Ông Nguyễn Đức Chung đủ sức khỏe hầu tòa ngày mai
Luật sư cho biết cựu Chủ tịch Hà Nội có bệnh trong người nhưng đủ sức khỏe để tham gia tranh tụng.
Ông Chung còn gửi đơn kiến nghị nhiều nội dung liên quan vụ án.
Ngày 10-12/12, TAND Hà Nội lên kế hoạch xét xử ông Nguyễn Đức Chung (54 tuổi, cựu Chủ tịch UBND Hà Nội) cùng 2 bị cáo khác liên quan vụ mua hóa chất Redoxy 3C trái quy định gây thiệt hại hơn 36 tỷ đồng.
Bị cáo Võ Tiến Hùng (cựu Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội) và Nguyễn Trường Giang (Giám đốc Công ty Arktic) hầu tòa với vai trò đồng phạm của ông Chung về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Chia sẻ với Zing, luật sư Nguyễn Văn Tú (bào chữa cho ông Chung) cho biết sức khỏe của cựu Chủ tịch Hà Nội “ổn định, bình thường”.
“Ông Chung vẫn có bệnh trong người nhưng đủ sức khỏe để tham gia tranh tụng ngày mai”, luật sư Tú nói.
Ông Nguyễn Đức Chung (trái), Nguyễn Trường Giang (giữa) và Võ Tiến Hùng.
Ngoài ra, người bào chữa cho biết từ nơi tạm giam, ông Nguyễn Đức Chung có đơn gửi Chánh án TAND Hà Nội để trình bày một số quan điểm liên quan vụ án.
Video đang HOT
Trong đơn, ông Chung nói bản thân không đồng tình với việc cơ quan tố tụng quy kết sai phạm từ vụ mua bán Redoxy 3C đã gây thiệt hại cho UBND Hà Nội hơn 36 tỷ đồng. Bị cáo phủ nhận cáo buộc “chỉ đạo ông Võ Tiến Hùng phải mua Redoxy 3C thông qua Công ty Arktic”.
Cựu Chủ tịch Hà Nội còn nêu nhiều quan điểm khác, trong đó có việc không đồng ý với nội dung cáo trạng quy kết bị cáo vi phạm Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng 2005 về việc “người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp”.
Ông Chung lý giải vợ ông là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa làm giám đốc công ty TNHH từ năm 1995 và kinh doanh hàng nghìn mặt hàng tiêu dùng. Ông không trực tiếp quản lý, cấp phép kinh doanh hóa chất này, không có quyền trực tiếp mua Redoxy 3C như cáo trạng nêu.
Cuối đơn, bị cáo kiến nghị cơ quan tố tụng trưng cầu giám định để xác định thiệt hại của vụ án, đánh giá hiệu quả hoặc tác hại của việc dùng Redoxy 3C…
Hà Nội sử dụng chế phẩm Redoxy 3C từ năm 2016. Ảnh: N.H.
Theo cáo trạng, tháng 8/2016, ông Chung ban hành thông báo số 308 để chỉ đạo đàm phán mua độc quyền Redoxy 3C từ Công ty Watch Water (ở Đức). Sau đó, ông Chung lại nói với Võ Tiến Hùng không mua hóa chất của hãng với giá 8,5 Euro/kg mà yêu cầu mua qua Công ty Arktic với giá 295.000-326.000 đồng/kg.
Thực hiện chỉ đạo, Võ Tiến Hùng nói với cấp dưới ký 15 hợp đồng mua Redoxy 3C với đối tác Arktic khi chưa được UBND thành phố phê duyệt.
Ông Nguyễn Trường Giang tiếp nhận chỉ đạo của ông Chung để hợp thức hóa việc phân phối độc quyền Redoxy 3C, cùng bà Hoa mua, bán phần vốn góp của Công ty Arktic lòng vòng, không rõ ràng để che giấu các sai phạm của Giang và ông Chung.
VKS nhận thấy quá trình điều tra, ông Chung không thừa nhận sai phạm. Song ông Chung có nhiều thành tích trong công tác, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nên đề nghị xem xét đánh giá trong quá trình xét xử.
Chất lượng gần 490 tấn Redoxy 3C Hà Nội mua về xử lý ao hồ ra sao?
Hà Nội đã bỏ ra số tiền hơn 167 tỷ đồng để mua 489.080 kg chế phẩm Redoxy 3C để làm sạch môi trường nước ở các ao hồ.
Bộ Công an cho biết, không xác định được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm này.
Như đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", xảy ra tại UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố về tội danh trên đối với 3 bị can, gồm: Nguyễn Đức Chung (54 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Nguyễn Trường Giang (37 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic (Công ty Arktic) và Võ Tiến Hùng (54 tuổi), Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội).
Theo kết luận điều tra, tháng 8/2016, bị can Nguyễn Đức Chung đã kết luận và ra văn bản 308 chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C trực tiếp từ hãng Watch Water GmbH (CHLB Đức) để làm sạch ao, hồ của TP Hà Nội. Tuy nhiên, ông Chung lại chỉ đạo miệng bị can Võ Tiến Hùng mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic, không mua trực tiếp từ hãng Watch Water GmbH như chỉ đạo bằng văn bản.
Theo đó, từ năm 2016 đến năm 2019, Công ty Thoát nước Hà Nội đã ký 15 hợp đồng kinh tế mua chế phẩm Redoxy 3C của Công ty Arktic với khối lượng là 489.080 kg, trị giá hơn 167 tỷ đồng (bao gồm hơn 15 tỷ đồng thuế GTGT). Trong đó, đã được UBND TP Hà Nội quyết toán kinh phí đặt hàng công tác xử lý, duy trì chất lượng nước các hồ trên địa bàn TP Hà Nội do Công ty Thoát nước Hà Nội thực hiện, với tổng khối lượng chế phẩm Redoxy 3C là 478.759 kg, trị giá hơn 163 tỷ đồng (gồm thuế GTGT); sử dụng 5.670 kg để xử lý, duy trì chất lượng nước các hồ ngoại thành, sử dụng 260 kg vào công việc khác và tồn kho tại Công ty Thoát nước Hà Nội.
Không xác định được hiệu quả của việc sử dụng mặt hàng hóa chất trong xử lý nước có tên Redoxy 3C để xử lý, duy trì chất lượng nước các hồ trên địa bàn TP Hà Nội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, việc mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic của Công ty Thoát nước Hà Nội được bị can Nguyễn Đức Chung ấn định từ trước, Công ty Arktic chỉ làm thủ tục nhập khẩu, sau đó bán lại cho Công ty Thoát nước Hà Nội để hưởng lợi nhuận.
Công ty Arktic không có năng lực về kinh nghiệm, chuyên môn, quy mô, tài chính, khi nhập khẩu chế phẩm Redoxy 3C chuyển cho Công ty Thoát nước Hà Nội thực hiện thử nghiệm. Sau khi nhập khẩu chế phẩm Redoxy 3C thì Công ty Arktic chuyển thẳng về để ở kho Công ty Thoát nước Hà Nội (mặc dù chưa ký hợp đồng mua bán nhưng do Công ty Arktic không có kho, bãi). Trong thương vụ mua bán này, cá nhân Võ Tiến Hùng phải sử dụng 4,6 tỷ đồng tiền của gia đình tạm ứng cho Nguyễn Trường Giang để Công ty Arktic thực hiện nhập khẩu chế phẩm Redoxy 3C theo yêu cầu của Nguyễn Đức Chung.
Về hậu quả của vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định thiệt hại của vụ án là số tiền chênh lệch của hãng Watch Water GmbH (8,5 Euro/kg) bán cho Công ty Arktic và giá Công ty Thoát nước mua của Công ty Arktic (từ 295.000 đến 326.000 đồng/kg) và đã trừ các chi phí hợp lý.
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định thiệt hại của vụ án là, Công ty Arktic nhập khẩu và bán chế phẩm Redoxy 3C cho Công ty Thoát nước Hà Nội thu được khoản lợi nhuận gộp là hơn 36 tỷ đồng.
Về thành phần hóa học, hiệu quả của chế phẩm Redoxy 3C, kết luận điều tra cho biết: "Kết quả trưng cầu giám định xác định chế phẩm Redoxy 3C có thành phần hóa học không chính xác như công bố, đăng ký với Cục Hóa chất (Bộ Công thương); không xác định được hiệu quả của việc sử dụng mặt hàng hóa chất trong xử lý nước có tên Redoxy 3C để xử lý, duy trì chất lượng nước các hồ trên địa bàn TP Hà Nội".
Cuối năm 2015, bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ của ông Nguyễn Đức Chung) thành lập Công ty Arktic, đã góp 5 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng lại đứng tên Đào Xuân Tấn và Nguyễn Đức Hạnh (con trai của bà Hoa và ông Chung).
Tháng 6/2016, bà Hoa làm giả hồ sơ chuyển nhượng cổ phần để thay đổi thành viên góp vốn từ Đào Xuân Tấn sang Nguyễn Trường Giang. Tháng 7/2016, bà Hoa tiếp tục làm giả hồ sơ, để thay đổi thành viên góp vốn từ Nguyễn Đức Hạnh sang Nguyễn Trường Giang (tổng cộng, Giang đứng tên sở hữu 60%).
Ngay sau khi Công ty Arktic thực hiện thủ tục nhập khẩu chế phẩm Redoxy 3C mẫu (ngày 19/7/2016), Nguyễn Đức Chung đề nghị Lê Hoàng Thanh (bạn của Chung) lấy tên vợ Thanh là bà Nguyễn Thị Bích Hằng để làm thủ tục chuyển nhượng 40% vốn điều lệ Công ty Arktic từ Nguyễn Đức Hạnh. Việc bà Hằng đứng tên sở hữu 40% vốn điều lệ Công ty Arktic là đứng tên sở hữu hộ gia đình ông Nguyễn Đức Chung.
Ông Nguyễn Đức Chung xin được nộp số tiền khắc phục hậu quả Khi CQĐT xác định rõ phần thiệt hại, ông Nguyễn Đức Chung chịu trách nhiệm và xin được liên hệ với gia đình thu xếp nộp số tiền này để khắc phục hậu quả. CQĐT Bộ Công an đề nghị truy tố các ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Trường Giang (cựu Giám đốc Công ty TNHH...