Ông Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận hành vi phạm tội
Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố; đồng thời, bị cáo cho rằng bản thân phạm tội do là chủ quan, thiếu kiểm tra, đôn đốc.
Sáng 9/12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM); Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn – Sagri) và 17 đồng phạm, liên quan đến các sai phạm xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn – Sagri.
8h20, là người đầu tiên bị xét hỏi, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến cho rằng ông thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là do sự chủ quan, không thẩm tra hồ sơ khi cấp dưới trình lên, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc.
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến đến tòa sáng 9/12. Ảnh: Duy Hiệu.
Trả lời HĐXX, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến nói được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch UBND TP.HCM từ năm 2016. Bị cáo chưa bao giờ được phân công phụ trách Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn – Sagri.
Liên quan việc chuyển nhượng dự án khu nhà ở khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9 (nay là TP Thủ Đức); ông Tuyến cho biết dự án này được hình thành từ năm 2008.
Bị cáo biết hồ sơ chuyển nhượng dự án này ngày 9/11/2017, khi văn phòng UBND thành phố trình lên, hồ sơ có tờ trình của Sở Xây dựng TP.HCM.
“Bị cáo ký nhưng không báo với Thường trực UBND TP.HCM, lãnh đạo UBND TP.HCM, chỉ ký vì được phân công lĩnh vực này. Bị cáo ký nhưng không thẩm tra hồ sơ, ký vì hồ sơ trình đầy đủ thủ tục. Bị cáo có sự chủ quan trong việc ký quyết định trên. Trước khi ký quyết định, bị cáo không biết ai là người quản lý Sagri”, ông Trần Vĩnh Tuyến trình bày.
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận VKSND Tối cao đã truy tố hành vi phạm tội của bị cáo vì đã ký quyết định cho phép Sagri chuyển nhượng dự án cho Tổng công ty Phong Phú, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước là đúng.
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Ảnh: Duy Hiệu.
Với vai trò là Phó chủ tịch UBND TP.HCM, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến đã ký quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án phát triển khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, do Sagri làm chủ đầu tư cho Tổng công ty Phong Phú.
Quá trình điều tra, ông Tuyến thừa nhận việc cho phép chuyển nhượng dự án là sai nhưng đề nghị xem xét lại tội danh. Cựu Phó chủ tịch TP.HCM cho rằng nguyên nhân dẫn đến sai phạm xuất phát từ việc nể nang ông Lê Tấn Hùng là em của cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Cáo trạng cho rằng bản chất việc chuyển nhượng này là dự án kinh doanh bất động sản kèm theo quyền sử dụng đất. Ngoài ra, đây là hình thức chuyển nhượng phần vốn góp ra bên ngoài của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Do đó, việc ký chấp thuận cho Sagri chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú là chưa công khai, minh bạch.
Đây là cơ sở để ông Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn – Sagri) và đồng phạm làm thủ tục chuyển nhượng dự án trái quy định, gây thiệt hại 672 tỷ đồng của Nhà nước.
Xét xử sai phạm tại SAGRI: Ông Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận thiếu kiểm tra
Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận nhận trách nhiệm mình đã không có kiểm tra, đôn đốc, dẫn đến việc SAGRI thoái vốn không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm vấn đề này.
Sáng 9.12, TAND TP.HCM bước sang ngày thứ 2 xét xử sơ thẩm và đã thẩm vấn cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến trong vụ án "tham ô tài sản", "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí", "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "che giấu tội phạm" đối với 19 bị cáo liên quan đến sai phạm xảy ra tại Tổng giám đốc Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn - SAGRI (100% vốn nhà nước, do UBND TP.HCM là chủ sở hữu).
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến tại tòa. Ảnh NGỌC DƯƠNG
19 bị cáo bị đưa ra xét xử theo cáo buộc của Viện KSND tối cao do sai phạm trong chuyển nhượng dự án hơn 36.676 m2 tại KP.4, P.Phước Long B, Q.9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) giữa SAGRI và Tổng công ty Phong Phú, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 672 tỉ đồng.
Sáng nay (9.12), HĐXX thẩm vấn bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (56 tuổi, cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) và nhóm bị cáo là cán bộ, lãnh đạo tại UBND TP.HCM, Sở Xây dựng, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM...
Theo cáo trạng, với chức trách nhiệm vụ và vị trí của mình, biết việc SAGRI chuyển nhượng dự án cho Tổng công ty Phong Phú là trái quy định nhưng nhóm bị cáo này vẫn tham mưu, ký chấp thuận nên bị khởi tố, truy tố và xét xử.
Bên cạnh đó, việc các bị cáo tiến hành, cho phép chuyển nhượng dự án của SAGRI trái quy định, không yêu cầu định giá dự án để tiến hành đấu giá, là nguyên nhân chính gây hậu quả thiệt hại, thất thoát đặc biệt lớn cho nhà nước.
Bị cáo Lê Tấn Hùng mong HĐXX xem xét lại tội tham ô tài sản
Được tham mưu và ký
Tại tòa, khi được chủ tọa thẩm vấn, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận hành vi đã ký quyết định cho phép SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú theo như cáo trạng truy tố là đúng.
Ông Trần Vĩnh Tuyến khai thẩm quyền này, bị cáo theo UBND TP phân công cáo trong thời gian bị cáo kiêm nhiệm công việc đô thị. Chủ tịch UBND TP đã có văn bản gửi cho HĐXX, CQĐT.
Bị cáo biết hồ sơ này khi văn phòng UBND TP.HCM trình cho bị cáo ngày 9.11.2017. Trình ở đây, là tờ trình của văn phòng UBND TP.HCM kèm theo bộ hồ sơ có tờ trình của Sở Xây dựng TP.HCM và ý kiến của các sở ngành. Lúc đó bị cáo mới biết về dự án này.
Bị cáo Tuyến trình bày, do không theo dõi SAGRI và biết rằng thanh tra thành phố đang kết luận toàn bộ dự án này. "Bị cáo cũng có phê vào xem thanh tra thành phố kết luận dự án này có liên quan hay không. 5 ngày sau, UBND TP.HCM có kết luận dự án này đang được thanh tra toàn diện, không có nhận xét nào sai phạm trong vụ án này. Bị cáo mới phê vào là đồng ý đề xuất và giao văn phòng tiếp tục kiểm tra, sau đó bị cáo mới ký theo thẩm quyền phân công. Việc ký dự án này không trình lên UBND TP.HCM, vì đây là thủ tục thường xuyên chứ không phải là văn bản cá biệt riêng", ông Tuyến khai.
Ngoài ra, ông Trần Vĩnh Tuyến cũng trình bày đã kiểm tra ý kiến Bộ Tài chính TP.HCM vì dự án có liên quan đến nhà nước. Theo ý kiến của Bộ Tài chính TP.HCM đây là dự án chưa hoàn thành, là tài sản cố định nên áp dụng Luật kinh doanh bất động sản theo Điều 48, 49 là phù hợp pháp luật. Bị cáo nghĩ sau khi mình ký quyết định này thì SAGRI sẽ thực hiện thoái vốn.
Sau khi ký cho phép chuyển nhượng dự án, việc SAGRI không thoái vốn, thực hiện nghĩa vụ tài chính thì không được báo lại với bị cáo.
Đây là sai phạm mà bị cáo thừa nhận CQĐT bởi đã thiếu việc kiểm tra, đôn đốc, có sự chủ quan cho rằng mình không phụ trách SAGRI nên việc này theo điều khoản, SAGRI sẽ tự liên hệ sở, ngành để thoái vốn sau khi chuyển nhượng dự án.
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến cũng nhận trách nhiệm mình đã không có kiểm tra dẫn đến việc SAGRI thoái vốn không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm vấn đề này. Vì theo quy định, bị cáo phải phụ trách toàn diện công ty về sản xuất kinh doanh, dự án, hùn vốn của đơn vị đó.
Sai phạm tại SAGRI: Bị cáo Trần Trọng Tuấn trình bày 'có chứng cứ về mặt pháp lý' Liên quan vụ án sai phạm tại SAGRI, bị cáo Trần Trọng Tuấn trình bày có những chứng cứ về mặt pháp lý và căn cứ theo quy định pháp luật để chứng minh mình không vi phạm như cáo trạng truy tố. Chiều 8.12, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm 19 bị cáo có hành vi sai phạm tại Tổng...