Ông Tây ‘giải cứu’ kẹt xe ở Sài Gòn
Người đàn ông ngoại quốc mướt mồ hôi giữa dòng xe đông nghìn nghịt ở cửa ngõ TP HCM để phân luồng giao thông cùng các bảo vệ khu phố.
Nam thanh niên mặc áo khoác đen luồn lách, định tranh đường với dòng ôtô chạy vào khu dân cư tại nút giao Võ Trường Toản – Xa lộ Hà Nội (quận 2) thì bị người đàn ông ngoại quốc chặn lại. Gương anh này thoáng vẻ ngạc nhiên nhưng sau đó thực hiện theo yêu cầu của ông Tây. Nhiều người đi đường cũng nối đuôi nhau chạy xe theo sự chỉ dẫn của ông và nhóm bảo vệ dân phố.
Ngày nào cũng đi làm qua giao lộ này, chị Nguyên Thy (ngụ quận 9) cho biết, người đàn ông nước ngoài tham gia phân luồng giao thông nhiều hôm nay. “Lúc đầu thấy ổng vung tay búa xua nhiều người nhìn ổng như người ngoài hành tinh. Giờ tôi quen rồi, thấy ổng và các bảo vệ dân phố giúp xe cộ qua lại thuận tiện rất nhiều trong giờ cao điểm như vầy”, chị nói.
Ông Philip Rogers cùng bảo vệ dân phố điều tiết giao thông ở cửa ngõ Sài Gòn. Ảnh: Sơn Hòa
Ông Philip Rogers (quốc tịch Australia) là hiệu trưởng ngôi trường quốc tế gần đó. Hơn 2 tháng nay, mỗi sáng ông đeo kính đen, khoác áo phản quang đứng phân luồng giao thông với lực lượng địa phương. Công việc của ông bắt đầu từ 7h30 đến 8h30, từ thứ 2 đến thứ 6.
Nhìn ông Tây ăn mặc sang trọng, mướt mồ hôi hò hét, chỉ dẫn giao thông, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên lẫn thích thú.
“Trường tôi có khá nhiều xe đưa rước học sinh vào sáng sớm, cũng góp phần kẹt xe. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm với tình hình giao thông khu vực này. Cùng mọi người điều tiết xe cộ mỗi sáng như thế này là điều tôi nên làm”, ông Philip chia sẻ.
Ông Tây ra hiệu người đi xe máy dừng lại trên Xa lộ Hà Nội để nhường dòng xe đổ vào đường Võ Trường Toản. Ảnh: Sơn Hòa
Theo ông, Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng xe tăng lên hàng ngày là điều dễ hiểu. Tại khu vực này, các phương tiện dừng đưa đón khách hoặc đỗ xe để học sinh vào trường cũng gây cảnh ùn tắc.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng chính quyền nên khuyến khích người dân đi phương tiện công cộng, song cần phải nâng cấp nó. Tôi từng lên nhiều xe buýt nhưng chúng cũ quá, ghế bị rách, khi đi xe bị giật giật sợ lắm. Nhiều xe đi ngoài đường phun khói đen khắp nơi chứng tỏ chất lượng rất kém”, ông Philip nói.
Thầy giáo người Australia kiến nghị thành phố nên mở các tuyến đường tránh để hạn chế xe dồn vào một chỗ. Ý thức tham gia giao thông của người dân cũng phải cao hơn vì nhiều người thích chạy thế nào thì chạy, không theo luật. Việc này xảy ra không chỉ ở xe máy mà cả xe hơi.
“Việc chạy ẩu không những gây tai nạn cho mình mà cả người khác nữa. Tôi đứng phân luồng từng gặp rất nhiều tình huống chạy xe tùy tiện, nguy hiểm lắm. Nhiều khi tôi chặn lại họ không chịu cứ phóng ầm ầm”, ông Philip kể.
Người đàn ông ngoại quốc đôi khi bất lực khi nhiều phương tiện vượt ẩu. Ảnh: A.X
Người bảo vệ dân phố lớn tuổi cho hay, ông Philip và một người bạn ngoại quốc thường ra giúp họ điều tiết giao thông mỗi ngày. Do lượng ôtô từ Võ Trường Toản ngoặt ra Xa lộ Hà Nội khá nhiều, xảy ra xung đột với dòng xe từ Thủ Đức đổ về trung tâm nên giờ cao điểm lại xảy ra cảnh hỗn loạn, giao thông ùn ứ.
