Ông Trầm Bê chỉ đạo cấp dưới làm sai
Cựu Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam – Trầm Bê thừa nhận tự quyết định, chỉ đạo cấp dưới cho vay trái luật gây thiệt hại hơn 500 tỷ đồng.
Ông Trầm Bê (61 tuổi) cùng 9 bị cáo nguyên là lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập vào Sacombank) vừa bị VKSND Tối cao truy tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Khoản 4 Điều 206 BLHS 2015, khung hình phạt 10-20 năm tù.
Hiện, ông Trầm Bê thi hành án 4 năm tù trong đại án Phạm Công Danh.
Ông Trầm Bê trong lần ra tòa năm 2018. Ảnh: Thành Nguyễn.
Trong vụ án này, ông Bê bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới phê duyệt cho Dương Thanh Cường (nguyên Tổng giám đốc Công ty CPXD TM Bình Phát) vay khi “không đủ điều kiện”, để ông này chiếm đoạt tiền của nhà băng.
Khai với cơ quan điều tra, ông Bê cho biết, năm 2008 người đàn ông tên Ánh dẫn Cường đến hội sở ngân hàng gặp ông, đề nghị vay tiền để thực hiện dự án trung tâm thương mại tại quận Tân Phú. Đến tháng 4/2008, Cường đề nghị được vay tiếp để thực hiện dự án cao ốc căn hộ và biệt thự vườn Thanh Phát với danh nghĩa Công ty Thanh Phát. Tài sản thế chấp là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – QSDĐ ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Thực tế tài sản này đã được Cường thế chấp cho Ngân hàng Nông nghiệp nông thôn chi nhánh 6.
Ông Bê đã ký duyệt cho công ty của Cường vay 3 lần. Do Cường không có khả năng tài chính nên các hợp đồng sau đều dùng để trả nợ cho hợp đồng trước. Đến năm 2010, Cường gán toàn bộ 23 bất động sản ở Bình Chánh cho Ngân hàng Phương Nam để thanh lý tổng cộng 331 tỷ đồng gốc và lãi các khoản nợ.
Theo ông Bê, khi tiếp nhận hồ sơ của Cường (do Nguyễn Thị Xuân Trang – Giám đốc, kiêm Hội đồng tín dụng Sở giao dịch trình lên) đã chuyển cho bộ phận định giá. Căn cứ vào kết quả này, thấy tài sản đủ đảm bảo cho khoản vay, nên ông đã ký duyệt dù 23 giấy chứng nhận QSDĐ vẫn là đất nông nghiệp, chưa công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam cũng cho rằng không biết các tài sản này đã được Cường thế chấp cho ngân hàng khác.
Video đang HOT
“Không ai chỉ đạo hay tác động tôi xét duyệt cho Công ty của Dương Thanh Cường vay vốn. Lúc đó tôi nghĩ đơn giản Cường có tài sản thì cho vay, ngân hàng không mất tiền, bảo toàn được vốn. Nhưng khi làm việc với cơ quan điều tra tôi nhận thấy việc ký duyệt là không đúng quy định”, ông Bê khai và khẳng định hoàn toàn không nhận khoản tiền hay quà từ Cường.
Ông Bê thừa nhận việc cho công ty của Cường vay không đúng quy định, chủ yếu do mình cùng Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam) và Nguyễn Thị Xuân Trang bàn bạc và quyết định dựa vào định giá tài sản. Các nhân viên khác chỉ làm theo quy trình và chỉ đạo. “Tuy nhiên, việc Cường chiếm đoạt tiền ngân hàng là khách quan, không lường trước được, đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét”, ông Bê ghi trong bút lục.
Dương Thanh Cường trong lần ra toà năm 2015. Ảnh: Hải Duyên.
Quá trình điều tra, Phan Duy Khang thừa nhận đã cùng với Trầm Bê ký duyệt cho công ty của Cường vay trái quy định. Là người chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định hồ sơ và làm thủ tục giải ngân, Giám đốc Sở giao dịch Nguyễn Thị Xuân Trang đang bỏ trốn, bị truy nã. Cơ quan điều tra tạm đình chỉ bị can khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Một loại bị can là cán bộ cấp dưới cũng thừa nhận sai phạm trong quy trình phê duyệt hồ sơ, song nguyên nhân là làm theo chỉ đạo của cấp trên.
Riêng Trầm Viết Trung (nguyên Ủy viên Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Phuơng Nam) kêu oan. Ông này cho rằng đã thực hiện đúng nhiệm vụ quyền hạn của mình. Với tư cách là thành viên Hội đồng tín dụng ký duyệt cho công ty của Cường vay hợp đồng đầu tiên, ông đã đưa ra ý kiến và 8 điều kiện chi tiết để đảm bảo thu hồi vốn và giao cho Sở giao dịch thực hiện.
Tuy nhiên, Sở giao dịch không làm đúng các yêu cầu của ông tại biên bản Hội đồng tín dụng. Hợp đồng này sau đó đã được tất toán trước thời hạn để ký lại hợp đồng thứ 2 với số tiền lớn hơn, mà không kèm theo các điều kiện quản lý rủi ro khi ông đã nghỉ việc.
Ông Trung khai, bản thân là người làm công ăn lương nhưng bất đồng quan điểm với lãnh đạo ngân hàng. Do chịu áp lực lớn từ ông Trầm Bê, để tránh mâu thuẫn với Hội đồng quản trị và không muốn tiếp tay cho việc cấp tín dụng không có kiểm soát, nên ông đã xin nghỉ việc sau 12 ngày ký duyệt biên bản Hội đồng tín dụng.
Tuy nhiên, VKS cho rằng ông Trung phải chịu trách nhiệm cùng Trầm Bê và các đồng phạm khác trong việc ký duyệt hợp đồng cho vay lần đầu để Cường chiếm đoạt 127 tỷ đồng.
Là người chủ mưu trong vụ án, hồi tháng 11/2015, Dương Thanh Cường bị TAND TP HCM tuyên phạt mức án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bồi thườngcho Agribank Chi nhánh 6 hơn 1.100 tỷ đồng. Lãnh đạo và cán bộ Agribank Chi nhánh 6 cùng các bị cáo khác trong vụ án nhận 8-25 năm tù.
Toà cũng hủy lệnh kê biên 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao cho Ngân hàng Phương Nam quản lý. Bởi ngân hàng này là đơn vị quản lý hợp pháp, Agribank chỉ nắm giữ bản sao. Việc để cho Cường mang những giấy tờ này sang Phương Nam tiếp tục thế chấp vay tiền là lỗi của Agribank.
Bản án được tòa phúc thẩm giữ nguyên. Tuy nhiên, TAND Tối cao sau đó kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm về phần dân sự – tức xem xét lại quyết định trả cho Phương Nam 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 3/5/2019, TAND TP HCM xử sơ thẩm lần 2, tiếp tục kê biên các tài sản này để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án cho Agribank. Quyền lợi của Ngân hàng Phương Nam sẽ được xem xét khi Trầm Bê và các thuộc cấp bị đưa ra xét xử
Hải Duyên
Truy tố ông Trầm Bê với khung hình phạt 12-20 năm tù
Bị cáo buộc cho vay hàng trăm tỷ đồng trái luật, ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam, bị truy tố với khung hình phạt 12-20 năm tù.
Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Trầm Bê (61 tuổi), Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam) cùng 9 người khác về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Khoản 4 Điều 206 BLHS 2015.
Liên quan đến vụ án, Dương Thanh Cường (nguyên Tổng giám đốc Công ty CPXD TM Bình Phát) bị xét xử nhiều năm trước về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, năm 2007, Dương Thanh Cường có ý định thực hiện dự án cao ốc căn hộ và biệt thự vườn Thanh Phát nên lấy danh nghĩa Công ty Thanh Phát mua 10,5 ha đất (gồm 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - QSDĐ) của các hộ dân ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Để có tiền thực hiện dự án, Cường thế chấp khu đất này cho Agribank Chi nhánh 6 để vay 628 tỷ đồng.
Ông Trầm Bê ra tòa năm 2019 trong đại án Phạm Công Danh.
