CTCP Biệt thự và Khách sạn Biển Đông Phương.
Theo đó, 25 triệu cổ phiếu BDP sẽ bị hủy giao dịch trên thị trường UPCoM do Khách sạn Biển Đông Phương không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng. Ngày hủy đăng ký giao dịch là 27/10 và ngày giao dịch cuối cùng tại UPCoM vào 26/10.
CTCP Biệt thự và Khách sạn Biển Đông Phương là chủ đầu tư của khách sạn Sheraton Danang Resort. Sheraton Đà Nẵng được xây dựng trên khu đất 8,38 ha thuộc quần thể Dự án Biệt thự và khách sạn tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.
Sheraton Đà Nẵng được thành lập bởi 3 cổ đông là Vietnam Property Limited (đơn vị thuộc VinaCapital), Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Tân Tiến và Công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ Kim Ngân. Trong đó, Vietnam Property Limited đã nắm giữ tới 97,73% vốn.
Trong báo cáo tài chính quý 3 vừa công bố, Công ty lỗ gần 87 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 35 tỷ đồng. Theo giải trình, trong quý 3, TP Đà Nẵng đã chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19 khiến hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch tại địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khách sạn Sheraton Grand Đà Nẵng tạm thời phải đóng cửa từ ngày 28/7-8/9 nên doanh thu thuần trong kỳ chỉ đạt 8,2 tỷ đồng, giảm đến 93% so với con số 111 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu không bù đắp được chi phí lãi vay và chi phí khấu hao nên công ty báo lỗ.
Lũy kế 9 tháng, Sheraton Đà Nẵng đạt 63 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 79%, và lỗ 233 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 112 tỷ đồng. Theo đó lỗ luỹ kế tại ngày 30/9 lên đến 571 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của Công ty đạt 3.148 tỷ đồng, xấp xỉ đầu năm. Nợ vay chiếm 40% nguồn vốn, ở mức 1.252 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 317 tỷ đồng.
Cổ phiếu "neo" giá gần vùng đỉnh, thêm một lãnh đạo Dabaco (DBC) muốn giảm sở hữu Cùng với đà tăng mạnh của cổ phiếu trên thị trường, nhiều cổ đông lớn và lãnh đạo của Dabaco đã liên tục có động thái bán ra nhằm giảm sở hữu. Ảnh minh họa. Ông Lê Quốc Đoàn, thành viên HĐQT của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco - mã DBC) mới đây đã đăng ký bán ra 800.000 cổ phiếu....