Ông Trầm Bê rời ghế thành viên HĐQT BCCI
HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bình Chánh (BCCI) vừa thông qua đơn từ nhiệm vị trí Hội đồng quản trị của ông Trầm Bê, có hiệu lực từ ngày 19/8/2016.
Đồng thời bổ nhiệm bà Ngô Thị Mai Chi (sinh năm 1978) giữ chức thành viên HĐQT. Việc bổ nhiệm thành viên HĐQT đối với bà Ngô Thị Mai Chi sẽ được thông qua tại Đại hội cổ đông gần nhất của BCCI.
Ông Trầm Bê là thành viên HĐQT của BCCI từ năm 1999.
HĐQT BCCI cũng thông qua chủ trương chuyển nhượng 20% vốn góp của BCCI tại Công ty TNHH Cao Ốc Xanh với giá trị chuyển nhượng dự kiến là 50 tỷ đồng.
Video đang HOT
Công ty TNHH Cao Ốc Xanh hoạt động đầu tư bất động sản với vốn điều lệ thực góp là 99,6 tỷ đồng, trong đó BCCI đóng góp 20% và Công ty cổ phần đầu tư khu đô thị mới sài gòn góp 80%.
Có thương hiệu lâu năm và lợi thế quỹ đất lớn, thế nhưng tình hình vài năm trở lại đây BCCI tăng trưởng khá chậm. Tháng 12/2015, BCCI chính thức trở thành công ty con của Nhà Khang Điền, Khang Điền năm giữ 57,13% vốn điều lệ của BCCI.
Theo DIỆU TRANG (CafeLand)
Theo_PLO
Cánh cửa lớn đã mở
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết. Sau khi Hiệp định được phê chuẩn và có hiệu lực, Việt Nam cùng 11 quốc gia thành viên sẽ hợp tác trong một khuôn khổ chặt chẽ nhưng rộng mở, các hoạt động giao thương - đầu tư đang hứa hẹn mang lại những kết quả tích cực...
Với Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc tham gia TPP. Vấn đề đặt ra là cần có sự chuẩn bị tích cực nhằm tận dụng tối đa cơ hội cũng như giảm thiểu, triệt tiêu những hạn chế, yếu kém, hướng tới mục tiêu thu được lợi ích tối đa cho nền kinh tế.
Ngành Dệt may được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Ảnh: Nhật Nam
Theo nhận định của Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng mạnh nhờ tác động của TPP. Hàng loạt hàng hóa, sản phẩm thế mạnh sẽ được "tiếp sức" bởi thuế suất 0%. Đây là "cú hích" tác động trực tiếp đến cộng đồng DN. Nhờ thuế suất ưu đãi đặc biệt như trên nên hàng hóa của ta sẽ có lợi thế về giá, cũng đồng nghĩa với việc tránh đuợc nguy cơ bị cạnh tranh từ các nước nằm ngoài khuôn khổ TPP. Một số ngành hàng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ là dệt may, da giày, điện thoại, đồ gỗ, thủy sản... Riêng đối với ngành dệt may, cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sẽ trực tiếp tạo ra khoảng 200.000 việc làm mới.
Ngoài ra, xét về cơ cấu hàng xuất khẩu thì phần lớn chủng loại hàng của Việt Nam và các nước thành viên TPP lại có tính chất riêng biệt, có thể bù đắp cho nhau. Đây cũng là một thực tế tự nhiên và "vô tình" tạo ra sự thuận lợi to lớn về cơ hội để DN Việt chủ động triển khai đầu tư phục vụ xuất khẩu.
Hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cũng được dự báo sẽ xuất hiện song hành với giao thương, vì các thành viên TPP sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế về giá nhân công, thuế suất thấp cũng như vị trí thuận tiện trong vận tải hàng xuất khẩu. Đặc biệt, DN Mỹ sẽ đầu tư với tốc độ rất nhanh để thiết lập chuỗi sản xuất - cung ứng tại Việt Nam và điều đó sẽ nhanh chóng cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng ĐTNN của họ; thậm chí, DN nước này đã nhiều lần công khai mục tiêu trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Làn sóng ĐTNN với quy mô lớn sẽ sớm xuất hiện nhờ những hiệu ứng tổng hợp và tích cực nói trên.
Trên thực tế, năm 2015, Việt Nam đã đạt kết quả thu hút vốn ĐTNN cao hơn nhiều năm trước và đó là một minh chứng cụ thể cho việc các DN quốc tế đang ngày một quan tâm, tin tưởng vào tương lai thị trường Việt Nam. Vấn đề còn lại chủ yếu phụ thuộc vào sự năng động, khả năng chuẩn bị và hành động của DN "nội". Ông Sỹ Danh Phúc, Giám đốc siêu thị Fivimart Trúc Khê cho biết, TPP sẽ tạo ra sức ép lớn và liên tục đối với các DN thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành bán lẻ. Hiện, một số DN nước ngoài như của Pháp, Mỹ đang tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam bên cạnh các đơn vị của Nhật Bản và Thái Lan đã có mặt từ thời gian trước. Vì vậy, mỗi đơn vị thương mại cần tập trung nghiên cứu, xác định rõ định hướng kinh doanh và chiến lược phát triển dài hạn; nhất là xác định và đầu tư bài bản vào phân khúc thị trường cụ thể, tránh manh mún. Trong khi đó, Tổng thư ký Hiệp hội các DN vừa và nhỏ TP Hà Nội Mạc Quốc Anh nhấn mạnh, các DN cần ý thức rằng, TPP là một minh chứng cho "thế giới phẳng" trong hoạt động kinh tế, có yêu cầu rất cao về sự minh bạch và chất lượng. Vì vậy, mỗi đơn vị cần xác định làm tốt công tác thị trường, mục tiêu và đối tác kinh doanh, không nên phân biệt giữa xuất khẩu hay giao thương nội địa..
Kazakhstan phê chuẩn FTA với Việt Nam Thượng viện Kazakhstan vừa phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) với Việt Nam. Các nước tham gia Hiệp định trên gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan và Việt Nam, ký FTA hồi tháng 5-2015, trước khi Quốc hội các nước phê chuẩn để hiệp định chính thức có hiệu lực. Dự kiến, sẽ có khoảng 90% mặt hàng được cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan theo lộ trình, trong đó 60% mặt hàng có thuế suất bằng 0% ngay khi FTA có hiệu lực. Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu sang Liên minh Á - Âu một số mặt hàng có thế mạnh, gồm thủy sản, dệt may, hàng tiêu dùng và có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm quan trọng như máy móc, thiết bị công nghiệp, sợi bông, bột mỳ, sản phẩm sữa... Liên minh kinh tế Á - Âu có 175 triệu dân, với tổng GDP 2.500 tỷ USD/năm. Anh Minh
Hồng Sơn
Theo_Hà Nội Mới
"Lộ diện" anh trai đại gia của diễn viên Lý Hùng Đại gia Lý Điền Sơn là anh diễn viên Lý Hùng. Ngoài Nhà Khang Điền, hiện, ông Sơn còn là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Lý Gia. Thâu tóm doanh nghiệp nhà đại gia Trầm Bê... Theo thông báo từ Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, Công ty cổ phần...