Ông Trịnh Xuân Thanh không thể không xuất hiện nữa
“Ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?”. Câu hỏi này không chỉ nhằm xác định địa điểm chính xác mà ông Trịnh Xuân Thanh đang ở, mà còn là câu hỏi về quản lý, sự tuân thủ những quy định, chuẩn tắc chung của một cán bộ.
Đến ngày 3-9, ông Trịnh Xuân Thanh đã hết kỳ nghỉ phép để đi chữa bệnh. Lẽ thường sau ngày 3-9, ông Trịnh Xuân Thanh phải đến cơ quan làm việc. Dù việc bầu, phê chuẩn và bổ nhiệm ông vẫn đang còn nhiều điều phải làm rõ nhưng ông vẫn là công chức, là tỉnh ủy viên của Hậu Giang và phải tuân thủ những quy định của pháp luật về công chức cũng như những quy định của Đảng.
Tỉnh ủy Hậu Giang về lý cũng phải biết cán bộ như ông Trịnh Xuân Thanh vì sao không đi làm lại sau kỳ nghỉ phép. Nhưng trả lời báo chí, Hậu Giang vẫn chưa rõ ông Thanh đến giờ thế nào. Và dư luận đặt dấu hỏi rất lớn là “cuối cùng ông Thanh đang ở phương trời nào và đang như thế nào?”.
Ở góc độ quản lý trực tiếp nhân sự, một cơ quan quan trọng của Đảng như Tỉnh ủy Hậu Giang lại trả lời không biết đảng viên của mình hiện tình ra sao, vì sao không đến làm việc là điều rất khó thuyết phục dư luận.
Ở góc độ công chức, đảng viên, ông Trịnh Xuân Thanh bắt buộc phải hiểu rõ điều lệ Đảng và quy định của pháp luật. Cụ thể, khi ông đang bị xem xét xử lý kỷ luật thì việc xin ra khỏi Đảng của ông không thể như những trường hợp bình thường khác, theo quy định của Đảng. Và Luật Cán bộ, công chức cũng quy định rất rõ những điều cấm, trong đó có “trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao”.
Video đang HOT
Cho nên việc ông Trịnh Xuân Thanh không đến nhiệm sở làm việc sau kỳ nghỉ chữa bệnh đã đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý cán bộ, đảng viên cũng như cách ứng xử cần có đối với một nhân sự đã từng giữ chức vụ quan trọng trong Đảng, chính quyền.
Chiều 8-9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã đề nghị khai trừ Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Tỉnh ủy Hậu Giang cũng đã có công văn triệu tập ông Trịnh Xuân Thanh để xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến ông Thanh, trong đó có việc ông xin ra khỏi Đảng. Đến nước này thì ông Trịnh Xuân Thanh không thể không xuất hiện nữa!
CHÂN LUẬN
Theo PLO
Đề nghị khai trừ Đảng ông Trịnh Xuân Thanh
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh
Từ ngày 6/9 đến ngày 8/9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ VI. Ông Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung. Trong đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh
Ông Thanh sinh năm 1966, quê ở Đông Anh, Hà Nội. Ông có bằng Đại học Kiến trúc, Kỹ sư quy hoạch đô thị, cao cấp lý luận chính trị.
Từ 2007 đến 2013, ông Thanh lần lượt giữ các chức vụ Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch hội đồng quản trị PVC. Với tư cách là "thuyền trưởng", giai đoạn này, ông Trịnh Xuân Thanh đã lèo lái để "con tàu" PVC chìm trong thua lỗ.
Theo Báo Công an Nhân dân, báo cáo của Ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên, năm 2013 PVC thua lỗ hơn 2.200 tỷ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ - PVC lỗ hơn 3.262 tỷ đồng. Năm đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty con của PVC gặp nhiều khó khăn, một số đơn vị gần như không có việc làm.
Ông Trịnh Xuân Thanh.
Dưới thời điều hành của Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh, PVC sử dụng vốn điều lệ đầu tư góp vốn vào các công ty con và công ty liên kết. Tuy nhiên, các đơn vị này sản xuất kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến tình trạng thua lỗ. Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm bị ngừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc chưa triển khai khiến PVC thua lỗ hơn 1.848 tỷ đồng.
Năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số đơn vị thành viên, qua đó phát hiện PVC đã tham gia liên kết, liên doanh với nhiều doanh nghiệp bên ngoài gây thua lỗ và thất thoát vốn của nhà nước.
Tại nhiều công trình, dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVC tham gia với tư cách là Tổng thầu hoặc nhà thầu lớn, nhưng sau khi nhận công trình, PVC lại chỉ định cho các công ty con hoặc bán thầu cho doanh nghiệp bên ngoài thi công. Việc lãnh đạo PVC thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế đã để lại hậu quả lớn cho PVC cũng như ngân sách Nhà nước.
Theo các báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ và kiểm toán, trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013, PVC đã để xảy ra thua lỗ khoản tiền hơn 3.200 tỷ đồng. Dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo, nhiều cán bộ của PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự.
Mới đây, Thanh Niên đưa tin, sau một tháng xin nghỉ phép để trị bệnh, ngày 4/9, ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ gọi điện thoại cho một phóng viên ở Cần Thơ. Ngoài trình bày nhiều nội dung có tính chất "giải trình", ông Thanh nói đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến các cơ quan chức năng.
Cụ thể, ông Thanh khẳng định giữa tháng 7/2016, ông đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy xin ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đến ngày 29/8, ông cũng đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang xin ra khỏi Đảng.
Tuy nhiên trả lời Zing.vn hôm 7/9, ông Bùi Văn Sáu - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, đơn vị chưa nhận được thông tin về việc ông Trịnh Xuân Thanh - Tỉnh ủy viên, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh - xin ra khỏi Đảng. Ông Thanh đã hết hạn 1 tháng xin nghỉ phép nhưng cán bộ này vẫn chưa trở lại Hậu Giang.
Theo Zing News
Ông Trịnh Xuân Thanh giờ đang ở đâu? Ông Trịnh Xuân Thanh không có mặt tại Hậu Giang khoảng một tháng nay. Ngày 29- 8, một lãnh đạo của tỉnh Hậu Giang cho biết ông Trịnh Xuân Thanh- nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh này- đã không có mặt tại nơi làm việc khoảng một tháng nay. Lý do là vì ông Thanh xin phép đi trị bệnh. Trước đó vào...