“Chúng tôi và ông Philip chia nhau chặn một phần Xa lộ Hà Nội mỗi khi có xe từ Võ Trường Toản ra. Khoảng một phút sau chúng tôi lại chặn hướng Võ Trường Toản để xe bên này đi. Làm như thế xe được giải phóng nhanh, không có tình trạng giành đường gây hỗn loạn rồi kẹt như trước”, người bảo vệ dân phố nói.
“Nhiều hôm đông xe quá ai cũng mệt. Nhìn ông Philip vã mồ hôi, phùng má trước nhiều người vượt ẩu, giành đường… trông tội tội”, ông nói thêm.
Duy Trần
Theo VNE
Người Sài Gòn "mở đường" ở khu vực sình lầy để thoát kẹt xe
Cả ngàn người dân phải "mở đường" chạy dọc bờ kênh để thoát cảnh kẹt xe trong ngày tan tầm đầu tuần, nhiều người phải đậu xe trên vỉa hè hàng giờ đồng hồ chờ hết kẹt xe.
Chiều 10.10, giao thông ùn tắc dữ dội tại giao lộ CN1-M1 trong KCN Tân Bì
Chiều 10.10, giao thông ùn tắc dữ dội tại giao lộ CN1-M1 trong KCN Tân Bình (thuộc quận Tân Phú, TP.HCM) khiến hàng ngàn người mệt rã rời trở về nhà trong ngày làm việc đầu tuần do kẹt xe. Nguyên nhân dẫn đến kẹt xe do lưu lượng phương tiện đổ về đây quá đông và người tham gia giao thông không ai chịu nhường đường ai.
Khoảng 17h20, tình hình giao thông qua đây ùn tắc dữ dội hơn do đúng giờ tan tầm. Tất cả phương tiện "chôn chân" tại giao lộ, một số người vì quá mệt mỏi đã gục ngủ ngay trên xe máy. Nhiều tài xế ô tô thiếu kiên nhẫn với cảnh kẹt xe phía trước đã cho xe chạy ngược qua làn đường ngược lại, các phương tiện đối đầu không thể di chuyển được.
Trong khi đó, khi có khoảng trống ở giao lộ, mọi người đều cố nhích phương tiện tới, không ai nhường ai khiến giao thông càng thêm bế tắc.
Cả ngàn người đã "mở đường" chạy vào khu vực sinh lầy ven bờ kênh với đường CN1 để thoát kẹt xe. Dòng phương tiện nối thành hàng dài chạy trên "con đường mới".
"Không ai chịu nhường ai đi. Một số người còn xảy ra cãi nhau khi va chạm xe. Bị mắc kẹt ở đây hơn 2h mệt rã rời cả người. Sáng đầu tuần đi làm cũng bị kẹt xe, giờ về cũng bị kẹt. May mắn, tối nay không có ngập nước", anh Phan Văn Luân nói.
Đến gần 19h, lực lượng dân phòng được tăng cường điều tiết giao thông qua khu vực, tình hình giao thong dần ổn định nhưng vẫn còn ùn tắc kéo dài.
Đến 20h, vẫn còn rất nhiều người đứng dọc hai bên đường chờ giao thông hết ùn tắc hẳn mới dám về nhà
Không ai chịu nhường đường ai qua giao lộ khiến giao thông càng thêm hỗn loạn
"Giải pháp" chống kẹt xe của người Sài Gòn
Giao lộ này không có đèn tín hiệu cũng là một trong những nguyên nhân gây kẹt xe
Người dân "mở đường" để thoát kẹt xe
Và khiêng xe đạp trên vai
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Người và phương tiện "bó chân" trên đường phố Sài Gòn Cả ngàn người phải đội mưa, "chôn chân" hàng giờ trên đường trong ngày làm việc đầu tuần do kẹt xe dữ dội. Giao thông bị ùn tắc nghiêm trọng trong ngày làm việc đầu tuần Sáng 10/10, cơn mưa rải rác đổ xuống khắp địa bàn TP.HCM khiến nhiều tuyến đường bị ùn tắc nghiêm trọng. Từ 5 giờ sáng, dòng phương...