Ông Trần Quốc Vượng: Kiên quyết khắc phục bệnh lười học nghị quyết
Theo Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, quá trình tổ chức học tập, tuyên truyền nghị quyết phải coi trọng tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng; kiên quyết khắc phục bệnh lười học nghị quyết, học tập hình thức, đối phó.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (ảnh Đ.D).
Ngày 29.6, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII.Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến, từ điểm cầu chính tại Hà Nội và các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị.
Trước đó tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận và thông qua 3 nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Để việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết lần này đạt kết quả cao, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị các đại biểu nghiên cứu sâu nội dung nghị quyết và các bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7, để nhận thức đúng, đầy đủ tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của từng nghị quyết.
Thường trực Ban Bí thư cũng đề nghị các đại biểu đề cao tinh thần trách nhiệm, chú ý lắng nghe báo cáo viên trình bày để nắm vững nội dung cơ bản của các Nghị quyết, nhất là những vấn đề mới; kết hợp với nghiên cứu tài liệu, tăng cường trao đổi, thảo luận, liên hệ thực tiễn địa phương, đơn vị mình để nhận thức đầy đủ hơn nội dung các Nghị quyết.
“Quá trình tổ chức học tập, tuyên truyền nghị quyết phải coi trọng tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng; kiên quyết khắc phục bệnh lười học nghị quyết, học tập hình thức, đối phó; tiếp tục đổi mới việc học tập nghị quyết, trên cơ sở coi trọng cá nhân chủ động tự nghiên cứu nghị quyết, trao đổi, thảo luận”, ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Vẫn theo ông Trần Quốc Vượng, trong quá trình tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, cấp ủy các cấp cần quan tâm đánh giá, tổng hợp những đề xuất, kiến nghị, kể cả những ý kiến khác nhau trong nhận thức và tổ chức thực hiện nghị quyết, để có hình thức giải đáp kịp thời và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
“Kiên quyết đấu tranh với những ý kiến không mang tính xây dựng, những quan điểm sai trái, thù địch, cản trở việc nghiên cứu, học tập, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nghị quyết”, ông Vượng nói.
Theo chương trình, Hội nghị diễn ra trong 1 ngày, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương sẽ giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 26-NQ/TW “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.Ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 27-NQ/TW “về cải cách chính sách tiền lương đối vưới cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”.ÔngĐào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 28-NQ/TW “về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”.Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ phát biểu kết luận Hội nghị.
Theo Danviet
Tổng Bí thư: Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ
Hội nghị Trung ương 7 đã nhất trí cao việc ban hành Nghị quyết của Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và tầm nhìn trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ảnh Chinhphu).
Sáng (12.5) phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nghị quyết Trung ương lần này đã kế thừa, bổ sung và phát triển Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về Chiến lược cán bộ và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đó đến nay, với nhiều nội dung đổi mới quan trọng, có tính đột phá, khả thi và sát với tình hình thực tế
Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã chỉ rõ đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược mà chúng ta tập trung xây dựng trong thời gian tới, phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế số, kinh tế tri thức và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường.
Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đề ra, trước hết cần phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn nữa về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ - một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến con người, xây dựng con người, rất khó, phức tạp và hệ trọng.
Phải coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc thường xuyên của Đảng. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.
Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chuẩn hoá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, cơ chế và điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và bảo vệ cán bộ; phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trên cơ sở thống nhất về nhận thức, cần phải nghiêm túc, kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Hội nghị lần này đã đề ra.
Điểm nhấn của Nghị quyết lần này là Trung ương yêu cầu phải có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác; có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn có nhiều khó khăn, thách thức lớn của đội ngũ cán bộ và đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng trong công tác cán bộ; coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đấu tranh ngăn chặn sự tha hoá quyền lực trong bộ máy công quyền, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm.
Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền.
Kiên quyết huỷ bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Cụ thể hoá để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp.
Theo Tổng Bí thư, trong nửa cuối của nhiệm kỳ khoá XII, cố gắng phấn đấu hoàn thành một bước việc thể chế hoá, cụ thể hoá Nghị quyết thành các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ theo quy hoạch, phù hợp với tình hình thực tế; từng bước thực hiện việc bố trí bí thư cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; hoàn thành việc rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Đồng thời, làm tốt công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tập trung xây dựng Ban Chấp hành Trung ương theo hướng nâng cao chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Chủ động chuẩn bị nhân sự, xây dựng các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực sự tiêu biểu về trí tuệ và gương mẫu về đạo đức, lối sống. Xây dựng tiêu chuẩn và có kế hoạch, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách đối với các đồng chí Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng.
Theo Danviet
Ông Trần Cẩm Tú thay ông Trần Quốc Vượng làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Sáng nay (9.5), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII. Ông Trần...