Ông Tập kêu gọi Nhật học quá khứ để ‘có tương lai tốt hơn’
Chủ tịch Trung Quốc mong muốn Nhật Bản bỏ qua những vướng mắc trong quá khứ để cải thiện quan hệ hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 8/7 có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. Ông Tập nêu rõ Trung Quốc không có ý định thỏa hiệp về vấn đề Đài Loan, đồng thời kêu gọi Nhật Bản dẹp bỏ “những vướng mắc” trong quan hệ Trung – Nhật, Reuters đưa tin.
Chủ tịch Trung Quốc khẳng định với Thủ tướng Nhật rằng hai nước là láng giềng gần gũi, việc phát triển quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia có vai trò quan trọng với phần còn lại của thế giới. Ông Tập kêu gọi Nhật Bản học hỏi từ lịch sử để có “tương lai tốt hơn” trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Quan hệ Trung – Nhật gặp nhiều trở ngại suốt hàng chục năm qua, bắt nguồn từ hoạt động quân sự của đế quốc Nhật tại Trung Quốc thời kỳ Thế chiến II. Vấn đề Đài Loan và tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư cũng là những vấn đề gai góc trong quan hệ song phương.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định không thể thỏa hiệp trước các vấn đề liên quan tới lịch sử và Đài Loan, đồng thời yêu cầu Nhật Bản tôn trọng đối với các mặt này. Trung Quốc từng lên tiếng phản đối khi một bộ trưởng Nhật Bản tới thăm Đài Loan hồi tháng 3.
Tử quỳnh
Video đang HOT
Theo VNE
Thủ tướng đưa thông điệp mạnh mẽ về biến đổi khí hậu tại G20
Trong phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 ngày 7/7, tại thành phố Hamburg, Đức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu với tư cách là diễn giả chính. Thủ tướng đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu.
"Định hình một thế giới kết nối"
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Angela Merkel - Chủ tịch Nhóm G20 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 với tư cách là Chủ nhà APEC 2017.
Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới có những biến chuyển sâu sắc. Đây là hội nghị quan trọng nhất của G20 trong năm 2017, thu hút sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên G20, các nước khách mời.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, tại Hamburg, Đức (ảnh: TTXVN)
Với chủ đề "Định hình một thế giới kết nối", Hội nghị Thượng đỉnh G20 (Hội nghị quốc tế cấp cao của 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi trên thế giới) đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của kinh tế toàn cầu như tăng trưởng, thương mại, đầu tư, tài chính quốc tế, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, năng lượng, hỗ trợ châu Phi, di cư, y tế, việc làm, số hóa và phụ nữ...
Tại các phiên thảo luận trong ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh G20, ngày 7/7, Hội nghị đánh giá phục hồi kinh tế thế giới đang tiến triển tích cực hơn, song tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn kỳ vọng; khẳng định cam kết tăng cường hợp tác, sử dụng đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ, cải cách cơ cấu, chống chủ nghĩa bảo hộ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng và bao trùm.
Hội nghị kêu gọi tăng cường hợp tác triển khai Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững; cam kết lồng ghép việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 trong các hoạt động của G20; cam kết giảm khí thải thông qua tăng cường nghiên cứu, phát triển năng lượng sạch, sử dụng hiệu quả năng lượng...
Các nước G20 thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong ngày họp đầu tiên (ảnh: VGP)
Hội nghị đã ghi nhận việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; nhấn mạnh các nước thành viên khác trong G20 tiếp tục thực hiện các cam kết theo Thỏa thuận Paris, trong đó có cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển giảm nhẹ tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam chịu tác động nặng nề nhất về biến đổi khí hậu
Được mời phát biểu với tư cách là diễn giả chính tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu.
"Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực của việc khai thác và sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành sớm 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG-2030) của Liên hợp quốc, trong đó ưu tiên cho các vấn đề giảm nghèo, bất bình đẳng, giáo dục, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu; đã và đang lồng ghép các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển, thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào 2030 và có thể giảm tới 25% nếu nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của quốc tế...
Với tư cách là diễn giả chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng về biến đổi khí hậu tại Hội nghị Thượng đỉnh G20
Với vai trò Chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã thúc đẩy những chủ đề ưu tiên trong Nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng; đang phối hợp với các thành viên APEC thúc đẩy trao đổi sâu rộng về phát triển bao trùm cả về kinh tế, xã hội và tài chính.
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam hoan nghênh G20 đã nhất trí cam kết nỗ lực bảo đảm việc quản lý, sử dụng hiệu quả và trách nhiệm tài nguyên nước; đề nghị G20 và cộng đồng quốc tế nâng cao trách nhiệm, ý thức tự cường, nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế và phối hợp hành động hiệu quả, tăng cường hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cuộc hội đàm lịch sử của Tổng thống Trump và Putin qua ảnh Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ. Cuộc hội đàm được mô tả là "tích cực và mang tính xây dựng". Cuộc họp của ông Trump và ông Putin diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh...