Ông Tập ngầm chỉ trích Mỹ bá quyền
Ông Tập Cận Bình ngầm chỉ trích Mỹ khi kêu gọi “lãnh đạo các nước xung quanh” không can thiệp công việc nội bộ của nước khác và phản đối bá quyền.
“Vấn đề hội nhập nên được tiến hành bằng cách đàm phán và thảo luận. Vận mệnh tương lai của thế giới nên do tất cả các quốc gia cùng quyết định”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay phát biểu khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ở tỉnh đảo Hải Nam qua video.
“Một hoặc một số quốc gia không nên áp đặt quy tắc của họ lên những nước khác, và thế giới không nên bị dẫn dắt bởi chủ nghĩa đơn phương của vài quốc gia”, ông Tập nói thêm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu khai mạc qua liên kết video tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ở tỉnh Hải Nam hôm nay. Ảnh: Xinhua .
Video đang HOT
Trong bài phát biểu ngầm chỉ trích nỗ lực của Mỹ giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng Trung Quốc và hạn chế xuất khẩu hàng hóa, như chip máy tính tiên tiến, ông Tập nói rằng “bất cứ nỗ lực nào nhằm xây dựng rào cản và chia tách đều đi ngược nguyên tắc kinh tế, thị trường, sẽ chỉ gây hại cho các nước khác và không mang lại lợi ích gì cho chính mình”.
“Những gì chúng ta cần trong thế giới ngày nay là công lý, không phải bá quyền”, ông Tập cho hay, thêm rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ tham gia chạy đua vũ trang. “Lãnh đạo các nước xung quanh hay can thiệp và vấn đề nội bộ của nước khác sẽ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào”.
Chủ tịch Trung Quốc cũng nhấn mạnh phản đối Chiến tranh Lạnh mới và đối đầu ý thức hệ dưới mọi hình thức. “Đại dịch Covid-19 đã làm mọi người trên thế giới thấy rõ hơn rằng chúng ta phải loại bỏ Chiến tranh Lạnh và tâm lý một mất một còn, đồng thời phản đối Chiến tranh Lạnh mới và đối đầu ý thức hệ dưới mọi hình thức”, ông Tập nói.
Sau khi BFA bị hủy năm ngoái do đại dịch, Trung Quốc đang báo hiệu mở cửa trở lại cho hoạt động kinh doanh bằng việc tổ chức hội nghị thường niên, vốn được coi là phiên bản châu Á của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos. Ngoài 2.000 quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp tham dự trực tiếp, các lãnh đạo toàn cầu và những người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Liên Hợp Quốc cũng dự lễ khai mạc qua liên kết video.
Trung Quốc đang nỗ lực phối hợp để cải thiện mối quan hệ với các doanh nghiệp Mỹ. Một loạt giám đốc điều hành người Mỹ sẽ tham dự hội nghị, gồm Tim Cook của Apple, Elon Musk của Tesla, Stephen Schwarzman của Blackstone Group và Ray Dalio của Bridgewater Associates.
Một vấn đề trọng tâm khác của hội nghị sẽ là liệu Mỹ và Trung Quốc có đặt mục tiêu mới nào về khí hậu theo cam kết của hai nước sau chuyến thăm của đặc phái viên Mỹ John Kerry đến Thượng Hải tuần trước.
Các chuyên gia cho biết Trung Quốc có thể công bố các mục tiêu mới nhằm giảm phát thải khí nhà kính, như một phản ứng trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu mà Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chủ trì với sự tham dự của 40 lãnh đạo thế giới cuối tuần này.
Mỹ - Hàn Quốc bất đồng trong vấn đề xả thải của Nhật Bản
Hàn Quốc đã bày tỏ quan ngại về việc Nhật Bản xả nước thải sau xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, tuy nhiên, đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Mỹ John Kerry lại bày tỏ sự tin tưởng vào tính minh bạch của kế hoạch này.
Ông Kerry đã đến Seoul vào hôm 18-4 nhằm thảo luận về các nỗ lực quốc tế để chống sự nóng lên toàn cầu.
Trong bữa tối làm việc với đặc phái viên Mỹ, Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong đã bày tỏ mối quan ngại của nước này trước quyết định xả thải của Nhật Bản, đồng thời đề nghị phía Mỹ hợp tác để Nhật Bản nhanh chóng cung cấp thông tin một cách minh bạch về kế hoạch này.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo vào hôm 19-4, ông Kerry khẳng định, Nhật Bản đã đưa ra quyết định một cách minh bạch và bày tỏ sự tin tưởng, nước này sẽ tiếp tục tuân thủ các quy định quốc tế.
Mỹ tin tưởng Nhật Bản xả thải hợp lý và minh bạch
Mỹ cho rằng, chính phủ Nhật Bản đã tham vấn rất kỹ lưỡng với Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về kế hoạch của mình. Ông Kerry nhấn mạnh, Mỹ sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch xả thải của Nhật Bản nhằm đảm bảo không có bất kỳ mối đe dọa nào với môi trường.
Trong cuộc họp bàn, Ngoại trưởng Chung và ông Kerry cũng đã đồng ý về việc tăng cường hợp tác để đạt được mức khí thải carbon trung bình vào năm 2050, đây là điều đã được hứa hẹn bởi Hàn Quốc, châu Âu và nhiều quốc gia khác.
Mỹ được cho là sẽ công bố kế hoạch về mục tiêu khí thải cho tới năm 2030 trong một vài ngày tới.
Mỹ - Trung cam kết hợp tác chống biến đổi khí hậu Washington và Bắc Kinh cam kết phối hợp trong nhiều cơ chế đa phương sau chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của quan chức chính quyền Biden. "Mỹ và Trung Quốc cam kết hợp tác với nhau và những nước khác nhằm đối phó khủng hoảng khí hậu, vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc và gấp rút", đặc phái viên của...