Ông Trần Đình Long và gia đình sở hữu gần 3,5 tỷ USD cổ phiếu Hòa Phát
Với việc ông Trần Vũ Minh (con trai ông Long) mua xong 5 triệu cổ phiếu HPG, tổng tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Long tại Hòa Phát đã vượt 35% và có giá thị trường hơn 3,46 tỷ USD.
Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan người nội bộ doanh nghiệp là ông Trần Vũ Minh (con trai ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT).
Cụ thể, Hòa Phát cho biết ông Minh đã hoàn tất mua vào 5 triệu cổ phiếu HPG theo giao dịch thỏa thuận trong ngày 18/8. Đây là số lượng cổ phiếu mà con trai ông Trần Đình Long đăng ký mua vào trước đó từ cổ đông cá nhân Nguyễn Văn Kiểu.
Theo dữ liệu giao dịch trong ngày 18/8, cổ phiếu HPG ghi nhận 5,15 triệu đơn vị được giao dịch qua phương pháp thỏa thuận với giá trị 241,73 tỷ đồng. Ước tính, thiếu gia nhà ông Trần Đình Long đã chi khoảng 235 tỷ cho giao dịch trên, tương đương gần 47.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn thị giá của HPG giao dịch cùng ngày 7%.
Sau giao dịch trên, ông Minh hiện sở hữu 69,8 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 1,56% vốn nhà sản xuất thép này.
Đặc biệt, với việc thành viên trong gia đình mua vào thành công 5 triệu cổ phiếu HPG, hiện tổng tỷ lệ sở hữu của ông Long và các thành viên gia đình đã vượt mức 35% tại Hòa Phát.
Video đang HOT
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, một số nghị quyết như thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên… phải được thông qua bởi 65% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Như vậy, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nào sở hữu trên 35% vốn điều lệ sẽ có quyền phủ quyết với các nội dung trên.
Hiện tại, ông Trần Đình Long vẫn là cổ đông lớn nhất tại Hòa Phát với 1,166 tỷ cổ phiếu, tương đương 26,08% vốn điều lệ công ty.
Ngoài ra, bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Long) cũng đang nắm 328,1 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 7,34%.
Gia đình ông Long còn sở hữu 2,1 triệu cổ phiếu HPG, thông qua Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong, nơi ông Trần Vũ Minh là giám đốc.
Như vậy, tổng sở hữu của gia đình ông Long tại Hòa Phát hiện đã ở mức trên 1,566 tỷ cổ phiếu, tương đương 35,02% vốn doanh nghiệp.
Nếu tính theo giá thị trường hiện tại của cổ phiếu HPG (50.700 đồng/đơn vị), khối tài sản của gia đình ông Long nắm giữ quy đổi qua lượng cổ phiếu HPG hiện lên tới hơn 79.400 tỷ đồng, tương đương trên 3,46 tỷ USD quy đổi theo tỷ giá cùng ngày.
Theo thống kê của Tạp chí Forbes , ông Trần Đình Long cũng đang là người giàu thứ 3 tại Việt Nam và xếp thứ 1.444 thế giới với khối tài sản ròng 2,2 tỷ USD.
Hòa Phát chốt thời gian trả hơn 1.656 tỷ đồng cổ tức năm 2020 vào ngày 11/6
Ngoài phân phối lợi nhuận bằng tiền, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) cũng đồng thời tiến hành trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu cho các cổ đông.
Hòa Phát chốt thời gian trả hơn 1.656 tỷ đồng cổ tức năm 2020 vào ngày 11/6
Theo đó, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% cho các cổ đông (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Với hơn 3,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, số tiền mà Hòa Phát dự chi trong đợt phân phối lợi nhuận này là hơn 1.656 tỷ đồng.
Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2020 là 1/6/2021. Hòa Phát sẽ thanh toán cổ tức năm 2020 bằng tiền cho các cổ đông vào ngày 11/6 tới đây.
Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%, cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu được nhận 7 cổ phiếu mới. Với tỷ lệ trên, số cổ phiếu Hòa Phát sẽ phát hành để chia cổ tức là gần 1,16 tỷ đơn vị. Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của Hòa Phát dự kiến tăng từ 33.132 tỷ đồng lên 44.729 tỷ đồng.
Như vậy, tổng tỷ lệ phân phối lợi nhuận năm 2020 của Tập đoàn Hòa Phát là 40%.
Tính đến cuối năm 2020, số cổ phiếu HPG mà ông Trần Đình Long, chủ tịch HĐQT Hòa Phát nắm giữ là 864 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 26,08%. Ông Trần Vũ Minh, con trai ông Trần Đình Long, nắm giữ 48 triệu cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ 1,45%.
Với tổng tỷ lệ sở tại Hòa Phát là 34,97%, ông Trần Đình Long và người liên quan sẽ nhận về hơn 579 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt.
Được biết, HĐQT Hòa Phát trình ĐHCĐ thường niên năm 2021 phương án chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 35%, trong đó 5% bằng tiền mặt và 30%. Tuy nhiên, mức cổ tức được đại hội thông qua là 40%, trong đó tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu được nâng lên 35%.
Tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2021 cũng là 40%.
Năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất mục tiêu là 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế mục tiêu là 18.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 33,15% và 33,27% so với thực hiện năm 2020.
Chốt quý I, doanh thu thuần của Hòa Phát ghi nhận 31.177 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7.000 tỷ đồng, cao gấp 3 lần lợi nhuận trong quý I/2020.
Sau 3 tháng đầu năm, Hòa Phát đã hoàn thành gần 26% kế hoạch về doanh thu và gần 39% kế hoạch về lợi nhuận.
Cổ phiếu HPG mở cửa phiên 17/5 ở mức giá 61.400 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa trị trường ước tính hơn 200.000 tỷ đồng.
Quỹ ngoại vung tiền tỷ 'lướt sóng' cổ phiếu Hòa Phát Từ giữa tháng 12 đến nay, Dragon Capital liên tục mua bán cổ phiếu Hòa Phát với khối lượng hàng triệu đơn vị mỗi giao dịch. Nhóm quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital thông báo vừa mua vào 1,2 triệu cổ phiếu Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vào ngày 23/2. Tạm tính theo thị giá 43.300 đồng/cổ phiếu HPG chốt phiên 23/2,...