Đến tháng 4/2008, Cường mang bản photo khu đất này đến gặp Trầm Bê đề nghị vay tiền. Ông Bê đồng ý với điều kiện có đủ hồ sơ, tài sản thế chấp. Lấy lý do chưa làm thủ tục sang tên khu đất cho công ty của mình nên Cường làm đơn gửi Agribank xin mượn lại. Ông ta sau đó mang đến Ngân hàng Phương Nam làm thủ tục vay.
Sau khi được cán bộ Sở giao địch Ngân hàng Phương Nam thẩm định, Hội đồng tín dụng gồm Phan Huy Khang (Chủ tịch), Phan Thị Hồng Vân và Trầm Viết Trung (ủy viên) đã ký duyệt cho công ty của Cường vay 190 tỷ nhưng chỉ giải ngân 130 tỷ. Khi toàn bộ tài sản thế chấp hoàn tất thủ tục công chứng sang tên Công ty Thanh Phát mới giải ngân số còn lại.
Cùng ngày (12/4/2008), ông Trầm Bê ký duyệt, giao Sở giao dịch giải ngân 130 tỷ đồng trước khi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. "Bị can đã phê duyệt cho vay không điều kiện và không theo đề nghị của Hội đồng tín dụng", VKS xác định.
Đến tháng 5/2008, Cường tiếp tục đến gặp Trầm Bê xin vay thêm 130 tỷ đồng và 5.000 lượng vàng. Sau khi được Hội đồng tín dụng duyệt, Ngân hàng Phương Nam giải ngân cho Cường hơn 57 tỷ đồng và 9.000 lượng vàng (tương đương 221 tỷ đồng) trong thời hạn một năm. Cường dùng hơn 131 tỷ đồng để tất toán khoản vay trước và 32 tỷ tiền lãi, còn lại hơn 57 tỷ sử dụng cá nhân.
Đến hạn, Cường không có tiền trả nợ khoản vay lần 2 nên Cường đề nghị Trầm Bê cho vay tiếp để đảo nợ. Ông Bê chỉ đạo cấp dưới duyệt giải ngân cho công ty của Cường vay 80 tỷ đồng và 9.000 lượng vàng.
Đến đầu năm 2010, Cường gán toàn bộ 23 bất động sản ở Bình Chánh cho Ngân hàng Phương Nam để thanh lý tổng cộng 331 tỷ đồng gốc và lãi các khoản nợ.
Quá trình điều tra, Trầm Viết Trung cho biết, 12 ngày sau khi ký biên bản Hội đồng tín dụng và đề nghị Sở giao dịch thực hiện mọi biện pháp nghiệp vụ tránh rủi ro thì ông nghỉ việc, không thể theo dõi diễn biến khoản vay của Cường. Ông hoàn toàn không biết Cường lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng Phương Nam vì chưa tiếp xúc với người này. Ông làm công ăn lương và chịu áp lực lớn từ Trầm Bê, hoàn toàn không có động cơ cá nhân vụ lợi.
Bộ Công an nhiều lần hoàn tất kết luận điều tra, không xử lý hình sự đối với ông Trung với lý do "khoản vay của Cường do ông này ký đã được tất toán, không có cơ sở xác định thiệt hại". Tuy nhiên, VKSND Tối cao hoàn trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung xem xét trách nhiệm của ông này. Đến tháng 2 năm nay, cơ quan điều tra khởi tố bổ sung bị can Trung.
Theo VKS, hành vi của Trầm Bê, Trầm Viết Trung và các đồng phạm ký duyệt hồ sơ giải ngân cho công ty của Cường vay trước khi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, trong khi hồ sơ của doanh nghiệp không đủ điều kiện đã vi phạm quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, gây thiệt hại cho Ngân hàng Phương Nam 331 tỷ đồng. Trong đó, Trầm Viết Trung phải chịu trách nhiệm về hợp đồng cho vay lần đầu gây thiệt hại 127 tỷ đồng.
Đề nghị truy tố ông Trầm Bê cùng loạt cán bộ ngân hàng Đây là vụ án thứ hai ông Trầm Bê "dính án". Trước đó, tại đại án VNCB, TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm, phạt ông Trầm Bê 4 năm tù và bị cáo này đã chấp nhận thi hành án. Ngày 13/3, nguồn tin riêng của Tiền Phong xác nhận , Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều...