Ông Tập kêu gọi các nước hợp tác công nghệ
Ông Tập kêu gọi các nước tăng cường hợp tác khoa học công nghệ để giải quyết thách thức toàn cầu, giữa lúc quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng.
“Tất cả quốc gia trên thế giới cần cởi mở và hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, cùng nhau tìm ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video hôm 24/9 tại Diễn đàn Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, sự kiện nhằm thúc đẩy trao đổi công nghệ.
Ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ có “thái độ cởi mở hơn” và tham gia “mạng lưới đổi mới toàn cầu”, đồng thời sẽ khuyến khích Trung Quan Thôn, khu vực phía tây bắc thủ đô được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, phát triển thành “khu công nghệ hàng đầu thế giới”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Bắc Kinh qua video trong cuộc họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/9. Ảnh: Xinhua .
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã khai mạc Diễn đàn Trung Quan Thôn kéo dài 5 ngày, với chủ đề năm nay là “Trí tuệ, Sức khỏe và Trung hòa Carbon”. Trung Quan Thôn, nơi tọa lạc các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và những hãng công nghệ cao hàng đầu Trung Quốc, là cái nôi của nhiều gã khổng lồ công nghệ như sàn thương mại điện tử JD.com và ByteDance, chủ sở hữu TikTok.
Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc đổi mới của thế giới vào năm 2035. Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, một trong các đơn vị tổ chức, tuần trước tuyên bố sẽ mở rộng “liên minh thương mại công nghệ quốc tế”, tăng từ 103 lên 150 tổ chức thành viên trong năm nay, đồng thời “xây dựng cơ chế hiệu quả để trao đổi thông tin và tập hợp nguồn lực tốt hơn”.
Đây là lần thứ hai ông Tập truyền thông điệp tại diễn đàn ra mắt hồi năm 2007 này, giữa lúc công nghệ trở thành một trong hàng loạt vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai bên ngày càng xung đột về những lĩnh vực như mạng 5G hay chip smartphone cao cấp, cùng việc các tổ chức và doanh nghiệp Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ sở hữu trí tuệ. Nhiều hãng công nghệ Trung Quốc, như tập đoàn Huawei, có nguy cơ mất thị trường ở nước ngoài do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Video đang HOT
Cameron Johnson, chuyên gia tại Đại học New York của Mỹ, đánh giá không có dấu hiệu hạ nhiệt nào giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề công nghệ. “Tôi dự đoán căng thẳng sẽ kéo dài nhiều năm khi Mỹ và Trung Quốc tiếp tục không tin tưởng nhau, và chừng nào sự trỗi dậy của Trung Quốc còn bị coi là mối đe dọa với Mỹ và đồng minh”, Johnson nhận xét.
Loạt lãnh đạo công nghệ Trung Quốc lui vào hậu trường
Nhà sáng lập Bytedance Trương Nhất Minh là lãnh đạo tiếp theo lui vào hậu trường trong bối cảnh Trung Quốc siết quản lý các tập đoàn công nghệ lớn của nước này.
Trong tuyên bố từ chức ngày 20/5, Trương thừa nhận gặp nhiều hạn chế ở cương vị đứng đầu Bytedance, công ty mẹ sở hữu app chia sẻ viddeo TikTok nổi tiếng thế giới, đồng thời cảnh báo nguy cơ về một "CEO trở thành trung tâm quá mức", làm xáo trộn tầm nhìn tương lai.
Tuy nhiên, sự ra đi vội vàng của Trương xuất hiện khi ngày càng có nhiều suy đoán nổi lên xoanh quanh Bytedance, công ty khởi nghiệp công nghệ giá trị lớn nhất thế giới, thu hút các nhà quảng cáo từ hàng trăm triệu người dùng Douyin - phiên bản TikTok của Trung Quốc.
Chủ tịch kiêm CEO ByteDance Trương Nhất Minh tại Mỹ hồi tháng 3/2020. Ảnh: Reuters.
Trương gia nhập danh sách ngày càng tăng các tỷ phú công nghệ đột ngột rời bỏ vị trí khi đang ở đỉnh cao. Hồi tháng 3, chủ tịch 40 tuổi của sàn thương mại điện tử khổng lồ Pinduoduo là Colin Huang, bất ngờ tuyên bố rời vị trí để tập trung làm từ thiện.
Nổi tiếng hơn là Jack Ma, 56 tuổi, tỷ phú sáng lập tập đoàn Alibaba, đã im hơi lặng tiếng từ năm ngoái sau khi chỉ trích cơ quan quản lý Trung Quốc bóp nghẹt hoạt động đổi mới.
Ngay lập tức, vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thế kỷ trên sàn chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải của Ant Group, công ty con của Alibaba, chấm dứt vài ngày trước khi bắt đầu. Ma biến mất trước công chúng, công ty của ông bị phạt 2,8 tỷ USD, con số chưa từng có vì bị cáo buộc chó hành vi độc quyền.
Sau nhiều năm được ca ngợi là đỉnh cao của tinh thần kinh doanh, niềm tự hào của đất nước, các lãnh đạo giới công nghệ của Trung Quốc bắt đầu nhận được sự quan tâm của chính quyền, trong bối cảnh tăng trưởng của các công ty ngày càng gây lo ngại rằng ảnh hưởng và quyền lực của họ có thể vượt tầm kiểm soát.
"Sự trấn áp không phải vì lo ngại về sức hút và sự nổi tiếng ngày càng tăng của cá nhân CEO", Xin Sun, giảng viên về kinh doanh ở Trung Quốc và Đông Á tại Đại học Hoàng gia London, nói.
Mà nhiều hơn là vì giới lãnh đạo Trung Quốc "e ngại mất kiểm soát trước những gã khổng lồ công nghệ giàu tài nguyên, giàu dữ liệu, nay phát triển thành các tác nhân đầy quyền lực không chỉ trong nền kinh tế mà có thể còn về chính trị nữa".
Tên tuổi của Jack Ma từng được ca ngợi khắp thế giới là nhà vô địch về sự thành công trong lĩnh vực công nghệ Trung Quốc, giờ đây trở nên mờ nhạt. Hồi đầu tuần, tờ Financial Times đưa tin ông chuẩn bị từ chức chủ tịch trường kinh doanh do ông thành lập, nhiều ngày sau khi một video trên Weibo cho thấy biển hiệu của Đại học Hupan ở Hàng Châu bị phủ sơn.
Công ty của Trương cũng đối mặt sóng to gió lớn trong thời gian qua. TikTok bị cựu tổng thống Mỹ Donald Trump coi là gây nguy cơ mất an toàn dữ liệu với người Mỹ, khách hàng lớn của ứng dụng.
Tại Trung Quốc, Bytedance nằm trong hàng chục hãng công nghệ bị cảnh báo phải "tự chấn chỉnh" các vấn đề bao gồm quyền riêng tư, độc quyền thị trường, trước khi nhà nước ra tay.
Trương nhận ra bản thân phải biết cách cân bằng giữa vai trò trong nước và toàn cầu.
"Các CEO công nghệ phải luôn nhạy cảm với môi trường chính trị trong nước, nơi mỗi lãnh đạo cấp cao lại phụ trách một ngành nghề hay vấn đề cụ thể. Do đó, nhiều người không thích nổi bật vì lý do này", Paul Triolo, chuyên gia của công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurosia Group nói.
"Nhưng bị coi là quá thân cận với chính quyền Bắc Kinh có thể gây trở ngại cho tham vọng mở rộng thị phần quốc tế của họ".
Rui Ma, nhà đầu tư công nghệ kiêm chủ trì kênh podcast TechBuzz Trung Quốc, nhận định việc nhà nước quản lý các công ty công nghệ không phải là hành vi chuyên quyền.
"Đây là nỗ lực nhằm cập nhật các quy định để họ có thể theo kịp tiêu chuẩn toàn cầu" tại những thị trường mà nhà nước quản lý lỏng nhưng vẫn thu hút hàng trăm triệu người dùng.
Trong khi Facebook và Amazon phủ nhận những lời chỉ trích họ độc quyền, trốn thuế và có ảnh hưởng quá lớn trên thị trường mở của Mỹ, thì Trung Quốc muốn xây dựng mô hình khác.
Theo Ma, siết chặt các công ty độc quyền là tạo điều kiện phát triển cho các công ty nhỏ và sáng tạo.
Câu hỏi khó với ông chủ các hãng công nghệ Trung Quốc là tốc độ tăng trưởng quá nhanh, cùng quyền lực tài chính và dữ liệu mà họ nắm giữ, có thể chuyển sang tay chính quyền.
Quy mô của những công ty này mang tới "hậu quả kinh tế, xã hội và chính trị không thể lường trước", Xin Sun nói. "Nhiều CEO công nghệ lựa chọn nghỉ hưu sớm, quan trọng hơn là pha loãng quyền sở hữu và kiểm soát mà họ nắm giữ với công ty để tránh bị chính quyền nhắm tới".
Với Trương, ông lựa chọn giao lại quyền lực cho người bạn cùng phòng thời đại học kiêm đồng sáng lập công ty là Liang Rubu, gửi thông điệp tới công chúng là lùi một bước để hoạch định chiến lược tương lai.
"Muốn tiến bộ, chúng ta phải vượt qua sức ỳ, tiếp tục khám phá", ông nói.
Bé 4 tuổi đặt mua hơn 2.000 USD tiền kem Cậu bé 4 tuổi ở New York để lại hóa đơn khổng lồ cho mẹ khi lén đặt mua hàng trăm que kem trên mạng với giá 2.618 USD. Noah Bryant, 4 tuổi, sống ở Brooklyn, thành phố New York, đã đặt mua 51 thùng kem que nhân vật hoạt hình SpongeBob trên trang web bán lẻ trực tuyến Amazon. 918 chiếc kem...